Các công trình nghiên cứu về ý nghĩa, giá trị tham khảo và sự vận

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong triết học phương tây cận đại và giá trị tham khảo đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở việt nam hiện nay (Trang 31 - 36)

7. Kết cấu của luận án

1.3. Các công trình nghiên cứu về ý nghĩa, giá trị tham khảo và sự vận

dụng tƣ tƣởng nhà nƣớc pháp quyền trong triết học phƣơng Tây cận đại vào xây dựng nhà nƣớc pháp quyền ở Việt Nam.

Cho đến nay, khi mà mô hình nhà nước pháp quyền trở thành một xu hướng tất yếu, phổ biến trên thế giới thì việc nghiên cứu về ý nghĩa, giá trị và sự vận dụng lý luận về nhà nước pháp quyền của các nhà tư tưởng vào xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Vì vậy, có một số công trình tiêu biểu nghiên cứu về vấn đề này.

Nghiên cứu một cách công phu, tác giả Nguyễn Thị Hồi (2005) trong công trình Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước với việc tổ chức bộ máy

nhà nước ở một số nước [45] đã làm rõ giá trị, ảnh hưởng và sức sống của tư

tưởng phân quyền trong lịch sử nhân loại; khẳng định sự thể hiện và áp dụng rộng rãi của hệ thống tư tưởng ấy trong tổ chức của những nhà nước có chính thể khác nhau từ Cộng hòa Tổng Thống, Cộng hoà và Quân chủ đại nghị đến Cộng hòa hỗn hợp. Đặc biệt, theo tác giả, nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa, nơi mà tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước căn bản dựa trên nguyên tắc

tập trung dân chủ và thống nhất quyền lực thì vẫn có thể vận dụng những hạt nhân hợp lý của tư tưởng phân quyền vào việc tổ chức và hoạt động của nhà nước trên nền tảng dân chủ. Từ đó, tác giả đã nêu ra đặc trưng, ưu điểm và hạn chế của một số mô hình tổ chức nhà nước trên thế giới nhằm tham khảo, vận dụng và định hướng cho công cuộc cải cách tổ chức, hoạt động của nhà nước ta hiện nay. Công trình này đã góp phần bổ sung những tri thức mới vào ngành khoa học nghiên cứu về lịch sử tư tưởng chính trị pháp lý Việt Nam.

Công trình Triết học chính trị Montesquieu với việc xây dựng nhà nước

pháp quyền Việt Nam [47] của Lê Tuấn Huy (2006) đã khẳng định sức ảnh

hưởng và giá trị thời đại của hệ thống những tư tưởng trong triết học chính trị Montesquieu. Ngoài việc làm sáng tỏ những nội dung chủ yếu như: Chính thể, các phạm trù về bình đẳng, tự do, dân chủ, địa - chính trị, tinh thần khoan dung. Tác giả đặc biệt tập trung phân tích, luận giải quan điểm về quyền lực nhà nước của Montesquieu, từ đó đưa ra những giá trị, hạn chế, và sự vận dụng sáng tạo quan điểm về quyền lực nhà nước trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam. Theo tác giả, triết học Montesquieu, mặc dù có xuất phát điểm là quyền tự nhiên, duy tâm về mặt lịch sử do hạn chế của thời đại như hầu hết các triết gia phương Tây thế kỉ XVII - XVIII, nhưng hệ thống triết học của Montesquieu với phương pháp biện chứng, tính khách quan khoa học, đã tạo nên giá trị lý luận và sức ảnh hưởng to lớn đối với thực tiễn xã hội ở các nước trên thế giới. Tác giả khẳng định rằng, cho đến nay, vẫn chưa hề phát hiện ra một cơ cấu tổ chức nào hơn cơ cấu mà Montesquieu đã xây dựng bằng lý luận đã tồn tại hiện thực hơn hai trăm năm nay. Đó chính là giá trị xuyên thời gian và tính thời đại trường cửu mà hệ thống của Montesquieu có được, nó đã tạo ra bước ngoặt trong lịch sử phát triển của triết học chính trị. Ngoài ra, công trình này đã góp phần tạo nên cơ sở lý luận khoa học cho việc thiết kế mô hình, nguyên tắc và cơ chế tổ chức nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa để vận dụng thành công vào thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

Tiếp đó, vấn đề này cũng được đề cập ở một số bài viết trên các tạp chí như: Bài viết “Một số tư tưởng triết học chính trị của Locke, thực chất và ý

nghĩa lịch sử” [103] của tác giả Đinh Ngọc Thạch (2007). Trong đó, tác giả

đã khái quát hệ thống tư tưởng chính trị của Locke, từ đó rút ra thực chất và ý nghĩa lịch sử của nó đối với thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay; Bài viết “Ý nghĩa của lý thuyết phân quyền

trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam” [61] của Phạm

Thế Lực (2008). Ở bài viết này, từ góc độ nghiên cứu lập pháp, tác giả chủ yếu đã khẳng định ý nghĩa lý luận của lý thuyết phân quyền của các nhà tư tưởng phương Tây và sự vận dụng lý thuyết ấy vào thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Đây là nguồn tư liệu quý giá giúp chúng ta có thể nhận thức đúng đắn và vận dụng sáng tạo những quan điểm tiến bộ vào thực tiễn xây dựng đất nước; Tác giả Phạm Thành Nam (2009) trong bài viết:

“Nghiên cứu vận dụng thuyết tam quyền phân lập vào xây dựng nhà nước

pháp quyền ở Việt Nam hiện nay” [75] đã làm rõ những vấn đề cơ bản trong

thuyết phân chia quyền lực của Montesquieu. Để từ đó, tác giả đã chỉ ra nguyên tắc kế thừa và vận dụng tư tưởng phân quyền vào xây dựng bộ máy nhà nước ta thời kỳ đổi mới. Ngoài ra, tác giả còn đưa ra quan điểm cần loại bỏ khuynh hướng phân quyền chính trị, thiết lập bộ máy có sự thống nhất của cơ quan quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đó cũng chính là sự vận dụng sáng tạo, đảm bảo sự thống nhất giữa tính phổ biến và tính đặc thù vào sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam trong thời kì mới. Những bài viết trên đã cung cấp những tài liệu tham khảo có giá trị cho các nghiên cứu về lịch sử tư tưởng nhà nước pháp quyền.

