Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD)

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) mô hình phát triển bhutan và tác động quốc tế (Trang 126 - 177)

C ƣơ 4 TÁ ĐỘNG QUỐ TẾ ỦA MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN

4.3. Tác động đến các tổ chức quốc tế

4.3.2. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD)

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), thành lập năm 1961; hiện có 34 thành viên, chủ yếu là các nước phát triển, với mục đích tăng cường hợp tác kinh tế, phối hợp chính sách giữa các nước thành viên về các vấn đề kinh tế thế giới và phát triển. Chức năng của OECD: thứ nhất, là diễn đàn đối thoại giữa các nước thành viên, các tổ chức quốc tế và giới nghiên cứu về các vấn đề kinh tế - xã hội;

thứ hai, tiến hành nghiên cứu, dự báo, đưa ra khuyến nghị và tư vấn các nước thành viên trong hoạch định, phối hợp chính sách phát triển kinh tế - xã hội.

OECD có nhiều ảnh hưởng đến các nước phát triển trong việc xây dựng chính sách hợp tác và phát triển kinh tế và hiện là một trong những tổ chức quốc tế có uy tín trong nghiên cứu; xây dựng và lưu giữ cơ sở dữ liệu thông tin rất lớn trên hầu hết các lĩnh vực chính sách trừ quốc phòng như kinh tế, văn hóa, giáo dục v.v. Các dữ liệu, thông tin, báo cáo của OECD có giá trị và độ tin cậy cao.

Trước sự phát triển năng động của khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, OECD hiện đang chuyển trọng tâm hợp tác từ Châu Âu sang khu vực Đông Nam Á. Tháng 5/2007, OECD đã thông qua Nghị quyết đẩy mạnh quan hệ với khu vực Đông Nam Á, coi khu vực này là ưu tiên chiến lược.

Hoạt động của OECD tập trung vào thảo luận và trao đổi giữa các nước về nghiên cứu và phân tích chính sách, chú trọng vào các vấn đề về chính sách kinh tế, kinh tế và phát triển, tiền tệ và hối đoái, chính sách môi trường, hóa chất, viện trợ phát triển, quản lý công, thương mại, đầu tư quốc tế và công ty đa quốc gia, lưu chuyển vốn, bảo hiểm, thị trường tài chính, ngân hàng, cạnh tranh, chính sách thông tin, truyền thông, tiêu dùng, công nghiệp, du lịch, việc làm, lao động xã hội, giáo dục, nông nghiệp.

Gần đây, trước những vấn nạn về kinh tế, trước những việc làm cần thiết để định hướng phát triển, nhất là trước những mục tiêu phát triển thiên niên kỷ mà từ quan điểm GNH Bhutan, OECD đã ban hành hướng dẫn cho các quốc gia nhằm đo mức hạnh phúc, tìm hiểu cách thức mới để đo lường và triển khai thực hiện tốt được và tiến bộ trong các xã hội trên thế giới.34

Tại Mỹ có 4 bang gồm Maryland, Vermont, Oregon và Colorado đã phát triển chỉ biểu nhằm xác định nhất quán những tác động mà chi phí và nhiều yếu tố khác có ảnh hưởng đến kinh tế. Thay vì một khái niệm về phát triển kinh tế chỉ cần dựa vào sự tăng thông lượng nguyên liệu, thì cần phản ánh tác động và hạnh phúc của cả con người và hành tinh. Bởi một quốc gia được xem là phát triển có thể không chỉ dựa vào GDP mà còn dựa trên chỉ số hạnh phúc của cư dân nước đó. Cho nên, các chuyên gia đã đi tìm định nghĩa và cách đo đếm hạnh phúc khi đặt trong bối cảnh một nền kinh tế phồn thịnh. Bởi vì tăng trưởng kinh tế tính dựa trên GDP không thực sự phản ánh nhiều về cuộc sống của người dân.[John Helliwell, Richard Layard và Jeffrey Sachs, 2012]

Lâu nay người ta vẫn cho kinh tế càng tăng trưởng càng tốt. Các nhà làm luật luôn tranh luận về căn cứ cách tính dựa trên lượng công ăn việc làm được tạo ra và tăng GDP nhưng lại chẳng mấy người nhìn trên phương diện người dân có hạnh phúc hay không, một khái niệm mà trong đó thu nhập chỉ chiếm một phần. Điển hình là bang Bắc Dakota (Mỹ). Kinh tế của bang tăng gấp đôi trong vòng 25 năm qua nhờ dầu mỏ, từ đó thu nhập của người dân cũng cao hơn, nhưng kéo theo là giá cả đi lên, tình trạng giao thông rồi tội phạm, còn nhà đất thì thiếu thốn.[John Helliwell, Richard Layard và Jeffrey Sachs, 2012]

Như vậy, hạnh phúc dựa trên rất nhiều yếu tố khác nhau, từ sức khỏe, giáo dục cho tới môi trường và văn hóa hay chất lượng chính quyền, cộng đồng, thậm chí là việc một người sử dụng thời gian của mình ra sao. Ngày càng nhiều người cho rằng hạnh phúc nên được tính toán và sử dụng như một công cụ nhằm hình thành các chính sách và theo dõi tiến trình xã hội.

