Một số nhận xét về các cƣờng quốc ngoài khu vực Đôn gÁ

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Quá trình vận động của cục diện chính trị Đông Á từ 1991 đến 2011 (Trang 124)

Chƣơng 3 CỤC DIỆN CHÍNH TRỊ ĐÔN GÁ TỪ 1991 ĐẾN 2011

4.3. Một số nhận xét về các cƣờng quốc ngoài khu vực Đôn gÁ

Như trong các nội dung trên đã trình bày, Đông Á được đánh giá là khu vực có sự can dự mạnh mẽ nhất của các cường quốc, tổ chức ngoài khu vực như Hoa Kỳ, Nga, Ấn Độ, Úc, New Zealand, EU… Song, có tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ hơn cả chính là Hoa Kỳ và Nga.

4.3.1. Hoa Kỳ áp đặt vị trí siêu cường của mình tại khu vực Đông Á

Hoa Kỳ hiện đang là siêu cường duy nhất trên thế giới với sức mạnh kinh tế và quân sự vượt trội. Trong bối cảnh đó, không ít các học giả trên thế giới đã nói tới cục diện chính trị thế giới nói chung và châu Á - mà cụ thể là Đông Á - nói riêng sẽ được định hình và dẫn dắt bởi Mỹ. Và quả thực, bất chấp những “mệt mỏi” sau cuộc đua dài hơi với Liên Xô trong Chiến tranh

lạnh, nước Mỹ chưa khi nào từ bỏ tham vọng trở thành bá chủ thế giới. Trong

những năm cuối thế kỷ XX, Mỹ đã thể hiện tham vọng và sức mạnh của họ bằng việc thiết lập ra những luật chơi, những thể chế quốc tế do Mỹ sắp đặt, nằm trong luật chơi chung toàn cầu, thông qua việc sử dụng kết hợp sức

chủ thể có vai trò lớn nhất chi phối, dẫn dắt và định hình các quan hệ quốc tế khu vực Đông Á thập niên cuối thế kỷ XX. Các chủ thể trong khu vực vận động theo luật chơi mà nước Mỹ đang đặt ra.

Nét nổi bật trong chiến lược của Mỹ ở Đông Á chính là việc thiết lập và

vận hành mô hình “trục và nan hoa”. Mỹ vẫn duy trì và tăng cường sức mạnh

tại các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines… Thực tế, việc tạo dựng hành lang chính trị an ninh như vậy là nhằm giúp Mỹ phong toả được Đông Á, kiềm chế hoặc trừng trị các tác nhân có thể gây hại tới lợi ích của Mỹ. Một thực tế khác là cục diện chính trị Đông Á sau Chiến tranh lạnh vẫn chưa có một chủ thể nào có đủ sức mạnh duy trì trật tự và an ninh khu vực nên Mỹ vẫn thể hiện sức mạnh vượt trội, bất chấp sự nổi lên của Nhật Bản – theo cách độc lập với Mỹ - và Trung Quốc đã trỗi dậy mạnh mẽ.

Ưu thế tuyệt đối của Mỹ trên tất cả các chiều kích của sức mạnh quốc gia là nhân tố chính giúp Mỹ dễ dàng áp đặt luật chơi tại Đông Á. Thực tế những năm sau Chiến tranh lạnh, ở Mỹ, chính quyền của Bill Clinton đã dốc sức cho các nỗ lực tái thiết trong nước nên không thể tiến hành một chính sách đối ngoại mạnh mẽ như người tiền nhiệm hồi Chiến tranh lạnh. Mối quan ngại lớn nhất từ Liên Xô đang dần bị triệt tiêu, trong khi Trung Quốc vẫn chưa phát triển lớn mạnh về quân sự và kinh tế và còn đang “ẩn mình” kín đáo, Triều Tiên chưa phát triển được năng lực hạt nhân, các quốc gia theo hướng xã hội chủ nghĩa khác còn đang khó khăn trong việc cải cách,… khiến cho cán cân lực lượng ở khu vực trở nên nghiêng hẳn về phía Mỹ và đồng minh của Mỹ. Áp lực về việc xuất hiện điểm nóng quân sự mới ở khu vực Đông Á giảm đi rõ rệt, chính sách an ninh khu vực của Mỹ có những chuyển biến. Vai trò quân sự của Mỹ lại có sự chuyển dịch sang khu vực Trung Đông và châu Âu với hai cuộc chiến tranh quan trọng là Chiến tranh Vùng Vịnh và cuộc chiến ở Kosovo, cùng việc xây dựng thêm hàng loạt các căn cứ quân sự

trên thế giới, tăng cường sức mạnh và mở rộng NATO về phía Đông (không gian hậu Xô viết).

