Những vấn đề mới đặt ra cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân trong giai đoạn 1945-1954 (Trang 139 - 145)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

4.2. Định hướng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân

4.2.1. Những vấn đề mới đặt ra cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

4.2.1. Những vấn đề mới đặt ra cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay hiện nay

Tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng của Người về CTND có giá trị sâu sắc và bền vững đã được thực tiễn kiểm nghiệm và xác nhận tính đúng đắn, khoa học qua nhiều thời kỳ của cách mạng Việt Nam. Nghiên cứu, tổng kết để vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đảng, nhất là trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Muốn kế thừa, vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh thì vấn đề quan trọng nhất là phải quán triệt lời Người thường căn dặn quân và dân ta rằng: “Chủ nghĩa Mác-Lênin là kim chỉ nam cho hành động, chứ không phải là kinh thánh” [89; tr.120]; chúng ta “kết hợp lý luận với kinh nghiệm và thực hành” để “áp dụng lập trường, quan điểm và phương pháp Mác- Lênin mà giải quyết các vấn đề thực tế của cách mạng Việt Nam” [90; tr.277]. Điều đó có nghĩa là, việc kế thừa phải gắn liền với việc vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng của Người vào hoàn cảnh và điều kiện mới, để giải quyết những vấn đề thực tiễn đang đặt ra. Do đó, vận dụng lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước, phù hợp điều kiện chủ quan, khách quan, từng nơi, từng lúc và trong từng nhiệm vụ cụ thể.

Theo những nguyên tắc trên, để vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về CTND trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, cần phải căn cứ vào điều kiện và hoàn cảnh mới của cách mạng Việt Nam. Đó là:

Thứ nhất, điều kiện Việt Nam xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay rất khác lúc Hồ Chí Minh và Đảng lãnh đạo cả dân tộc ta tiến hành cuộc CTND chống thực dân Pháp xâm lược, cũng khác xa với thời kỳ nhân dân cả nước

tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Khi đó, nước ta đã giành được độc lập, nhưng chưa độc lập hoàn toàn, đất nước còn nhiều khó khăn về mọi mặt, kẻ thù hiện diện ngay trên đất nước ta, nên tiến hành kháng chiến giành độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.

Hiện nay, điều kiện thuận lợi cơ bản là công cuộc xây dựng đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng được tiến hành trong hòa bình. Sau 30 năm đổi mới, nhân dân ta đã đạt được những thành tựu có thể nói là kỳ diệu trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (2016) khẳng định:

Nền kinh tế vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, quy mô và tiềm lực được nâng lên; kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát; tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức hợp lý, từ năm 2013 dần phục hồi, năm sau cao hơn năm trước. Đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và thực hiện ba đột phá chiến lược được tập trung thực hiện bước đầu đạt kết quả tích cực. Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, xã hội, y tế có bước phát triển. An sinh xã hội được quan tâm nhiều hơn và cơ bản được bảo đảm, đời sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện. Chính trị-xã hội ổn định; quốc phòng-an ninh được tăng cường…[46; tr.14].

Kết quả của quá trình đổi mới đã đưa nước ta ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài nhiều năm, tạo nền tảng để đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Đồng thời, nhân dân ta đã vượt qua nhiều khó khăn thử thách, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của CNĐQ và các lực lượng phản động; giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và môi trường hòa bình để phát triển. Những kết quả đó đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, tạo nên nhiều thuận lợi cơ bản cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Thứ hai, do những thành tựu của công cuộc đổi mới, vị thế của đất nước ta trên trường quốc tế được giữ vững và không ngừng nâng cao. Việt Nam không chỉ là biểu tượng của phong trào đấu tranh vì độc lập dân tộc, bình đẳng, hữu nghị, hòa bình mà còn là tấm gương của sự kiên định, kiên trì với mục tiêu và con đường mà nhân dân ta đã lựa chọn.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, Đảng và Nhà nước Việt Nam khẳng định: Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu khách quan, tất cả các quốc gia- dân tộc thuộc thể chế chính trị-xã hội khác nhau; các nước tư bản phát triển hay các nước lạc hậu chậm phát triển bằng cách này hay cách khác đều phải tăng cường giao lưu, hợp tác với nhau để cùng hướng tới giải quyết những vấn đề kinh tế-xã hội mang tính toàn cầu, như vấn đề dân số, y tế, xã hội, môi trường sinh thái, biến đổi khí hậu, chống khủng bố… Toàn cầu hóa chi phối mạnh mẽ đến quá trình phát triển của mỗi quốc gia dân tộc, tạo ra những thời cơ và thách thức đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia và Việt Nam không phải là một ngoại lệ.