Nhà nghiên cứu lịch sử kinh tế học Robert Skidelsky đã đưa ra một nghiên cứu sâu hơn về tăng trưởng và kết luận rằng theo đuổi sự tăng trưởng GDP là một việc hết sức vô ích. Với sự giúp đỡ của con trai là nhà tâm lý học Edward

Skidelsky, ông xuất bản cuốn How Much is Enough? Money and the Good Life.

(Bao nhiêu là đủ? Tiền và cuộc sống tốt đẹp) Câu hỏi được đưa ra dựa trên thực tế phổ biến: con người trong xã hội hiện đại luôn theo đuổi các giá trị vật chất, nhưng liệu nó có đem lại cho họ hạnh phúc thật sự?

Như vậy, trọng tâm của cuộc tranh luận về GDP là người ta lo ngại xã hội hiện đại bằng cách nào đó đang bị tấn công bởi một chỉ số đơn nhất. Không ai có thể tưởng tượng rằng chỉ một con số trừu tượng có thể trở thành một mục tiêu xứng đáng với ý nghĩa của nó. GDP đã trở thành biểu tượng đầy quyền lực cho những gì chúng ta cần đạt được. Rất ít nhà kinh tế học nhận ra những hạn chế của nó. Đa số luôn cố tìm cách để tối đa hóa con số này bằng mọi giá.

Chính điều đó mà OECD đã đưa ra phương pháp Chỉ số cuộc sống tốt đẹp

hơn (The Better Life Index) cho phép người sử dụng so sánh hiệu suất vận hành của

các nước dựa trên các tiêu chí từ mức thu nhập, nhà ở, sự cân bằng giữa làm việc và giải trí… Bằng cách sử dụng những tiêu chí phản ánh rõ nhất những điều cơ bản trong cuộc sống, để đánh giá hiệu quả của một nền kinh tế. Nếu xét về tiêu chí việc làm, Thụy Sĩ và Nauy là nơi có điều kiện lý tưởng nhất. Mặt khác, nếu bạn muốn so sánh về mức thu nhập và chất lượng giáo dục, Mỹ là nơi tốt nhất.[John Helliwell, Richard Layard và Jeffrey Sachs, 2012]

Về mặt lý thuyết, phương pháp này cho phép mọi người quyết định điều gì là quan trọng nhất và khuyến khích các nhà chính trị đưa ra những giải pháp thích hợp để thỏa mãn những nhu cầu này. Trong thực tế, sự kết hợp của nhiều tiêu chí được qui định theo các góc độ và trường hợp khác nhau khiến vấn đề trở nên rắc rối và mang tính chủ quan hơn. GDP có thể trở nên lỗi thời và gây ra nhầm lẫn. Nó không thể tiếp tục biểu hiện sự đánh đổi giữa hiện tại và tương lai, giữa làm việc và giải trí, giữa sự phát triển tốt và xấu. Tuy nhiên, ưu điểm của nó vẫn thể hiện ở dạng một con số đơn giản và mang ý nghĩa cô đọng. Trong thời điểm hiện tại, đây vẫn là một giải pháp được ưu chuộng.

Các chỉ số đã được lựa chọn trên cơ sở của một số chỉ tiêu thống kê như tính liên quan mặt giá trị, độ sâu, phù hợp chính sách và chất lượng dữ liệu giá trị tiên đoán, bảo hiểm, kịp thời, so sánh giữa các quốc gia, v.v. và tham khảo ý kiến với OECD các nước thành viên. Những chỉ số này là biện pháp tốt của các khái niệm về hạnh phúc, đặc biệt là trong bối cảnh của một bài tập so sánh nước. Các chỉ số khác sẽ dần dần được thêm vào mỗi chủ đề. Tuy nhiên, một số quốc gia với các nền văn hóa khác nhau có thể bổ sung định nghĩa và đo lường các khía cạnh có liên quan đến bối cảnh và lịch sử phù hợp với đất nước riêng biệt. Như vậy, trong khuôn khổ OECD bao gồm cả hạnh phúc phổ quát và có liên quan đến tất cả mọi người, và nó sẽ hữu ích khi được bổ sung bởi các sáng kiến tương tự bởi các quốc gia tùy từng hoàn cảnh cụ thể để tạo nên một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Cũng theo OECD, mức độ an sinh của người dân không những được thể hiện qua thu nhập, sức khoẻ, môi trường, giáo dục, an ninh mà còn qua chất lượng dịch vụ công và sự tham gia của người dân vào đời sống cộng đồng. Chỉ số hành tinh hạnh phúc đặt Việt Nam vào vị trí số 2 trong xếp hạng, gây nhầm tưởng là người Việt hài lòng với cuộc sống vào loại nhất thế giới, được tính tỉ lệ thuận với tuổi thọ trung bình và cảm nhận của người dân về an sinh, và tỉ lệ nghịch với mức độ tiêu thụ tài nguyên của nền kinh tế. Việt Nam xếp hạng cao vì có tuổi thọ trung bình khá cao, tương đương với Slovakia, trong khi tiêu thụ tài nguyên chỉ bằng một phần ba nước này. Cách tính này trừng phạt các nước phát triển, Mỹ xếp hạng 105 vì mức độ sử dụng năng lượng của họ.[Jon Hall, 2011]

