Cách mạng công nghiệp 4.0 và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hồ chí minh về nâng cao dân trí và vận dụng trong giai đoạn hiện nay (Trang 132 - 133)

Chương 2 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NÂNG CAO DÂN TRÍ

4.1. Những yếu tố tác động đến việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nâng

4.1.2. Cách mạng công nghiệp 4.0 và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ

thông tin, hệ thống truyền thông

Cách mạng công nghiệp 4.0 là thuật ngữ dùng để chỉ cuộc cách mạng diễn ra trên ba lĩnh vực chính gồm Công nghệ sinh học, Kỹ thuật số và Vật lý. Trong đó, những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số sẽ là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối – Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data). Cách mạng công nghiệp đang làm thay đổi cuộc sống con người hàng ngày hàng giờ, đem đến nhiều cơ hội nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Cùng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thế giới đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ, chưa từng có của công nghệ thông tin, mạng xã hội và các phương tiện truyền thông. Và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.

Sau hơn 20 năm (từ năm 1997) Internet có mặt ở Việt Nam, hạ tầng viễn thông Internet đã phát triển mạnh mẽ, hiện đại, phủ rộng khắp lãnh thổ, mạng 3G, 4G đã đến với nông thôn, thậm chí là vùng sâu, vùng xa; hàng trăm dịch vụ công trực tuyến được triển khai ở mức 3, mức 4, mang lại sự tiện ích cho người dân và doanh nghiệp. Internet với các công cụ tìm kiếm và trang mạng xã hội (google, cốc cốc, facebook, twister, instagram, zalo, youtube...) đang trở thành công cụ hữu hiệu phục vụ cuộc

sống người dân. Việt Nam hiện có 64 triệu người dùng Internet (chiếm 67% dân số, vượt mức bình quân của thế giới), đứng thứ 6 châu Á, thứ 12 thế giới [152]. Tỷ lệ hộ gia đình có máy tính, tỷ lệ hộ gia đình và tỷ lệ các doanh nghiệp có kết nối Internet băng rộng ngày càng tăng. Năm 2017, tổng số thuê bao điện thoại đạt 127,4 triệu thuê bao, số thuê bao Internet băng rộng cố định ước tính đạt 11,4 triệu thuê bao, tăng 25,6% so với năm 2016 [129, 341]. Việt Nam hiện có 58 triệu người dùng facebook, đứng thứ 7 thế giới, đối tượng chủ yếu là giới trẻ [101].

Trên nền tảng hạ tầng công nghệ thông tin rộng khắp và hiện đại, các phương tiện truyền thông ở nước ta phát triển ngày càng phong phú, đa dạng khiến cho việc tìm kiếm, tra cứu thông tin chưa bao giờ lại dễ dàng, nhanh chóng đến như vậy: chỉ bằng một cú click chuột ngồi ngay tại nhà, bất kỳ ai cũng có thể làm được. Chưa bao giờ việc học lại tiện lợi đến thế: học qua Internet, học trực tuyến (E-learning) mà không cần phải đến trực tiếp cơ sở đào tạo. “Học từ xa” bây giờ được hiểu theo nghĩa mới là từ nhà đến trường là rất gần, khi trong tay người học chỉ cần có một chiếc máy tính kết nối Internet. Thực tế này đang tạo ra điều kiện thuận lợi rất lớn cho mọi người có thể tiếp nhận tri thức, thông tin một cách chủ động, mọi lúc, mọi nơi. Tuy nhiên, do khối lượng thông tin khổng lồ được cung cấp trong một thời gian ngắn như vậy nên người đọc rất dễ bị ngập trong “ma trận thông tin”, “biển cả thông tin”, không phân biệt được đâu là thật – giả hay tình trạng thông tin mang tính chủ quan cá nhân, không phải là thông tin chính thống… Để theo kịp được sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ thông tin của thế giới cũng cần phải trang bị cho người dân trình độ tin học phù hợp, đẩy mạnh giáo dục tin học trong nhà trường, coi việc xóa mù tin học cũng quan trọng như xóa mù chữ, dần tiến tới phổ cập tin học trong nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng hồ chí minh về nâng cao dân trí và vận dụng trong giai đoạn hiện nay (Trang 132 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)