Giữ tỷ giá cứng nhắc với USD dẫn đến cung tiền tăng mạnh

Một phần của tài liệu TCTT-Tieu luan lam phat VN 2007 den nay-bai_hoan_chinh pptx (Trang 52 - 57)

Kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế trẻ, được đánh giá có nhiều tiềm năng và triển vọng về cơ hội đầu tư, do vậy, sau khi gia nhập WTO, lượng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng đột biến (chỉ tính riêng năm 2007, đã tới 20 tỉ USD). Theo các nguyên tắc về kinh tế vĩ mô khi luồng vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam tăng, đồng Việt Nam (VND) sẽ lên giá để tạo ra điểm cân bằng. Tuy nhiên, với chiến lược phát triển dựa vào xuất khẩu, NHNN Việt Nam phát hành VND mua lại lượng ngoại tệ này với mục đích kìm tỉ giá của VND với đô la Mỹ (USD) thấp hơn điểm cân bằng nhằm nâng cao tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu về giá cả. Giữ VND yếu có thể coi là một hình thức trợ giá cho hàng xuất khẩu và phát huy ở trong những điều kiện kinh tế thế giới nhất định. Tuy nhiên, mặt trái thứ nhất của chính sách này là do phải tung VND ra mua lại lượng ngoại tệ chảy vào, lượng cung tiền của Việt Nam từ năm 2005 đến cuối năm , tăng tổng cộng 135%. Đây là mức tăng rất lớn, mặc dù NHNN đã có nỗ lực hút lại một phần cung tiền.

-Giữ tỷ giá với USD đang mất giá mạnh trên toàn cầu khiến chi phí cho sản xuất trong nước tăng

Trong vài năm gần đây, do thâm hụt thương mại khổng lồ, USD của Mỹ đã mất giá so với những đồng ngoại tệ mạnh khác. Cộng thêm vào đó, cuộc khủng hoảng tín dụng nhà đất tại Mỹ vào cuối năm 2007 khiến nền kinh tế này bước vào giai đoạn suy thoái, đẩy USD mất giá nhiều hơn nữa, giá xăng dầu tính theo USD tăng mạnh. Chỉ tính từ năm 2006 đến 2007 , USD đã mất giá trung bình khoảng 15% so với các đồng ngoại tệ mạnh khác như Euro, Yên Nhật, Bảng Anh, và Nhân dân tệ Trung Quốc. ( Hình 1 )

Tuy nhiên, tỷ giá của VND trong thời gian này hầu như không biến đổi so với USD (tính đến cuối tháng 2/2008, chỉ tăng 0,24% so với 2006). Do đó, qua việc neo tỉ giá, VND cũng giảm trung bình 15% so với các ngoại tệ mạnh khác. Chính

sách VND yếu mặc dù có thể thúc đẩy xuất khẩu, nhưng đồng thời lại góp phần “nhập khẩu lạm phát” vào Việt Nam. Lí do là sản xuất tại Việt Nam hiện nay phụ thuộc rất lớn vào các nguyên vật liệu nhập khẩu như xăng dầu, xi măng, sắt thép, máy móc… Sự mất giá của USD hay nói cách khác là sự tăng giá thành của các mặt hàng nhập khẩu thiết yếu cho sản xuất tính bằng VND dưới chế độ tỷ giá neo là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chi phí sản xuất trong nước tăng, kéo theo giá cả hàng hóa tăng theo. Chi phí cho sản xuất tăng cao, lượng cung tiền lớn, do vậy, lạm phát cao là không tránh khỏi. Việc VND mất giá so với các ngoại tệ khác góp phần đáng kể vào việc tăng giá thành của hàng nhập khẩu, khiến cán cân thương mại bị thâm hụt lớn.

Hình 1: Tăng giá của các ngoại tệ mạnh so với USD từ năm 2006

(Nguồn: Datastream)

2.2.5.2 Năm 2008

Như chúng ta đã biết từ tình hình lạm phát, nửa đầu năm 2008, tỉ lệ lạm phát luôn giữ ở mức rất cao nhưng cho đến những tháng cuối năm thì chỉ số giá tiêu dùng cũng như lạm phát đã có dấu hiệu hạ nhiệt. Biểu hiện cụ thể nhất là chỉ số CPI tháng 10, 11, 12-2008 là âm. Những tín hiệu này cho thấy các giải pháp của Chính phủ đã thành công bước đầu trong việc ngăn chặn đà tăng của…lạm..phát. Chúng ta sẽ xét đến hiệu quả của từng giải pháp trong gói giải pháp đã được đưa ra

