Chƣơng 3 CỤC DIỆN CHÍNH TRỊ ĐÔN GÁ TỪ 1991 ĐẾN 2011
4.5. Một số nhận định về cục diện chính trị Đôn gÁ giai đoạn sau 2011
4.5.4. Cục diện khu vực vẫn còn nhiều yếu tố bất ổn
Như đã đề cập ở phần trên, Mỹ và Trung Quốc là hai chủ thể chính, hai “kỳ phùng địch thủ” của nhau trong cục diện chính trị khu vực. Hơn thế nữa, ở tầm cỡ thế giới và trong một tương lai không xa, Mỹ và Trung Quốc sẽ còn phải đối mặt và cạnh tranh với nhau trên phạm vi toàn cầu. Điều này đặt ra những câu hỏi: Liệu Mỹ và Trung Quốc có chịu ngồi yên nhìn đối thủ của mình “lộng hành” không?. Trung Quốc có “trỗi dậy hòa bình” như họ tuyên bố không? Câu trả lời rất có thể là “không” và như vậy là một sự xung đột quyền lực lớn sẽ xảy ra vì những lý do sau đây:
Thứ nhất, về phía Mỹ. Kể từ sau thế chiến thứ 2, nước Mỹ đã chính thức nổi lên và trở thành 1 trong hai siêu cường của thế giới (Trật tự hai cực Ianta). Đặc biệt kể từ khi Liên Xô sụp đổ cho đến nay, Mỹ đã ung dung trên chiếc ghế siêu cường số 1 của thế giới. Người Mỹ luôn tự hào và coi mình là “ Người lãnh đạo” của thế giới và chắc chắn sẽ không dễ dàng từ bỏ địa vị đó. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng tuyên bố “Mỹ có khả năng, cần và sẽ phải giữ vai trò lãnh đạo toàn cầu trong thế kỷ mới. Bản chất phức tạp của các quan hệ trong thế giới ngày nay định hình vai trò quan trọng mới cho nước Mỹ. Đây là kỷ nguyên mà vai trò lãnh đạo toàn cầu của chúng ta là tối quan trọng” [10]. Vì vậy, trước sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc thì Mỹ đã thực sự nhận ra nguy cơ đe dọa vị trí số 1 của mình lớn tới mức nào. Tham vọng của Trung Quốc không chỉ dừng lại ở phạm vi khu vực, nếu nước Mỹ không ngăn chặn được Trung Quốc vươn lên vai trò chủ đạo, trong cục diện chính trị khu vực thì cũng đồng nghĩa với việc, họ có thể không ngăn chặn được nước này “soán ngôi” của mình trên phạm vi toàn cầu. John J. Mearsheimer, Giáo sư Đại học tổng hợp Chicago, Mỹ đã có nhận xét rằng:
“Liệu Trung Quốc có đi đến vị trí đại cường bằng con đường hòa bình không?
Kết luận của tôi là: không, không thể. Sau khi trở thành bá quyền khu vực, Mỹ đã tích cực cản trở sự xuất hiện các đối thủ mạnh ở các nơi khác. Họ đã hành xử như vậy cả đối với Đức, cả với Liên Xô và cả với Nhật Bản. Mỹ không muốn để ngay sát sườn họ có một quốc gia mạnh từ khu vực khác, đó chính là bản chất của học thuyết Monroe. Nếu như ai đó vẫn dám thách thức chúng ta, chúng ta đã đánh đuổi nó đi, và đối với Trung Quốc cũng sẽ như vậy” [11]. Tất cả các lý do trên sẽ có thể dẫn tới khả năng Mỹ sẽ sử dụng mọi cách (kể cả khả năng can thiệp, xung đột quân sự qua các điểm nóng như: Đài Loan, Triều Tiên, Biển Đông…) để chống lại mối đe dọa đến từ Trung Quốc. Theo Mearsheimer thì, Mỹ “sẽ tìm cách ngăn chặn để cuối cùng sẽ làm cho Trung Quốc suy yếu đến mức nước này không còn khả năng thống trị châu Á
… [đối xử] với Trung Quốc theo cách Mỹ đã từng đối xử với Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh lạnh” [86; tr.260].
Thứ hai, về phía Trung Quốc, họ có một câu ngạn ngữ “một núi không
thể có hai hổ”. Đứng đầu thế giới là giấc mơ “trăm năm” của Trung Quốc.
Giấc mơ này tập trung biểu hiện qua lý tưởng phấn đấu của ba nhân vật là Tôn Trung Sơn, Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình. Tôn Trung Sơn là người tiên phong của cuộc cách mạng dân chủ của Trung Quốc, Mao Trạch Đông là người sáng tạo ra Trung Quốc mới, Đặng Tiểu Bình là nhà thiết kế cải cách mở cửa. Đặc trưng chiến lược chung của ba nhân vật vĩ đại này là ở chỗ: trong mục tiêu quốc gia lớn của Trung Quốc, họ đều là những người theo đuổi chủ nghĩa
“đứng đầu thế giới” và các thế hệ lãnh đạo tiếp theo của Trung Quốc vẫn luôn
kế tục và phát huy mục tiêu này: cựu lãnh đạo Hồ Cẩm Đào đưa ra mục tiêu
“trỗi dậy hòa bình”, Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Tập Cận
Bình đưa ra “giấc mơ Trung Quốc” và “phục hưng Trung Quốc” [54]. Với
tham vọng to lớn đó nhưng lại gặp phải sự cản trở của người Mỹ, chắc hẳn Trung Quốc sẽ không chịu ngồi im để nhìn mơ ước của mình tan vỡ. Và cũng
tương tự như đối với nước Mỹ, nếu Trung Quốc không thể “đánh bại”được
Mỹ ở khu vực Đông Á thì cũng đồng nghĩa với việc họ có thể thất bại trong ước mơ đứng đầu thế giới của mình. Rõ ràng, để thực hiện tham vọng bá quyền của mình, tiến tới “ăn thua với Mỹ” để trở thành siêu cường thế giới, Trung Quốc cũng biết trước rằng nước Mỹ sẽ không ngồi yên để họ làm mưa làm gió và đương nhiên Trung Quốc cũng sẽ “tìm cách đẩy Mỹ ra khỏi châu Á, giống như Mỹ đã từng đẩy các cường quốc châu Âu ra khỏi Tây bán cầu” [86; tr.260] để vươn lên vị trí chủ chốt trong cục diện chính trị khu vực. Điều này tạo ra một cuộc cạnh tranh đầy bất trắc và nguy hiểm cho cả Mỹ và Trung Quốc trong cuộc chạy đua quyền lực tại Đông Á.
Thứ ba, trong lịch sử loài người chưa hề có một sự “hòa hợp” thực sự
cũng hiếm thấy có một sự “thay đổi triều đại” nào mà không đổ máu. Trong tương lai, với sự trỗi dậy ngày càng mạnh mẽ của Trung Quốc, mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ ngày càng đẩy lên cao và sự cạnh tranh, đối đầu sẽ ngày một gay gắt và rất có thể sẽ xảy ra một sự xung đột thực sự về mọi mặt giữa hai quốc gia này.