Bên cạnh việc duy trì một vị thế sức mạnh quân sự tại khu vực Đông Á, Mỹ vẫn duy trì được vị thế kinh tế quan trọng của mình tại khu vực và trên thế giới. Sự sụp đổ của Liên Xô dẫn đến một khoảng trống về quyền lực và lẽ dĩ nhiên Mỹ trở thành một cường quốc có ảnh hưởng lớn ở khu vực. Vai trò kinh tế của Mỹ tiếp tục được khẳng định bằng vị thế đồng đôla Mỹ (USD). Đồng đôla Mỹ vẫn duy trì được mức thanh toán cao trong nhập khẩu với 89% trên thế giới, đối với xuất khẩu là 98% (số liệu năm 1996) . Đồng Euro và đồng Yên Nhật vẫn chưa có được vị trí tương xứng có thể cạnh tranh được với đồng đôla Mỹ.

Không chỉ tạo dựng luật chơi thông qua sức mạnh, Mỹ còn sử dụng các định chế tài chính quốc tế để gia tăng ảnh hưởng và sự lệ thuộc của các quốc

gia Đông Á. Nổi bật trong số đó là Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thông qua các

khoản cứu trợ tới các nền kinh tế đang khủng hoảng. Và các nền kinh tế muốn được giải cứu bởi IMF đều phải chấp nhận những biện pháp mà tổ chức này yêu cầu về cải cách. Cái mà IMF đưa ra chính là việc cải cách các bộ máy hành chính, khắc phục tình trạng tham nhũng trong hệ thống chính quyền và các điểm yếu của nền kinh tế. Cặp đôi Mỹ-IMF đã tạo ra những sóng gió thực sự trên chính trường Đông Á, điển hình là ở Hàn Quốc và Thái Lan. Trong nghiên cứu của mình, Joseph E. Stiglitz đưa ra trường hợp của Hàn Quốc, khoản vay của IMF đi kèm với điều kiện thay đổi điều lệ của Ngân hàng trung ương, làm cho nó độc lập hơn với các tiến trình chính trị, mặc dù có rất ít bằng chứng cho thấy các nước có ngân hàng trung ương độc lập hơn thì tăng trưởng nhanh hơn hoặc có ít biến động kinh tế hơn hoặc với mức độ nhẹ hơn [72; tr.61]. Cách thức đó vẫn tiếp tục được IMF sử dụng đối với các quốc gia gặp khủng hoảng trên thế giới và gần đây nhất là những ràng buộc chính sách đối với Hy Lạp và các nước trong cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu.

Có thể nói rằng, bằng việc củng cố và kết hợp các nguồn sức mạnh, từ sau Chiến tranh lạnh, nước Mỹ đã giữ vai trò chủ đạo trong nền chính trị Đông Á. Các trục quan hệ trong khu vực đều có sự gắn kết với chủ thể quyền lực quan trọng nhất là Mỹ.

Tuy nhiên, bước vào thế kỷ XXI, nước Mỹ đã thật sự cảm thấy mình bị đe dọa và đe dọa này đến từ chủ nghĩa khủng bố. Với vụ tấn công khủng bố ngày 11/9, lần đầu tiên nước Mỹ bị tấn công từ bên ngoài (Vụ tấn công Trân Châu Cảng của Nhật cách xa bờ biển nước Mỹ). Chính vụ tấn công này đã làm thay đổi chiến lược an ninh cũng như với chính sách đối ngoại của Mỹ. Khu vực châu Á – Thái Bình Dương trở lại trong mối quan tâm lợi ích của chính quyền tổng thống G.W.Bush với những lợi ích sống còn, lợi ích đặc biệt quan trọng và những lợi ích quan trọng. Mối quan hệ đối tác của Mỹ trong khu vực cũng thay đổi, đặc biệt là những hợp tác mới với Nga và Trung Quốc trong cuộc chiến chống khủng bố.

Tại Đông Á, Mỹ vẫn tiếp tục duy trì hoạt động các căn cứ quân sự của mình tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines. Trong đó, đặc biệt là cuộc chiến chống lại nhóm khủng bố Abu Sayaf. Sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn cho thấy một vị trí quan trọng của Mỹ tại khu vực này bất chấp việc Mỹ gặp nhiều vấn đề tại Iraq và Afghanistan. Tuy nhiên, một thực tế rõ ràng rằng trong lúc Mỹ đang tiến hành cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan, các chủ thể quyền lực khác ở khu vực Đông Á cũng đang trỗi dậy, đặc biệt là Trung Quốc. Sự phát triển kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc đã tạo điều kiện cho quốc gia này tăng cường thực lực quốc phòng thông qua việc mua số lượng lớn trang bị vũ khí từ Nga. Phát triển hạt nhân của Triều Tiên cũng trở thành một mối đe dọa đối với lợi ích an ninh của Mỹ và các đồng minh. Trong khi đó, Nga cũng đang dần trở lại châu Á, nơi gần mà xa của họ. Tất cả điều đó tạo ra một cục diện mới trên phương diện quân

sự, khiến cho Mỹ dù vẫn là siêu cường quân sự mạnh nhất nhưng không còn là duy nhất ở khu vực.