Công trình Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam theo quan điểm

Mácxít [6] của tác giả Trương Quốc Chính (2013) đã chỉ ra những giá trị về tư

tưởng nhà nước pháp quyền của các nhà triết học phương Tây cận đại được kế thừa và phát triển trong quan điểm về nhà nước pháp quyền của các nhà triết

học Mác xít để từ đó có những phân tích sâu sắc các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là sự vận dụng sáng tạo quan điểm của các nhà kinh điển của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc tổ chức, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Ngoài ra, vấn đề về nhà nước pháp quyền và tư tưởng về nhà nước pháp quyền cũng được đề cập ở một số bài viết trên các tạp chí khác nhau như: Tác giả Mai Thị Thanh (2007) trong bài viết “Nhận thức và vận dụng tư tưởng nhà nước pháp quyền trong đổi mới nhà nước ở

nước ta hiện nay” [95], đã khái quát quá trình hình thành, phát triển tư tưởng

về nhà nước pháp quyền ở phương Tây, trình bày những nội dung cơ bản trong quan điểm về nhà nước của các nhà kinh điển Mác - Lênin, từ đó phân tích quá trình nhận thức và vận dụng của Đảng ta vào tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam qua các kỳ đại hội.

Công trình Sự hạn chế quyền lực nhà nước [11] của tác giả Nguyễn Đăng Dung (2005) là công trình tiếp cận nhà nước pháp quyền từ phương diện luật học, nhưng trong đó, tác giả cũng đã tập trung lý giải về sự cần thiết phải giới hạn quyền lực nhà nước và nội dung của việc hạn chế quyền lực nhà nước của các nhà tư tưởng phương Tây, đặc biệt là các nhà tư tưởng phương Tây thời cận đại.

Tác giả Nguyễn Thị Thúy Vân (2016), với công trình là đề tài nghiên cứu cấp Đại học quốc gia: Nhận thức triết học về nhà nước pháp quyền và sự vận dụng nó trong thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

ở Việt Nam hiện nay [129] cũng đã hệ thống hóa tư tưởng về nhà nước pháp

quyền ở cả phương Đông và phương Tây, đặc biệt là tư tưởng của các nhà triết học phương Tây thời cận đại; nêu lên các cách tiếp cận từ các góc độ khác nhau về khái niệm nhà nước pháp quyền; nhấn mạnh góc độ tiếp cận triết học khái niệm nhà nước pháp quyền, từ đó, đề xuất vận dụng một số nội dung trong tư tưởng về nhà nước pháp quyền từ góc độ tiếp cận triết học đối

với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay như: về hình thức đảm bảo quyền tự do của con người và cách thức tổ chức quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền; về cách thức tổ chức quyền lực ở nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay; về mối quan hệ giữa pháp luật và nhà nước trong nhà nước pháp quyền... Đây là công trình có nhiều nội dung liên quan đến cách tiếp cận của luận án và có nhiều gợi ý quan trọng để tác giả luận án tham khảo trong quá trình triển khai nghiên cứu.

Gần đây nhất có luận án tiến sĩ của Ngô Khắc Sơn (2018): Vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của J.Locke và ý nghĩa hiện thời của nó đối

với Việt Nam [91] đã chỉ ra một số nội dung cơ bản trong tư tưởng về nhà

nước pháp quyền của Locke như: tư tưởng về quyền lực thuộc về nhân dân với tư cách là dấu hiệu căn bản của nhà nước pháp quyền; tư tưởng về tính thượng tôn pháp luật - nguyên tắc pháp quyền của nhà nước; tư tưởng về phân chia quyền lực - cơ chế thực hiện nguyên tắc pháp quyền của nhà nước và tư tưởng về quyền tự nhiên bất khả xâm phạm của con người... Từ đó phân tích ý nghĩa của những tư tưởng này trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay như: tiếp tục phát huy dân chủ và đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân theo tinh thần của Locke; đảm bảo tính thượng tôn pháp luật; đảm bảo quyền con người, quyền công dân trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Như vậy, qua các công trình nghiên cứu tiêu biểu trên, vấn đề nhà nước pháp quyền nói chung và tư tưởng của một số nhà triết học tiêu biểu ở phương Tây nói riêng đã được các tác giả tiếp cận, nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau như luật học, chính trị học, triết học... Tuy nhiên, chưa có nhiều những công trình nghiên cứu về tư tưởng nhà nước pháp quyền trong triết học phương Tây cận đại từ góc độ triết học nhằm hệ thống hóa, đánh giá những giá trị và hạn chế của những tư tưởng này, từ đó, chỉ ra giá trị tham khảo của tư tưởng này trong xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay. Đây cũng chính là hướng nghiên cứu mà luận án hướng tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong triết học phương tây cận đại và giá trị tham khảo đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở việt nam hiện nay (Trang 31 - 36)