Đánh giá khái quát các công trình khoa học liên quan tới đề tài luận

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong triết học phương tây cận đại và giá trị tham khảo đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở việt nam hiện nay (Trang 36 - 178)

7. Kết cấu của luận án

1.4. Đánh giá khái quát các công trình khoa học liên quan tới đề tài luận

án và một số vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu

Có thể thấy, tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong triết học phương Tây nói chung, triết học phương Tây cận đại nói riêng và giá trị tham khảo của nó đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam đã được đông đảo các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Liên quan trực tiếp tới luận án, các công trình nghiên cứu trên đã đạt được những thành tựu cơ bản sau:

Thứ nhất, với mục đích và những phương pháp tiếp cận khác nhau, ở

các khía cạnh khác nhau, các công trình và bài viết trên đã phần nào làm sáng tỏ lịch sử hình thành, phát triển cũng như một số nội dung cơ bản của tư tưởng về nhà nước pháp quyền nói chung, những nét chính trong tư tưởng nhà nước pháp quyền của triết học phương Tây cận đại nói riêng. Những tư tưởng của các nhà triết học về luật pháp, về quyền con người, về tổ chức quyền lực nhà nước, về dân chủ… đã được các công trình nghiên cứu phân tích, khái quát và đưa ra những nhận định xác đáng. Từ đó, góp phần bổ sung, hoàn thiện hệ thống lý luận về nhà nước pháp quyền và khẳng định giá trị quan trọng xuyên suốt của nó trong thực tiễn.

Thứ hai, các công trình nghiên cứu về quá trình xây dựng nhà nước

pháp quyền ở Việt Nam đã cung cấp cho người đọc những kiến thức cần thiết về cơ sở hình thành, phát triển tư tưởng và hiện thực quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; nêu lên những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền quyền ở Việt Nam như: là nhà nước của dân, do dân và vì dân; đảm bảo các quyền con người và quyền cơ bản của công dân trong nhà nước; thượng tôn pháp luật; cơ sở kinh tế của nhà nước pháp quyền là kinh tế thị trường... Những nghiên cứu cũng chỉ ra một số bất cập, hạn chế trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam như: sự thiếu đồng bộ trong hệ thống pháp luật; sự chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm trong hoạt động của các cơ quan nhà nước; cơ chế

kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước còn tồn tại những bất cập; tính hiệu quả, chuyên nghiệp trong hoạt động của bộ máy nhà nước chưa cao; các cơ chế để đảm bảo mối quan hệ song trùng giữa nhà nước và công dân còn hạn chế...

Thứ ba, qua việc nghiên cứu về ý nghĩa của tư tưởng nhà nước pháp

quyền phương Tây đối với Việt Nam, các tác giả đã phần nào làm rõ giá trị, hạn chế, sự vận dụng những tư tưởng trên vào xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta và đề xuất một số giải pháp xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Sự vận dụng tư tưởng tự do của Locke, tư tưởng phân quyền của Montesquieu hay quan niệm về pháp luật với tư cách là ý chí chung trong xã hội của Rousseau… đã được một số công trình đề cập đến với những lập luận khoa học và thuyết phục.

Từ phần tổng quan trên cho thấy, đã có nhiều công trình nghiên cứu về tư tưởng và hiện thực nhà nước pháp quyền phương Tây và Việt Nam hoặc ở khía cạnh chung, hoặc tư tưởng của từng nhà triết học với những nội dung cụ thể và ít nhiều đều có liên hệ với thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là cần phải nghiên cứu một cách hệ thống về tư tưởng nhà nước pháp quyền trong triết học phương Tây cận đại từ góc độ triết học và chỉ ra giá trị tham khảo của nó đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay ở tầng bậc phổ quát nhất. Đó cũng là những nội dung mà luận án này muốn tiếp tục triển khai nghiên cứu.