Đầu tiên, biện pháp được nhắc đến nhiều nhất là biện pháp thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ. Vì sao Chính phủ lại quyết tâm thực hiện biện pháp này? Như chúng ta đã biết trong số các nguyên nhân gây nên lạm phát thì một nguyên nhân quan trọng là lạm phát do tăng cung tiền. Trong suốt một thời gian dài từ năm 2004-2007, việt nam đã duy trì mức tăng cung tiền cao để kích thích tăng trưởng và do vậy khi xảy ra lạm phát, điều cần thiết là phải kìm lại mức độ cung tiền của xã hội. Khi biện pháp này được Ngân hàng Nhà nước áp dụng bằng các hình thức như tăng lãi suất cơ bản, tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc, tiến hành nghiệp vụ thị trường mở bằng cách bán trái phiếu cho các ngân hàng và rút bớt tiền khỏi lưu thông, rút

bớt tiền trong thanh toán của các ngân hàng... thị trường tài chính đã có những phản ứng ngay tức thì và đã thể hiện một số mặt trái. Thứ nhất, việc tăng lãi suất cơ bản, từ 8% lên 14% như hiện tại đã buộc các ngân hàng thương mại lao vào một cuộc hạy đua tăng lãi suất tiền gửi, hiện lãi suất tiền gửi mà các ngân hàng huy động đang tiến đến lãi suất trần 19%, nhưng vẫn khó huy động. Các DN vay vốn ngân hàng với lãi suất gồm 21% + phí có thể lên trên 25%. Trên thực tế có rất ít các DN có khả năng sinh lời cao hơn 20% năm. Do vậy nguy cơ thua lỗ là không thể tránh khỏi, họ vẫn phải tiếp tục kinh doanh để ít lỗ nhưng càng kinh doanh lại càng lỗ và hậu quả là đến cuối năm 2008, những DN nào có số vốn ít, khả năng điều hành yếu kém đã phá sản hàng loạt. Thứ hai, việc thắt chặt tiền tệ, tín dụng bằng cách bắt buộc các ngân hàng thương mại tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc, yêu cầu các ngân hàng thương mại mua trái phiếu với lãi suất thấp…làm cho số vốn khả dụng để cho vay của các ngân hàng giảm đi, dẫn đến họ phải đầu tư số vốn còn lại sau khi trừ phần dự trữ cất kho vào những lĩnh vực có rủi ro cao như cho vay chứng khoán; cho vay kinh doanh bất động sản…với lãi suất cao nhằm bù đắp cho số vốn huy động lãi suất cao đang phải để dự trữ trong kho hoặc mua trái phiếu chính phủ với lãi suất thấp. Kết quả là, nguy cơ các ngân hàng thương mại bị mất vốn, thua lỗ đang ngày càng hiện hữu; tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng ngày càng lún sâu với khó khăn chồng chất. Biện pháp thứ hai của chính phủ đó là cắt giảm đầu tư công, giảm bớt tỉ lệ thâm hụt ngân sách nhà nước, kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các công tình yêu nhà nước. Trước năm 2007-2008, tức là trước khi có lạm phát phi mã, tình hình chi tiêu công và đầu tư nhà nước ở Việt Nam thực sự có nhiều vấn đề cụ thể như hiệu quả đầu tư kém, tính minh bạch thấp, năng lực phân bổ đầu tư yếu, kém hiệu quả hoạt động…Điều này không những là sự lãng phí lớn nguồn tiền ngân sách mà còn là nguyên nhân dẫn tới lạm phát. Về biện pháp này, chúng tôi nhận thấy đã phát huy hiệu quả khá tốt. Đánh giá tổng kết năm 2008, dù nhiều bất lợi từ nền kinh tế thế giới nhưng ngân sách nhà nước vẫn đứng vững và bội chi trong phạm vi an toàn- ông Vũ Văn Ninh, bộ trưởng tài chính cho hay. Bên cạnh đó, việc Nhà nước đưa ra chính sách này cũng tạo tâm lí tốt trong dân chúng, khi mà xưa nay dân chúng đều tin rằng ngân sách nhà nước đã bị sử dụng hết sức lãng phí. Về việc tăng cường sản xuất, đảm bảo cung cầu hàng hoá thực sự chưa đem lại hiệu quả nhiều. Có thực trạng này là do biện pháp thắt chặt tiền tệ ở trên đã tác động rất mạnh tới sức sản xuất của cả nền kinh tế. Các DN tư nhân, đa số là vừa và nhỏ, không chịu nổi sức ép của lãi suất cũng như tình hình kinh tế thế giới ngày một xấu đi đã phải giảm bớt sản xuất, cắt giảm nhân công. Chính sách này chỉ được phát huy với các công ty Nhà nước, nơi mà các biện pháp hành chính còn phát huy hiệu quả và họ sử dụng nguồn vốn Nhà nước với lãi suất thấp. Các công ty trên cũng đã thực hiện được phần nào qua việc đẩy mạnh sản xuất than, điện, dầu thô và một số mặt hàng khác. Bên cạnh đó, việc tăng thuế nhập khẩu đối với một loạt các mặt hàng xa xỉ phẩm như oto, hoá mĩ phẩm, điện thoại, trang sức… cũng đã phần nào cải thiện tình trạng nhập siêu đã lên đến mức báo động, giữ cho cán cân thanh toán quốc gia được đảm bảo.