Vị thế kinh tế của Mỹ trong khu vực trong giai đoạn từ 2001-2011 cũng không còn được như thời kỳ trước. Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới xuất phát từ Mỹ đã ảnh hưởng xấu đến vai trò kinh tế của Mỹ trên thế giới và tại khu vực, những vấn đề về thất nghiệp, đầu tư, thâm hụt thương mại với Trung Quốc, vấn đề tỷ giá đồng nhân dân tệ… làm đau đầu các nhà làm chính sách Mỹ. Cuộc khủng hoảng kinh tế lan ra khắp thế giới, và Đông Á cũng không tránh khỏi. Nhưng dù bị ảnh hưởng, nhưng Đông Á vẫn chứng kiến sự tăng trưởng, trở thành một đầu tầu quan trọng kéo nền kinh tế thế giới vượt qua khủng hoảng. Tiêu biểu phải kể đến vai trò của Trung Quốc ngày càng trở nên quan trọng hơn ở khu vực Đông Á và trên thế giới. Sự vươn lên của Trung Quốc, vượt qua cả Nhật Bản, trở thành nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới thực sự đã trở thành một đối trọng với Mỹ ở khu vực Đông Á. Vị thế tài chính của Mỹ ở khu vực cũng bị suy giảm phần nào khi mà đồng đô la của Mỹ giảm giá trị trong cuộc chiến tiền tệ với Trung Quốc, đồng thời xuất hiện thêm sự tham gia của đồng Euro vào thị trường tài chính thế giới.

Như vậy, Mỹ tuy vẫn là siêu cường duy nhất ở Đông Á nhưng không còn là kẻ duy nhất lãnh đạo khu vực. Cục diện chính trị khu vực có nhiều sự thay đổi với sự vươn lên của các chủ thể quyền lực mới, xuất hiện thêm những diễn biến căng thẳng mới trong khu vực. Phương thức hành xử của Mỹ cũng có những thay đổi tương ứng.

Tháng 9 năm 2002, George W. Bush đệ trình lên Quốc hội Mỹ Chính

sách an ninh quốc gia – thời kỳ mới. Trong đó, Mỹ vẫn ưu tiên cho việc thực

hiện các chính sách an ninh chống khủng bố và đảm bảo cho nước Mỹ an toàn trước các mối đe doạ từ bên ngoài bằng các “hành động trực tiếp và liên tục”.

Thoạt nhìn, cách hành xử có phần đơn phương của chính quyền George W. Bush sẽ khiến các quốc gia có ý định thách thức Mỹ (Trung Quốc, Triều

Tiên) và phần còn lại của Đông Á phải dè chừng. Tuy nhiên, bất chấp việc đã cố gắng tăng cường vị thế tại châu Á – Thái Bình Dương, nước Mỹ vẫn không thể cáng đáng được toàn bộ Đông Á, bởi cuộc chiến tại Trung Đông đang đè nặng lên đôi vai Mỹ. Thêm vào đó, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, mà điểm khởi phát chính là Mỹ đã đưa nước này bước vào thời kỳ suy thoái kinh tế trầm trọng. Nhìn lại hai nhiệm kỳ cầm quyền của Tổng thống G. W. Bush không cho thấy được nhiều nét nổi bật trong quan hệ quốc tế tại Đông Á. Cách tiếp cận khu vực của chính quyền G. W. Bush thông qua cuộc chiến chống khủng bố mà Mỹ phát động, trong đó Triều Tiên là quốc gia Đông Á duy nhất được Mỹ liệt vào danh sách “trục ma quỷ”. Tuy nhiên, trước những biến động chính trị khu vực, các mối liên minh này ngày càng có những rạn nứt, sức mạnh và ảnh hưởng của Mỹ tại Đông Á ngày càng bị giảm sút. Gần đây, một số nước Đông Á chỉ trích mạnh mẽ chủ nghĩa đơn phương Mỹ đã “vượt quá giới hạn kinh tế và chính trị”.