Liên quan đến nội dung nghiên cứu, luận án xác định cần làm rõ một số vấn đề sau:

Thứ nhất, nghiên cứu tư tưởng và thực tiễn nhà nước pháp quyền được

hiểu là sự mô tả lôgic về lịch sử đấu tranh của các tư tưởng chính trị, pháp lý tiến bộ, đề cao giá trị công bằng, bình đẳng, tự do và quyền con người với những thế lực muốn cai trị xã hội bằng sự độc đoán, chuyên quyền, cấm đoán sự tự do, bình đẳng của các công dân trong xã hội. Quá trình tìm kiếm cách thức tổ chức quyền lực có tính hợp lý nhất nhằm chống lại sự lạm quyền và

bảo vệ tốt nhất các quyền tự do, công bằng, bình đẳng của người dân đã làm xuất hiện nhiều tư tưởng về nhà nước pháp quyền rất đa dạng, phong phú. Về cơ bản lịch sử các học thuyết về nhà nước pháp quyền được coi là: “lịch sử của những tư tưởng, những quan điểm xoay quanh một trục: quan hệ giữa nhà nước và xã hội, giữa quyền lực và pháp luật. Đó là điểm chung nhất, phổ biến nhất của các quan điểm tiếp cận về nhà nước pháp quyền” [127, tr.61]. Tuy nhiên, từ cách tiếp cận triết học, vấn đề chỉ ra dấu hiệu bản chất của nhà nước pháp quyền, dấu hiệu mà từ đó quy định nên những biểu hiện về đặc điểm của nhà nước pháp quyền như: quyền lực thuộc về nhân dân, thượng tôn pháp luật... vẫn chưa có câu trả lời thực thuyết phục. Đây là một trong nhưng nội dung chính mà luận án hướng tới để giải quyết.

Thứ hai, tư tưởng về nhà nước pháp quyền có mầm mống từ thời cổ

đại, nhưng đặc biệt phát triển tới đỉnh cao ở thời cận đại. Bước tiến trong quan niệm về nhà nước pháp quyền thể hiện bước tiến trong nhận thức của nhân loại về việc cần thiết phải bảo vệ những giá trị vĩnh hằng liên quan đến các quyền cơ bản của con người, vì sự phát triển con người trong xã hội. Mặc dù vậy, do hoàn cảnh lịch sử, lập trường giai cấp và những yếu tố khách quan, chủ quan khác nhau mà nội dung các quan niệm về nhà nước pháp quyền đều hàm chứa trong nó cả những mặt tích cực và những điểm hạn chế, đặc biệt là khi nó được tham chiếu trong những giai đoạn lịch sử mới. Vì vậy, việc đánh giá một cách khách quan giá trị và hạn chế tư tưởng về nhà nước pháp quyền để “gạn đục, khơi trong”, tìm ra được những giá trị và tính chất phổ biến của nhà nước pháp quyền, khai thác những giá trị tích cực và hợp lý trong hệ thống các quan điểm về nhà nước pháp quyền, đặc biệt là quan điểm về nhà nước pháp quyền ở phương Tây cận đại trong xây dựng thực tiễn nhà nước pháp quyền hiện nay là những nghiên cứu lý luận không thể thiếu vắng trong việc hoàn thiện hệ thống lý luận về nhà nước pháp quyền.

Thứ ba, Việt Nam đang trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Mô hình này thể hiện sự nhận thức và vận dụng sáng tạo lý luận nhà nước pháp quyền của Đảng ta vào việc tìm kiếm một cách thức tổ chức bộ máy nhà nước phù hợp nhất để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Nhưng thực tiễn xây dựng nhà nước ta hiện nay, đã và đang bộc lộ những hạn chế, bất cập, mà nổi bật là nhu cầu nhận thức về đặc trưng, bản chất cùng những biểu hiện của nhà nước pháp quyền trong điều kiện mới. Điều này đang làm cho chúng ta lúng túng trong hoạt động thực tiễn, đồng thời nó có nguy cơ làm chệch hướng con đường phát triển theo quy luật của một trong những bộ phận quan trọng nhất của kiến trúc thượng tầng, đó là nhà nước. Để góp phần hoàn thiện hơn về mặt lý luận khái niệm nhà nước pháp quyền và những đặc trưng chủ yếu của nó, từ đó có những kiến nghị, giải pháp để giải quyết những vấn đề đang đặt ra trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay thì việc phải trở lại những vấn đề lý luận căn bản về nhà nước pháp quyền của các nhà tư tưởng, nhất là giai đoạn phương Tây cận đại là rất cần thiết.

