Một số đĐịnh hướng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân trong giai đoạn 1945-1954 (Trang 145 - 192)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

4.2. Định hướng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân

4.2.2. Một số đĐịnh hướng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh

nhân dân vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay

Một là, Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Dựng nước gắn liền với giữ nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc luôn đi đôi với nhau là quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam. Đó là một nội dung trọng yếu trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng của Người về CTND nói riêng.

Trong những năm KCCTD Pháp xâm lược, Hồ Chí Minh đã đề ra chủ trương: Kháng chiến đi đôi với kiến quốc. Kháng chiến để đánh bại thế lực đế quốc xâm lược, kiến quốc để xóa bỏ tàn dư chế độ cũ, xây dựng hậu phương kháng chiến, tạo tiền đề phát triển đất nước. Hai nhiệm vụ này đã được kết hợp chặt chẽ trong suốt quá trình chiến tranh. Thực hiện chủ trương đó, Đảng ta và Hồ Chí Minh đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa kháng chiến và kiến quốc, đưa cuộc KCCTD Pháp tới thắng lợi.

Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, trong điều kiện lịch sử mới, Hồ Chí Minh và Đảng ta xác định cả nước tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng: cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Hai nhiệm vụ chiến lược này có mối quan hệ mật thiết, biện chứng, thúc đẩy lẫn nhau. Trong đó, nhiệm vụ cách mạng XHCN ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ sự nghiệp cách mạng Việt Nam; cách mạng miền Nam có tác dụng quyết định trực tiếp đối với sự ngiệp giải phóng miền Nam và hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước. Thực tế cho thấy, có xây dựng được miền Bắc vững mạnh, nhân dân ta mới có đủ sức mạnh chiến thắng kẻ thù. Đồng thời, có đánh bại được mọi âm mưu, thủ đoạn chiến tranh của địch mới có thể bảo vệ vững chắc hậu phương lớn miền Bắc, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Vận dụng, phát huy tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa dựng nước và giữ nước trong giai đoạn cách mạng hiện nay, Đảng ta luôn khẳng định phải đồng thời thực hiện và kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc: hai nhiệm vụ đó có mối quan hệ biện chứng, không thể tách rời.

Trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng đất nước, đồng thời rất coi trọng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Chỉ có xây dựng một đất nước giàu mạnh với chế độ tốt đẹp, chế độ XHCN, mới tạo ra nguồn lực dồi dào cho sự nghiệp giữ nước. Và, chỉ có xây dựng được nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, đủ

sức răn đe, đánh bại mọi kẻ thù thì mới giữ được hòa bình, ổn định, tạo môi trường thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng đất nước.

Quan điểm của Đảng về kết hợp và giải quyết mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, đặc biệt trong cuộc đấu tranh trên mặt trận lý luận, tư tưởng nhằm bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Quan điểm đó đã khắc phục những hạn chế trong nhận thức về yêu cầu củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, hoặc còn phiến diện chỉ nhấn mạnh đến nhiệm vụ xây dựng đất nước, phát triển kinh tế…

Hai là, phát huy sức mạnh toàn dân trong sự nghiệp củng cố quốc

phòng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Tiếp tục phát huy tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã thể chế hóa

phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” thành những chính sách, quy chế, quy định cụ thể để nhân dân phát huy quyền làm chủ trên thực tế để nhân dân được phát huy quyền làm chủ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bên cạnh đó cần tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức “gần dân, hiểu dân, học dân, trọng dân và có trách nhiệm với dân”, gương mẫu, tận tụy với công việc, nói đi đôi với làm, thực sự là công bộc của nhân dân.

Trong suốt tiến trình cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quán triệt và phát triển truyền thống yêu nước, đoàn kết toàn dân trong công cuộc chống giặc ngoại xâm và bảo vệ đất nước. Đó là vấn đề có tính quy luật và cũng là bí quyết thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo.

Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, tuy đất nước ta đang sống trong cảnh thanh bình nhưng điều đó không có nghĩa là đất nước sẽ được hưởng một nền hòa bình mãi mãi, nếu không có sự cố gắng, nỗ lực chung tay đóng góp của toàn thể nhân dân. Các thế lực thù địch vẫn không chịu từ bỏ âm mưu phá hoại nền độc lập, tự chủ của nước ta, họa "thù trong", "giặc ngoài" và

Formatted: Line spacing: 1.5 lines

Formatted: Font: (Default) Times New Roman, 14 pt, Font color: Auto

nguy cơ chiến tranh, nhất là chiến tranh sử dụng vũ khí công nghệ cao vẫn đang là một thách thức lớn đối với dân tộc ta. Bên cạnh đó, nhận thức của một số cán bộ các cấp, các ngành về nhiệm vụ xây dựng “thế trận lòng dân” trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc còn hạn chế.