Việc tàu ngầm Trung Quốc “nắn gân” hải quân Mỹ trên khu vực biển có tranh chấp với Nhật Bản và biển Đông cho thấy Mỹ không còn mạnh mẽ và linh hoạt trước các mối đe doạ từ phía Trung Quốc. Hoặc việc Mỹ phải xuống thang trong vấn đề Đài Loan khi cam kết “ba không” với Trung Quốc trong quan hệ với Đài Loan, chấp nhận để Trung Quốc chủ trì vòng đám phán sáu bên về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Điều này hoàn toàn trái ngược với những gì đã xảy ra trong những năm 1990, khi mà Mỹ đã phản ứng nhanh như thế nào trong cuộc khủng hoảng tên lửa ở Đài Loan năm 1997. Hay sự kiêng nể dẫn tới phản ứng có như không của Bắc Kinh sau việc Đại sứ quán Trung Quốc tại Belgrade bị quân đồng minh NATO đánh bom trong cuộc chiến tranh Nam Tư (1999) hay vụ máy bay do thám Mỹ va chạm với một máy bay phản lực của Trung Quốc.

Trong vấn đề Triều Tiên, Mỹ đã không thể đạt được kết quả như mong muốn khi các vòng đàm phán sau bên về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều

Tiên rơi vào bế tắc. Bình Nhưỡng được sự hẫu thuẫn của Bắc Kinh đang tỏ ra “cứng đầu” với Washington trong việc từ bỏ chương trình hạt nhân của mình. Mỹ buộc phải dùng Hàn Quốc làm con bài gây sức ép đối với chính phủ Triều Tiên bằng các khoản cứu trợ nhân đạo và lương thực cho quốc gia đang gặp khó khăn này. Nếu chương trình hạt nhân của Triều Tiên thành công, thì Mỹ sẽ phải đương đầu với hai cường quốc hạt nhân trong khu vực là Trung Quốc và Triều Tiên. Hoặc giả, Trung Quốc và Triều Tiên sẽ liên kết lại với nhau trong vấn đề hạt nhân thì vị thế cường quốc hạt nhân lớn nhất của Mỹ cũng sẽ bị đe doạ.

Như vậy, nước Mỹ trong thập niên đầu thế kỷ XXI tuy vẫn giữ vai trò là chủ thể lãnh đạo khu vực nhưng vai trò đó đang mất đi tính tuyệt đối của nó

trên mọi phương diện. Sự nổi lên mạnh mẽ của Trung Quốc đang đòi hỏi Mỹ

phải xem lại cách ứng xử ngạo mạn của họ. Các định chế tài chính, an ninh quốc tế mà Mỹ nắm vai trò điều khiển đang dần trôi về phía Trung Quốc, EU, Nga và các nền kinh tế khác do tiến trình dân chủ hoá đời sống chính trị toàn cầu. Và cũng từ đây, người ta lại nghi ngờ về vị trí thống trị của Mỹ trong thế giới đương đại và bắt đầu bàn về một tương lai hậu khủng hoảng mà ở đó sẽ có sự sắp xếp lại cục diện thế giới mà Mỹ không còn là siêu cường duy nhất. Mỹ đã chấp nhận một thực tế là quốc gia này không còn là chủ thể có tiếng nói quyết định tới Đông Á nữa, mà thay đó Mỹ buộc phải để ý tới Trung Quốc, Nhật Bản và chia sẻ những luật chơi khu vực đối với các nước này. Đó không hẳn là sự san sẻ quyền lực của Mỹ, mà đơn giản đó là tình thế không thể nào khác được của Mỹ trong bối cảnh vai trò và vị thế của Mỹ ngày càng tụt giảm, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga đang nổi lên mạnh mẽ và có tiếng nói quan trọng. Về cơ bản, cùng với Mỹ, đây sẽ là những quốc gia định hình quan hệ quốc tế ở Đông Á trong tương lai.

Tuy nhiên, vẫn có không ít quốc gia cần Mỹ lãnh đạo khu vực hơn là một quốc gia khác. Thực tế trong suốt thời gian qua, quan hệ quốc tế ở Đông

Á đã diễn ra tương đối hoà bình và ổn định, với sự gia tăng nhanh chóng các mối cố kết và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế khu vực và trên thế giới. Sự trỗi dậy của Trung quốc đang dấy lên mối lo ngại từ phía các quốc gia khác ở châu Á, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày càng hung hăng và có những hành động đơn phương trong các tranh chấp biển, đảo và nhiều vấn đề khác trong khu vực. Nổi lên gần đây là vấn đề biển Đông giữa Trung Quốc và các nước ASEAN, tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Trung Quốc và Nhật Bản, vấn đề Đài Loan… Sự hiện diện sâu rộng của Mỹ sẽ là sự cản trở đối với hành động bành trướng của Trung Quốc. Các quốc gia trong khu vực có tranh chấp trên biển với Trung Quốc đang có xu

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Quá trình vận động của cục diện chính trị Đông Á từ 1991 đến 2011 (Trang 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)