ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT DÂN SỰ

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT pdf (Trang 32 - 33)

I. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT DÂN SỰ LUẬT DÂN SỰ

Đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự là nhóm quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.

1. Quan hệ tài sản:

- Quan hệ tài sản: Quan hệ tài sản là quan hệ giữa người với người thông qua một tài sản dưới dạng tư liệu sản xuất hoặc tư liệu tiêu dùng hoặc dịch vụ chuyển, sửa chữa tài sản đó trong quá trình sản xuất, phân phối, tiêu dùng. Tài sản trong Luật dân sự bao gồm tài sản, quyền và nghĩa vụ về tài sản như: vật có thức, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản như nhà ở, cổ phiếu, trái phiếu, tiền,...

Quan hệ tài sản do Luật dân sự điều chỉnh có các đặc điểm sau:

* Quan hệ tài sản trong Luật dân sự là những quan hệ kinh tế cụ thể phát sinh trong quá trình tái sản xuất xã hội. P háp luật dân sự điều chỉnh các quan hệ tài sản làm cho các quan hệ này phát sinh, phát triển phù hợp với ý chí của nhà nước.

* Quan hệ tài sản trong Luật dân sự mang tính ý chí: ý chí của chủ thể tham gia quan hệ và ý chí của nhà nước thông qua các quy phạm pháp luật.

* Quan hệ tài sản trong Luật dân sự mang tính chất hàng hóa tiền tệ. Trong những quan hệ trao đổi hàng hóa, đặc điểm của quan hệ này có sự đền bù tương đương theo sự thỏa thuận của các bên. Trong những trường hợp như thừa kế, tặng cho tài sản, quan hệ này không mang tính chất đền bù ngang giá.

* Quan hệ tài sản mới xuất hiện bao gồm cả những quyền và nghĩa vụ tài sản

như bảo hiểm, dịch vụ...

2. Quan hệ nhân thân

- Quan hệ nhân thân: Quan hệ nhân thân là những quan hệ không mang nội dung kinh tế, không tính được thành tiền, các quan hệ này phát sinh từ một giá trị

tinh thần của chủ thể và gắn liền với chủ thể đó mà không thể chuyển giao cho chủ

thể khác và trong nhiều trường hợp không tước đoạt được.

Quan hệ nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự bao gồm quan hệ nhân thân liên quan đến tài sản và quan hệ nhân thân không liên quan đến tài sản.

+ Quan hệ nhân thân liên quan đến tài sản nghĩa là các quan hệ nhân thân làm tiền đề phát sinh quan hệ tài sản nó chỉ phát sinh trên cơ sở xác định được các quan hệ nhân thân như: quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học kỹ thuật,...

+ Quan hệ nhân thân không liên quan đến tài sản là những quan hệ giữa

người với người về những lợi ích tinh thần tồn tại một cách độc lập không liên quan gì đến tài sản như quan hệ về tên gọi, quan hệ về danh dự của cá nhân.

3. Phương pháp điều chỉnh

Phương pháp điều chỉnh là những cách thức biện pháp mà nhà nước tác động

đến các các quan hệ tài sản, các quan hệ nhân thân làm cho các quan hệ này phát

32

Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, tất cả các đơn vị

kinh tế không phân biệt hình thức sở hữu đều hoạt động theo cơ chế tự chủ kinh

doanh, cạnh tranh và hợp tác với nhau, bình đẳng trước pháp luật, các chủ thể tham

gia quan hệ tài sản có địa vị pháp lý như nhau, độc lập với nhau về tổ chức và tài sản.

Phương pháp điều chỉnh trong Luật dân sự có các đặc điểm sau:

+ Bình đẳng về địa vị pháp lý của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ dân

sự.

+ Quyền tự định đoạt giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ dân sự.

+ Trách nhiệm tài sản của người vi phạm đối với người bị vi phạm. Người (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

gây ra thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do mình gây ra.

+ Đặc trưng của việc giải quyết các tranh chấp dân sự là hòa giải giữa các

bên.

4. Định nghĩa Luật dân sự

Luật dân sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản mang tính chất hàng hoá - tiền tệ và các quan hệ nhân thân trên cơ sở bình đẳng, độc lập, quyền tự định đoạt của các chủ thể tham gia vào quan hệ đó.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT pdf (Trang 32 - 33)