Chương 2 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NÂNG CAO DÂN TRÍ
4.1. Những yếu tố tác động đến việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nâng
4.1.3. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã tạo nên tính năng động của nền kinh tế, giúp kinh tế Việt Nam vượt qua khủng hoảng những năm cuối thế kỷ XX, thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao năng suất lao động và đời sống vật chất của nhân dân. Đồng thời, kinh tế thị trường cũng tạo ra cho con người tính năng động, linh hoạt, chủ động trong tiếp cận tri thức. Nhưng bên cạnh đó, kinh tế thị trường cũng tác động không hề nhỏ tới văn hóa, đạo đức, lối sống của con người
Việt Nam. Từ tư duy kinh tế sòng phẳng dẫn tới lối ứng xử theo kiểu “tiền trao cháo múc”, “bóc bánh trả tiền”, đặt lợi ích kinh tế, lợi ích của đồng tiền lên trên hết, xem nhẹ các giá trị văn hóa truyền thống, xem nhẹ việc học, hoặc nếu có học thì cũng học theo kiểu thực dụng, học chỉ để lấy bằng cấp chứ không phải lấy kiến thức. Nó dẫn tới một thực tế là đạo đức xã hội không ít mặt xuống cấp, xu hướng tuyệt đối hóa lợi ích cá nhân, tuyệt đối hóa lợi ích vật chất, xem đồng tiền là giá trị và điều kiện cao nhất, làm băng hoại các giá trị Chân – Thiện – Mỹ.
Cách suy nghĩ thiển cận này khiến không ít người, đặc biệt là lớp trẻ nảy sinh tâm lý thực dụng, xem nhẹ, chán nản việc học, coi thường giáo viên, chỉ nghĩ xem làm thế nào để có nhiều tiền một cách nhanh nhất mà không quan tâm đến việc trau dồi tri thức, hoàn thiện phẩm giá. Ở nhiều làng quê Việt Nam, do chính sách đền bù đất đai, nhiều gia đình sau một đêm trở thành triệu phú, thậm chí tỷ phú. Sự giàu có nhanh chóng về vật chất, tiền bạc lại tỷ lệ nghịch với sự giàu có về tri thức, văn hóa. Đúng như một học giả đã từng nói: Tiền có thể mua được sách nhưng không mua được kiến thức, tiền có thể mua được địa vị nhưng không mua được tài năng và lòng ngưỡng mộ. Tâm lý chẳng cần phải học hành nhiều cho cực khổ (cha ông ta gọi là “sôi kinh nấu sử”) mà vẫn có cuộc sống vật chất đủ đầy thể hiện tầm nhìn hạn chế, tư duy tiểu nông của một bộ phận không nhỏ nhân dân, trong đó có thế hệ trẻ hiện nay.