Vì thế, khi đo lường hạnh phúc, Việt Nam đứng thứ hai thế giới theo đánh giá của Quỹ kinh tế mới (NEF) không phải là điều lạ. Trong các thăm dò dựa trên chỉ số hành tinh hạnh phúc (HPI) mà NEF tiến hành thường niên, Việt Nam thường xếp hạng rất cao. Là một bảng xếp hạng rất được chú ý nhưng HPI của NEF cũng đầy nghịch lý khi các nước đang phát triển hoặc thậm chí là kém phát triển xếp hạng cao chót vót, vượt xa những nước công nghiệp giàu có và thịnh vượng. Từ đó, dễ dàng chỉ ra những bảng xếp hạng khác với cái nhìn thực tế hơn, các tiêu chí rõ ràng hơn là cái nhìn mơ hồ như việc người dân có hài lòng với cuộc sống hiện giờ, tuổi thọ bình quân và sử dụng tài nguyên ít gây tác động tới môi trường của NEF.

Trái lại, cách tính chỉ số phát triển con người (HDI) của LHQ liên quan đến những đo lường cụ thể về tuổi thọ bình quân, tỉ lệ biết đọc, chất lượng giáo dục và các tiêu chuẩn sống. Với cách tính toán phức tạp, bảng xếp hạng này vẫn cho thấy các nước giàu có như Na Uy, Úc, New Zealand, Mỹ... ở các thứ hạng cao, còn Việt Nam xếp hạng 128, thuộc nhóm trung bình thấp. Đây rõ ràng là một cái nhìn thực tế và hợp lý hơn hẳn để chúng ta biết mình đang ở đâu để còn cố gắng hơn. Và với

cách tính chỉ số cuộc sống tốt đẹp hơn của OECD, Việt Nam chưa được đưa vào

nhóm có thể xếp hạng nào, bởi đây là một báo cáo toàn diện về tình trạng cuộc sống ở các quốc gia, chỉ số này bao gồm một danh sách dài những yếu tố rất thực tế, như thu nhập, sở hữu nhà ở, sự hài lòng với cuộc sống. Chỉ số này cho thấy Úc xếp hạng nhất và Mỹ về thứ ba. Tất nhiên, điều đó không có nghĩa với tất cả mọi người, Úc là thiên đường hạ giới, nhưng có một điều chắc chắn đó phải là một nơi mà người dân hạnh phúc hơn so với phần lớn những quốc gia nghèo túng.[ Dasho Karma Ura and Dorji Penjore, 2009, pp.97-99]

Theo đánh giá của OECD, đi đầu là những yếu tố định lượng rõ ràng: thu nhập, nhà ở, việc làm, sau đó mới đến những yếu tố chủ quan qua thăm dò dư luận: mức độ hòa nhập cộng đồng, mức độ hài lòng với cuộc sống và sự cân bằng công việc - cuộc sống. Ở Việt Nam, với tinh thần lạc quan cố hữu, những yếu tố chủ quan như sự hài lòng với cuộc sống thường cao chót vót, bất chấp thực tế đời sống đầy gian nan, nên cách xếp hạng kiểu OECD hay HDI sẽ khiến chúng ta phải tỉnh ngộ.

Đáng bàn hơn, thứ hạng cao trong xếp hạng thậm chí là một dấu hiệu cảnh báo. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng cảm thấy hài lòng và hạnh phúc quá đáng so với thực tế không phải là điều tốt. Lạc quan quá trớn sẽ khiến bạn trở nên tự mãn, cả tin, ích kỷ, kém thành công hơn và đó mới chỉ là phần nổi của tảng băng. Sự hài lòng - một khái niệm hẹp hơn hạnh phúc - thường được khảo sát như một trong ba chỉ số chính khi nghiên cứu về hạnh phúc. Những nghiên cứu mới nhất về yếu tố này ở Việt Nam cho thấy người dân chủ yếu hài lòng về gia đình, con cái và mức độ hài lòng cũng dựa trên những tiêu chí cụ thể của mức sống, điều kiện sống.