Với tinh thần bình đẳng và hợp tác cùng có lợi, Việt Nam đã nỗ lực mở rộng và đẩy nhanh quy mô và tốc độ hợp tác, hội nhập khu vực và quốc tế. Tính đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với nhiều nước trên thế giới, trong đó đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với 16 nước, quan hệ đối tác toàn diện với 11 nước… [70; tr.229]

Bên cạnh những thuận lợi để xây dựng, phát triển đất nước, toàn cầu hóa kinh tế còn đặt ra những thách thức và nguy cơ lớn đối với mỗi quốc gia, dân tộc, đặc biệt đối với các nước kém phát triển, như Việt Nam. Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay quan niệm về “diễn biến hòa bình” cần được mở rộng, không chỉ là vấn đề chính trị xoay quanh nhân quyền, dân chủ mà còn

lan rộng và đi sâu bằng con đường kinh tế. Ngoài những khó khăn thách thức

do các cam kết quốc tế và luật kinh tế quy định, còn những khó khăn trong việc thực thi chiến lược quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường ổn định, bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia. Không ít trường hợp thực tế diễn ra là lợi

dụng hội nhập và hợp tác kinh tế, CNĐQ và các thế lực thù địch ngấm ngầm hoặc công khai thực hiện các âm mưu thâm độc nhằm chuyển hóa chế độ kinh tế, chính trị ở nước này hay nước khác.Vì vậy, hợp tác, bình đẳng, cùng có lợi là cuộc đấu tranh không hề đơn giản trong bối cảnh quốc tế hiện nay. Tình hình đó đã được Đại hội lần thứ XII của Đảng (2016) chỉ ra:

Cục diện thế giới theo xu hướng đa cực, đa trung tâm diễn ra nhanh hơn. Các nước lớn điều chỉnh chiến lược, vừa hợp tác, thỏa hiệp, vừa cạnh tranh, đấu tranh, kiềm chế lẫn nhau, tác động mạnh đến cục diện thế giới và các khu vực. Những biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa cường quyền áp đặt, chủ nghĩa thực dụng ngày càng nổi lên trong quan hệ quốc tế. Các thể chế đa phương đứng trước những thách thức lớn. Các nước đang phát triển, nhất là những nước vừa và nhỏ đang đứng trước những cơ hội và khó khăn, thách thức lớn trên con đường phát triển. Trong bối cảnh đó, tập hợp lực lượng, liên kết, cạnh tranh, đấu tranh giữa các nước trên thế giới và khu vực vì lợi ích của từng quốc gia tiếp tục diễn ra rất phức tạp [46; tr.71-72].

Thứ ba, chiến tranh lạnh đã kết thúc, song không có nghĩa là Việt Naám đã hoàn toàn có môi trường ổn định để xây dựng và phát triển đất nước. CNĐQ và các thế lực thù địch đang ngấm ngầm chống phá nước ta bằng chiến lược “diễn biến hòa bình” và không loại trừ việc tiến hành chiến tranh nóng với những vũ khí công nghệ cao để xâm lược khi có điều kiện; nhất là những diễn biến phức tạp trên Biển Đông vừa qua đã tác động bất lợi đến nước ta. Đại hội lần thứ XII của Đảng (2016) đã chỉ rõ: “Châu Á- Thái Bình Dương…cũng là khu vực cạnh tranh chiến lược giữa một số nước lớn, có nhiều nhân tố bất ổn. Tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo trong khu vực và trên Biển Đông tiếp tục diễn ra gay gắt, phức tạp. ASEAN trở thành Cộng đồng, tiếp tục phát huy vai trò quan trọng trong duy trì hòa bình, ổn định, thúc đẩy hợp tác, liên kết kinh tế trong khu vực, nhưng cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức cả bên trong và bên ngoài” [46; tr.73].

Đồng thời, để thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, CNĐQ và các thế lực thù địch đang triển khai các thủ đoạn thâm độc như “chi phối đầu tư”, “ngoại giao thân thiện”, “chính trị đa nguyên”, “phi chính trị hóa quân đội”…để chống phá ta. Đặc biệt, chúng không ngừng tấn công ta trên tất cả các mặt chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, phủ định quá khứ vẻ vang của dân tộc, công khai phê phán chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bác bỏ sự lựa chọn định hướng XHCN, nhằm tạo ra sự mơ hồ về về ý thức hệ để dần dần xa rời ý thức hệ vô sản, chệch hướng và mất phương hướng.