Tổng kết 30 năm đổi mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (2016) nhấn mạnh bài học lớn là: “Đổi mới phải luôn luôn quán triệt quan điểm “dân là gốc”, vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò làm chủ, tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo và mọi nguồn lực của nhân dân; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc” [46; tr.69]. Theo quan điểm đó, lực lượng bảo vệ Tổ quốc là toàn thể nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong đó LLVT nhân dân giữ vai trò nòng cốt. Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh tổng hợp; củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc là sự nghiệp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đó là sức mạnh tổng hợp của các yếu tố: chính trị, quân sự, kinh tế, khoa học và công nghệ, văn hóa, đối ngoại; biểu hiện sức mạnh vật chất, tinh thần của toàn bộ nhân dân trong nước và kiều bào Việt Nam định cư ở nước ngoài luôn hướng về Tổ quốc. Đó còn là sự kết hợp chặt chẽ sức mạnh bên trong với sức mạnh bên ngoài, sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

Cho nên, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về CTND trong sự nghiệp xây dựng, củng cố quốc phòng hiện nay, thì tất yếu và nhất thiết phải phát huy được sức mạnh của toàn dân, của cả nước, kết hợp với vận động, tranh thủ và khai thác mọi thuận lợi ở bên ngoài. Đồng thời, nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, thực hiện phương châm "thêm bạn, bớt thù", vừa hợp tác, vừa đấu tranh, cố gắng gia tăng hợp tác, hạn chế xung đột, đối đầu... ngăn ngừa không để xảy ra chiến tranh nhưng sẵn sàng đối phó thắng lợi với mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá, chiến tranh xâm lược dưới mọi hình thức của các thế lực phản động, thù địch.

Quan điểm chỉ đạo nhất quán, xuyên suốt của Đảng ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN là bảo vệ Tổ quốc bằng sức mạnh tổng hợp của đất nước, trong đó, lấy sức mạnh chính trị tinh thần làm cốt lõi; lấy đại đoàn kết toàn dân làm động lực chủ yếu; lấy xây dựng “thế trận lòng dân” làm nền tảng. Đây không chỉ là sự kế thừa truyền thống dân tộc, mà còn là sự bổ sung, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về sức mạnh và lực lượng bảo vệ Tổ quốc phù hợp với tình hình mới, thể hiện đầy đủ, sâu sắc tính toàn dân, toàn diện của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Vận dụng, phát huy tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa dựng nước và giữ nước trong giai đoạn cách mạng hiện nay,

Đảng ta luôn khẳng định phải đồng thời thực hiện và kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc: hai nhiệm vụ đó có mối quan hệ biện chứng, không thể tách rời. Trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng đất nước, đồng thời rất coi trọng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Chỉ có xây dựng một đất nước giàu mạnh với chế độ tốt đẹp, chế độ XHCN, mới tạo ra nguồn lực dồi dào cho sự nghiệp giữ nước. Và, chỉ có xây dựng được nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, đủ sức răn đe, đánh bại mọi kẻ thù thì mới giữ được hòa bình, ổn định, tạo môi trường thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng đất nước.

Quan điểm của Đảng về kết hợp và giải quyết mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, đặc biệt trong cuộc đấu tranh trên mặt trận lý luận, tư tưởng nhằm bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Quan điểm đó đã khắc phục những hạn chế trong nhận thức về yêu cầu củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, hoặc còn phiến diện chỉ nhấn mạnh đến nhiệm vụ xây dựng đất nước, phát triển kinh tế…

Hai là, phát huy sức mạnh toàn dân trong sự nghiệp củng cố quốc

phòng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Trong suốt tiến trình cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quán triệt và phát triển truyền thống yêu nước, đoàn kết toàn dân trong công cuộc chống giặc ngoại xâm và bảo vệ đất nước. Đó là vấn đề có tính quy luật và cũng là bí quyết thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo.

Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, tuy đất nước ta đang sống trong cảnh thanh bình nhưng điều đó không có nghĩa là đất nước sẽ được hưởng một nền hòa bình mãi mãi, nếu không có sự cố gắng, nỗ lực chung tay đóng góp của toàn thể nhân dân. Các thế lực thù địch vẫn không chịu từ bỏ âm mưu phá hoại nền độc lập, tự chủ của nước ta, họa "thù trong", "giặc ngoài" và nguy cơ chiến tranh, nhất là chiến tranh sử dụng vũ khí công nghệ cao vẫn đang là một thách thức lớn đối với dân tộc ta. Bên cạnh đó, nhận thức của một số cán bộ các cấp, các ngành về nhiệm vụ xây dựng “thế trận lòng dân” trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc còn hạn chế.