Như vậy, phong trào hướng tới hạnh phúc thay vì chạy theo tăng trưởng kinh tế đã đạt tới mức độ toàn cầu. Chính LHQ phát hành các hướng dẫn để các quốc gia

đo lường mức an sinh chủ quan của người dân, một khái niệm thường được hiểu rộng hơn hạnh phúc, bao gồm sự tự đánh giá về trạng thái tinh thần và tình cảm của người dân, và về cuộc sống của mình có mục đích và ý nghĩa hay không.

Như đã nói ở trên, đi đầu và tác động đến phong trào đo lường hạnh phúc này này là Bhutan. Năm 1972, vua Jigme Singye Wangchuck, lúc đó mới 17 tuổi, tuyên bố mục tiêu của quốc gia Bhutan không phải tăng trưởng GDP, mà tăng trưởng GNH. Để tránh hiểu lầm, Bhutan không từ chối đường nhựa, ô tô, TV hay internet, và người dân ở đây không chỉ muốn ngồi khoác vai nhau trong các túp lều tranh với nét mặt rạng rỡ. Trước hết, GNH của Bhutan bao gồm các lĩnh vực kinh điển: thu nhập, việc làm, chất lượng giáo dục, y tế, và môi trường và cũng đo hiệu quả của hệ thống quản trị công. Ngoài ra, đáng lưu ý nữa, là đo sức sống của cộng đồng, bảo tồn văn hoá, và sự cân bằng trong sử dụng thời gian của người dân.

Chúng ta thấy, chính phủ các quốc gia nào cũng cam kết hùng hồn là phát triển theo định hướng bền vững, nhưng thực tế, những cộng đồng yếu thế, văn hoá và môi trường hay phải trả giá cho các dự án phát triển kinh tế, và chỉ khi dùng một công cụ như GNH thì người ta mới có thể định lượng những trả giá này. Với triết lý phát triển mới, nếu GDP tăng nhưng GNH giảm thì chính phủ vẫn bị coi là thất bại.

Từ đó, khái niệm GNH của Bhutan ngày càng có ảnh hưởng rộng rãi. Phần

lớn nội dung được ứng dụng trong Chỉ số An sinh của Canada; nước Anh cho ra đời

ngày Hành động vì Hạnh phúc. Hàng loạt các thành phố Mỹ đã công bố các dự án

đo lường hạnh phúc và an sinh cho cư dân của mình. Bởi vì, một cuộc sống hạnh phúc, tóm lại, không phải chỉ có cơm no, áo ấm, mà là khi con người tin tưởng nhau, hàng xóm láng giềng chan hoà, thân ái, và người dân được chính quyền tôn trọng thông qua những thể chế dân chủ.[John Helliwell, Richard Layard và Jeffrey Sachs, 2012]

Nhận thấy, quan điểm làm giàu trước, giải quyết thiệt hại sau được thực hiện ở nhiều quốc gia trong mấy thập kỷ qua đã gây hại khôn lường. Không cần đâu xa, chỉ cần nhìn vào chất lượng sống xuống cấp ở các thành phố Trung Quốc và làn sóng di cư của những người khá giả ra khỏi nước này để thấy rõ là tiền không mua được hạnh phúc. Khi quan hệ giữa người và người và giữa người với thiên nhiên đã

trở nên cằn cỗi thì có ngồi trong Lexus người ta cũng chỉ là một kẻ bất hạnh. Do đó, những nhà kinh tế học và những nhà thống kê có thể đo đếm tỉ lệ thất nghiệp, tăng trưởng GDP, theo dõi giá nhà, báo cho bạn biết có bao nhiêu trường học và bệnh viện, nhưng cho tới giờ những nỗ lực đo đếm hạnh phúc của họ hoặc là gây ra tranh cãi dữ dội, hoặc là không thuyết phục được ai.

4.4. Tiểu kết c ƣơ

Chúng ta thấy, thăng trầm kinh tế là hiện tượng cố hữu trong nền kinh tế thị trường tự do. Lúc thịnh vượng, mọi người lạc quan phấn khởi, nhưng ngược lại, khi kinh tế suy đồi, người ta trở nên bi quan và lo lắng. Nguyên nhân của các cuộc suy trầm trong nền kinh tế thị trường tự do có thể được tóm tắt bằng hai chữ tham và sợ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) mô hình phát triển bhutan và tác động quốc tế (Trang 126 - 177)