Chúng tập trung công kích nhằm làm mất uy tín, hạ thấp vai trò, đi tới xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng, mưu toan phá hoại nội bộ Đảng cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức. Lợi dụng những sơ hở của ta trong thực hiện mở rộng giao lưu quốc tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chúng gây áp lực, tạo điều kiện đẩy nền kinh tế thị trường nước ta phát triển theo khuynh hướng TBCN. Đó là chưa kể tới việc chỉ đạo bọn người Việt lưu vong, liên kết các tổ chức chống phá ta từ bên ngoài, tổ chức xâm nhập dưới nhiều hình thức móc nối, cài cắm, kích động, mua chuộc các lực lượng phản động trong nước, tạo dựng “ngọn cờ” và các hoạt động phá hoại gây mất ổn định chính trị-xã hội, thậm chí tiến hành bạo loạn, lật đổ. Đó là những thách thức thường trực đe dọa sự tồn vong của chế độ chính trị, đến nền độc lập tự chủ của nhân dân ta, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta phải có tinh thần phấn đấu, phải có tinh thần cách mạng tiến công mới có thể vượt qua. Thực tế đó luôn đặt ra những thách thức đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta.

Thứ tư, Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong 30 năm đổi mới, sự nghiệp cách mạng nước ta vẫn còn phải đối diện với nhiều nguy cơ, thách thức lớn mà Đảng ta đã chỉ ra. Đó là: sự tụt hậu xa hơn về kinh tế; quan liêu, tham nhũng, suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên; những biểu hiện xa rời mục tiêu CNXH; âm mưu “diễn biến hòa bình” của CNĐQ, những hoạt động kích động, gây rối bạo

loạn, lật đổ của các thế lực thù địch. Bốn nguy cơ thách thức lớn, đan xen nhau mà Đảng nhận thức rõ trong những năm qua đang có những diễn biến rất phức tạp, không được coi nhẹ bất cứ nguy cơ, thách thức nào. Ngoài ra, quá trình thực hiện đổi mới còn có những hạn chế, khuyết điểm nhất định mà Đại hội XII của Đảng (2016) đã chỉ ra:

Đổi mới chưa đồng bộ và toàn diện. Một số chỉ tiêu kinh tế-xã hội chưa đạt kế hoạch; nhiều chỉ tiêu, tiêu chí trong mục tiêu phấn đấu để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại không đạt được. Nhiều hạn chế, yếu kém trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, xã hội, y tê chậm được khắc phục. Bốn nguy cơ mà Đảng ta chỉ ra vẫn còn tồn tại, có mặt diễn biến phức tạp. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức. lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí chưa bị đẩy lùi. Một số mặt công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị chuyển biến chậm [46; tr.15].

Đồng thời, trong chỉ đạo thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ít nhiều còn tồn tại khuyết điểm, yếu kém, chưa nhịp

nhàng áng ăn khớp, chưa hỗ trợ tích cực cho nhau, thậm chí có lúc còn tách

ròi. Một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa nhận thức hết âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, còn biểu hiện lơ là mất cảnh giác. Chưa thấy rõ mối quan hệ giữa xây dựng với bảo vệ Tổ quốc, giữa phát triển kinh tế với quốc phòng, an ninh nên trong thực tiễn còn có những biểu hiện lệch lạc. Một số bộ, ngành, địa phương chưa nhân thức đầy đủ tư tưởng chỉ đạo kết hợp phát triển kinh tế-xã hội với quốc phòng, an ninh, chưa thực hiện được yêu cầu tự bảo vệ và kế hoạch bảo vệ trong xây dựng kế hoạch, quy hoạch của đơn vị mình; vì thế hiệu quả thực hiện công tác, đặc biệt trên các lĩnh vực quốc phòng, an ninh còn hạn chế.

Tổng hợp những nhân tố thuận lợi, khó khăn thách thức qua 30 năm đổi mới, Đại hội XII của Đảng (2016) nêu nhận định khái quát: “Tình hình

thế giới và trong nước có cả thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức đan xen; đặt ra nhiều vấn đề mới, yêu cầu mới to lớn, phức tạp hơn đối với sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc [46; tr.75] và đề ra yêu cầu: “Thời kỳ mới đòi hỏi phải phát triển đất nước toàn diện, đồng bộ về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, trong đó phát triển kinh tế-xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; xây dựng văn hóa, con người làm nền tảng tinh thần; tăng cường quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên” [46; tr.17].

Đó là những yêu cầu rất lớn, rất cấp thiết đối với toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong giai đoạn mới của cách mạng, của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Như vậy, trong điều kiện thế giới, khu vực, trong nước diễn biến phức tạp như ngày nay đã làm nảy sinh nhiều vấn đề mới, đòi hỏi phải nhận thức đúng hơn, rõ ràng hơn và giải quyết tốt hơn việc kết hợp giữa hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tình hình đó đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh về CTND nói riêng, tạo nên sự thống nhất trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân cả về nhận thức và hành động, thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân trong giai đoạn 1945-1954 (Trang 139 - 145)