Tổng kết 30 năm đổi mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (2016) nhấn mạnh bài học lớn là: “Đổi mới phải luôn luôn quán triệt quan điểm “dân là gốc”, vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò làm chủ, tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo và mọi nguồn lực của nhân dân; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc” [46; tr.69]. Theo quan điểm đó, lực lượng bảo vệ Tổ quốc là toàn thể nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong đó LLVT nhân dân giữ vai trò nòng cốt. Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh tổng hợp; củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc là sự nghiệp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đó là sức mạnh tổng hợp của các yếu tố: chính trị, quân sự, kinh tế, khoa học và công nghệ, văn hóa, đối ngoại; biểu hiện sức mạnh vật chất, tinh thần của toàn bộ nhân dân trong nước và kiều bào Việt Nam định cư ở nước ngoài luôn hướng về Tổ quốc. Đó còn là sự kết hợp chặt

chẽ sức mạnh bên trong với sức mạnh bên ngoài, sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

Cho nên, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về CTND trong sự nghiệp xây dựng, củng cố quốc phòng hiện nay, thì tất yếu và nhất thiết phải phát huy được sức mạnh của toàn dân, của cả nước, kết hợp với vận động, tranh thủ và khai thác mọi thuận lợi ở bên ngoài. Đồng thời, nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, thực hiện phương châm "thêm bạn, bớt thù", vừa hợp tác, vừa đấu tranh, cố gắng gia tăng hợp tác, hạn chế xung đột, đối đầu... ngăn ngừa không để xảy ra chiến tranh nhưng sẵn sàng đối phó thắng lợi với mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá, chiến tranh xâm lược dưới mọi hình thức của các thế lực phản động, thù địch.

Quan điểm chỉ đạo nhất quán, xuyên suốt của Đảng ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN là bảo vệ Tổ quốc bằng sức mạnh tổng hợp của đất nước, trong đó, lấy sức mạnh chính trị tinh thần làm cốt lõi; lấy đại đoàn kết toàn dân làm động lực chủ yếu; lấy xây dựng “thế trận lòng dân” làm nền tảng. Đây không chỉ là sự kế thừa truyền thống dân tộc, mà còn là sự bổ sung, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về sức mạnh và lực lượng bảo vệ Tổ quốc phù hợp với tình hình mới, thể hiện đầy đủ, sâu sắc tính toàn dân, toàn diện của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Ba là, kết hợp xây dựng, phát triển kinh tế với tăng cường quốc phòng, an ninh

Trong thời kỳ kháng chiến, kẻ thù xâm lược đang hiện diện trên đất nước ta, nền độc lập dân tộc bị đe dọa thì mọi hoạt động đều hướng vào nhiệm vụ đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi. Trong hoàn cảnh ấy, Hồ Chí Minh và Đảng đã chú trọng xây dựng nền kinh tế kháng chiến để đáp ứng kịp thời yêu cầu chiến đấu và chiến thắng của cuộc CTND giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.

Trong quá trình đổi mới, Đảng xác định đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng đất nước, trong đó phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, gắn phát triển kinh tế- xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh. Thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua, việc kết hợp xây dựng, phát triển kinh tế với tăng cường quốc phòng, an ninh đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng không phải không có những mặt còn thiếu sót, yếu kém. Nguyên nhân là do nhận thức của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, một số ban ngành, địa phương về vấn đề kết hợp xây dựng, phát triển kinh tế với quốc phòng, an ninh còn bộc lộ khá nhiều bất cập. Đánh giá về việc thực hiện nhiệm vụ này, Đảng ta đã nhiều lần chỉ rõ: Sự gắn kết giữa phát triển kinh tế-xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh chưa thật chặt chẽ, mới thống nhất chủ yếu về nhận thức, quan điểm, chủ trương; còn việc tổ chức thực hiện trong thực tiễn còn hạn chế, có mặt hiệu quả chưa cao; mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp kết hợp chưa cụ thể, rõ ràng; cơ chế kiểm tra, giám sát việc kết hợp còn hạn chế, xử lý các sai phạm thiếu kiên quyết, chưa thật nghiêm minh [70; tr.217]. Chính vì chưa thấy rõ mối quan hệ khăng khít giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế với tăng cường quốc phòng, an ninh nên trong thực tiễn hoạt động ít nhiều còn có những biểu hiện lệch lạc, vi phạm tư tưởng Hồ Chí minh về kháng chiến đi đôi với kiến quốc, về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, cần phải nhận thức rõ hơn, quán triệt sâu sắc hơn mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữa phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng trong điều kiện mới. Có nhận thức đúng mới tránh được hành động sai.

Việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp các nhiệm vụ cách mạng không phải là rập khuôn như thời kỳ kháng chiến mà đòi hỏi phải có

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân trong giai đoạn 1945-1954 (Trang 145 - 192)