NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT pdf (Trang 37 - 38)

VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG

1. Khái niệm giống cây trồng

+ Giống cây trồng là tập hợp các cây nông nghiệp, lâm nghiệp cùng một loài có sự đồng nhất về di truyền, có những đặc điểm khác biệt với các cây trồng cùng loài về một hay nhiều đặc tính và khi sinh sản (hữu tính hay vô tính) vẫn giữ được các đặc tính đó.

+ Giống bao gồm các nguyên liệu sinh sản của thức vật dùng trong sản xuất

nông lâm nghiệp như: hạt, củ, rễ, thân, lá, cây con, mắt ghép, cành ghép, chồi hoa,

bao tử hoặc sợi nấm dùng để làm giống;

+ Giống địa phương là giống đã tồn tại lâu đời và tương đối ổn định tại địa phương có những đặc trưng, đặc tính khác biệt với các giống khác và di truyền được cho đời sau.

+ Giống gốc (hay còn được gọi là giống tác giả) là giống do tác giả chọn

lọc, lai tạo hoặc lấy từ quỹ gen có tính di truyền ổn định.

+ Giống nguyên chủng là giống được nhân ra từ giống gốc theo đúng quy trình sản xuất giống nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định của Nhà

nước để nhân tiếp cho các đời sau.

+ Giống xác nhận (hay còn gọi là giống thương mại) là giống của đời cuối

cùng của giống nguyên chủng để đưa ra sản xuất đại trà và không dùng làm giống cho đời sau.

+ Nguồn gen (Quỹ gen) là nguồn thức liệu của các loài giống cây trồng và cây hoang dại được bảo quản để sử dụng trong công tác chọn tạo giống.

2. Khái niệm về quản lý nhà nước về giống cây trồng

Có thể nói, quản lý nhà nước về giống cây trồng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo ra các điều kiện về môi trường pháp lý, tạo cơ sở cho các chủ

thể tham gia vào hoạt động sở hữu và sử dụng cây trồng, đảm bảo quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ về cây trồng.

Về phương diện pháp lý, quản lý nhà nước về giống cây trồng là một chế định pháp lý bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh về các nguyên tắc, hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về cây trồng còng như những nội dung quản lý nhà nước về cây trồng.

Với các cách hiểu trên thì quản lý nhà nước về giống cây trồng có những đặc

điểm sau:

Về chủ thể: Một bên chủ thể của quan hệ quản lý nhà nước về giống cây trồng bao giờ còng là nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Về tính chất: Chủ thể quản lý nhà nước về giống cây trồng là nhà nước nên tính chất quản lý nhà nước luôn có tính cưỡng chế, bắt buộc. Một bên chủ thể nhà

37

nước bao giờ còng có quyền đưa ra các mệnh lệnh còn một bên (chủ thể tham gia vào hoạt động quản lý và sử dụng về cây trồng) phải tuân thủ các mệnh lệnh đó.

Về mục đích: quản lý nhà nước về giống cây trồng giúp điều chỉnh các quan hệ về cây trồng và tạo ra môi trường pháp lý vững chắc cho các chủ thể tham gia vào quan hệ quản lý, sử dụng về giống cây trồng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong việc quản lý và sử dụng về giống cây trồng.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT pdf (Trang 37 - 38)