Tiểu kết chương 1

Qua tổng quan nghiên cứu trên, có thể thấy rằng, vấn đề nhà nước pháp quyền trong triết học phương Tây cận đại đã thu hút không ít các học giả trong và ngoài nước nghiên cứu với những phương pháp và khía cạnh khác nhau. Thông qua ba nhóm nghiên cứu cơ bản: Thứ nhất là, các công trình nghiên cứu về tư tưởng nhà nước pháp quyền phương Tây thời cận đại. Thứ hai là, các công trình nghiên cứu về xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Thứ ba là, các công trình nghiên cứu về xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu đã phần nào làm rõ được quá trình hình thành, phát triển và một số nội dung cơ bản của tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong triết học phương Tây cận đại và ý nghĩa của những tư tưởng đó đối với Việt Nam, chủ yếu từ các góc độ chính trị học, luật học…Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, vấn đề đặt ra là, cần phải tiếp tục nghiên cứu về tư tưởng nhà nước pháp quyền phương Tây cận đại từ góc độ triết học, nhằm khái quát lại nội dung lý luận chung về nhà nước pháp quyền trong điều kiện mới. Đồng thời, làm sáng rõ những dấu hiệu căn bản nhất và tính quy luật trong sự vận động, phát triển của nó, để từ đó tham khảo, vận dụng sáng tạo những giá trị phổ biến của hệ tư tưởng ấy vào quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay. Đây là một hướng nghiên cứu hoàn toàn mới của tác giả, không trùng lặp với các công trình khoa học đã được công bố.

CHƢƠNG 2

ĐIỀU IỆN, TIỀN ĐỀ CHO SỰ RA ĐỜI TƢ TƢỞNG VỀ NHÀ NƢỚC PH P QUYỀN

CỦA C C NHÀ TRIẾT HỌC PHƢƠNG TÂY THỜI CẬN ĐẠI 2.1. Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội ở phƣơng Tây thời cận đại

Bất kỳ hệ tư tưởng nào cũng được nảy sinh từ chính mảnh đất hiện thực mà nó được nuôi dưỡng. Như trong “lời tựa” của tác phẩm các nguyên lý của

triết học pháp quyền, Hegel đã khẳng định: “Mỗi cá nhân bao giờ cũng là một

đứa con của thời đại mình, do đó, triết học, cũng thế, là việc thấu hiểu thời đại của chính mình bằng tư tưởng. Thật điên rồ khi tưởng rằng một nền triết học có thể vượt ra khỏi thời đại mình” [92, tr.84]. Theo quan niệm ấy, thì toàn bộ hệ thống triết học phương Tây, đặc biệt là những tư tưởng về nhà nước pháp quyền đều là sản phẩm tinh thần của thời đại được nảy sinh từ hiện thực xã hội Tây Âu. Do đó, để có thể nghiên cứu và nhận thức một cách chân thực, đúng đắn những nội dung của học thuyết về nhà nước pháp quyền ở phương Tây thời cận đại cần phải đặt hệ tư tưởng ấy trong những điều kiện lịch sử cụ thể mà nó được ra đời.

Có thể khẳng định rằng, những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và vai trò cách mạng của bản thân các nhà tư tưởng ở phương Tây thời cận đại đã tạo ra những nhu cầu và động lực chủ yếu, trực tiếp cho sự ra đời tư tưởng về nhà nước pháp quyền thời kì này.

Đặc điểm kinh tế nổi bật ở phương Tây thời kì này chính là sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa gắn với nền đại công nghiệp cơ khí. Ở một số quốc gia Tây Âu điển hình như: Anh, Pháp, Hà Lan... phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa dần trở thành phương thức sản xuất thống trị thay thế cho phương thức sản xuất phong kiến nhỏ lẻ, lạc hậu đã đến lúc bị phủ định. Thực tiễn ấy đã chắp cánh cho sự phát triển của khoa học tự nhiên thực nghiệm với đỉnh cao là cuộc cách mạng công

nghiệp làm rung chuyển Châu Âu diễn ra ở Anh bắt đầu từ năm 1760. Theo đó, hàng loạt các phát minh vĩ đại ra đời tạo nên những chuyển biến sâu sắc trong đời sống kinh tế - xã hội của các nước Châu Âu lúc bấy giờ, đem lại một nền sản xuất phát triển chưa từng có trong lịch sử cả về trình độ, quy mô và khối lượng sản xuất hàng hóa. Sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã phá tan các quan hệ sản xuất phong kiến, làm nảy sinh giai cấp mới – giai cấp tư sản với tư cách là một lực lượng xã hội tiến bộ đại diện cho phương thức sản xuất mới tư bản chủ nghĩa.

Sự phát triển mạnh mẽ của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa cũng đã đẩy những mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và chế độ phong kiến lên đến đỉnh điểm, góp phần tạo ra những điều kiện chín muồi cho sự bùng nổ hàng loạt các cuộc cách mạng tư sản ở Châu Âu. Mặc dù nền kinh tế tư bản đã thay thế cho nền sản xuất phong kiến nhưng xét về mặt kiến trúc thượng tầng thì xã hội Châu Âu vẫn bị ngự trị bởi chế độ phong kiến với đặc trưng cơ bản của nó là sự chuyên chế, lạc hậu, kìm hãm sự phát triển. Giai cấp tư sản tuy nắm trong tay tiềm lực kinh tế nhưng lại không có thực quyền về chính trị và phải chịu sự phụ thuộc vào giai cấp phong kiến. Do đó, để đáp ứng yêu cầu bức thiết của lịch sử và khẳng định vị thế của giai cấp mình, giai cấp tư sản cùng quần chúng nhân dân đã tiến hành những cuộc đấu tranh vô cùng quyết liệt nhằm lật đổ sự thống trị của chế độ phong kiến và giáo hội. Vì vậy, hàng loạt các cuộc cách mạng tư sản đã nhanh chóng diễn ra ở một số nước Tây Âu mà trước hết là ở Hà lan sau đó là cách mạng tư sản Anh (1642 – 1648). Mặc dù cuộc cách mạng tư sản Anh đã giành được thắng lợi nhưng đó là cuộc cách mạng chưa triệt để bởi nó chưa thực hiện được nhiệm vụ lịch sử là tiêu diệt tận gốc chế độ phong kiến Châu Âu. Tiếp đó là cuộc Đại cách mạng tư sản Pháp (1789 – 1794) với sự kiện xử tử vua Lui XVI là đòn quyết định việc tiêu diệt chế độ phong kiến ở Châu Âu, mở đường cho lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển. Hình thành nên các quốc gia tư sản phương Tây và từ

đây, giai cấp tư sản chính thức bước lên vũ đài chính trị, giành quyền thống trị ở các nước.

Những chiến thắng vạch thời đại của cuộc cách mạng tư sản đã đặt ra yêu cầu cần phải xóa bỏ hoàn toàn tàn dư của chế độ phong kiến bảo thủ, lạc hậu tồn tại lâu đời ở Châu Âu, giải phóng giai cấp tư sản và giương cao ngọn cờ “tự do – bình đẳng – bác ái”. Cuộc đấu tranh này còn diễn ra hết sức mạnh mẽ trong lĩnh vực văn hóa, tư tưởng thông qua những trào lưu tư tưởng tiến bộ ở các nước Châu Âu thời kỳ này. Chính từ trong cuộc cách mạng tư sản ở Anh và Pháp, đã sản sinh ra các nhà tư tưởng cấp tiến, vượt thời đại với tư cách là những nhân chứng của lịch sử, là những người đã trực tiếp tham gia vào cuộc đấu tranh cách mạng, chính trị và tư tưởng nhằm chống lại chế độ phong kiến Châu Âu, giành chính quyền về tay giai cấp tư sản.

Trước hết phải kể đến Jonh Locke (1632 – 1704) nhà triết học, nhà chính trị đã trực tiếp tham gia và có nhiều cống hiến to lớn đối với thắng lợi của cuộc cách mạng tư sản Anh. Tư tưởng “pháp quyền tự nhiên” của ông được coi là khởi nguồn cho các cuộc cách mạng dân chủ tư sản Anh, Pháp và Mỹ thế kỷ XVII – XVIII ở Châu Âu. Chứng kiến những mâu thuẫn giai cấp đến đỉnh điểm giữa tư sản, quý tộc mới với các thế lực phong kiến trong xã

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong triết học phương tây cận đại và giá trị tham khảo đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở việt nam hiện nay (Trang 36 - 178)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)