Các biện pháp còn lại như tiết kiệm, tăng cường công tác quản lí thị trường hay mở rộng an sinh xã hội không thuộc về khía cạnh kinh tế nên chúng ta không đề cậptớiởđây.

2.2.5.3 Năm 2009

Năm 2009 chính phủ phải đối mặt với tình trạng suy giảm kinh tế nên chính sách

kích cầu được thực hiện , Ta thấy một lượng tiền lớn đã được bơm vào thị trường để kích thích kinh doanh , tạo nguồn hàng phong phú , nâng cao tiền lương của nhân dân ,…… và không tạo áp lực cho lạm phát . Nhưng trong điều kiện ngân sách thu hẹp , thâm hụt ngân sách nhà nước dự kiến là 8% GDP , khi lượng tiền cung lớn ,nếu chính phủ chi tiêu kém hiệu quả thì không những không thúc đẩy sản xuất mà còn tăng nguy cơ tăng lạm phát , kéo theo nhiều hậu quả khác như tăng bội chi ngân sách , ảnh hưởng xấu đến đời sống nhân dân …. . Theo số liệu thống kê vào những tháng cuối năm 2009 thì chỉ số CPI tuy chỉ ở mức thấp so với cùng kỳ nhưng có xu hướng liên tục đi lên .

Chúng ta cũng bàn thêm về gói kích cầu của chính phủ , ta so sánh với các nước khác , điều kiện để nhận được vốn kích thích kinh tế rất chặt chẽ , khắt khe và được công khai . Vấn đề này tuy được chính phủ Việt Nam quan tâm nhưng vẫn chưa đáp ứng được tính chặt chẽ và công khai . Điều này có thể làm cho các giải pháp kích thích kinh tế có thể bị chệch mục đích và bị lạm dụng . Chúng ta cũng cần quan tâm đến dòng lưu chuyển của gói kích cầu này . Ta thấy rằng doanh nghiệp khi được hỗ trợ thì không cần dùng ngay một lúc toàn bộ lượng tiền này mà họ có thể thực hiện các động tác sau đây : Tạm thời chuyển qua tài khoản tiết kiệm có thời hạn để hưởng lãi suất huy động khoảng 8% /năm , tạm trả những khoản nợ cũ đã vay với lãi suất cao , tạm đầu tư tài chính , ví dụ như là tham gia đầu tư chứng khoán hay thị trường bất động sản , hay họ có thể dùng vào những mục đích khác với chính sách hỗ trợ . Điều này có thể tác động xấu đến thị trường tài chính và nền kinh tế . Nếu gửi trả lại vào thì đã gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước làm chệch hướng chính sách phát triển kinh doanh , không đáp ứng yêu cầu giài quyết công ăn việc làm cho nhân dân . nếu là đảo nợ thì tạm thời lảm giảm nợ xấu nhưng có thể xuất hiện những món nợ xấu trong tương lai . Nếu là đầu tư vào thị trường chứng khoán hay bất động sản thì sẽ hâm nóng thị trường trong một thời gian cho đến kỳ thanh toán . Do đó với một lượng tiền lớn lưu thông vào thị trường nều không được sử dụng hợp lý thì sẽ gây ran guy cơ vỡ nợ , hệ thống ngân hàng đổ vỡ .

Trong thời gian qua khi vốn kích cầu được giải ngân , kích cầu vào đầu tư và tiêu dùng . Tốc độ tăng trưởng tín dụng đã tăng rất nhanh , lượng tiền lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng cũng tăng rất nhanh . Đến cuối tháng 5 tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng 14,01 % so với cuối năm 2008 . Trong bối cảnh suy giảm kinh tế hiện nay việc tăng trưởng tín dụng và lượng tiền lưu thông ngoài ngân hàng với mức độ cao cho thấy người dân bắt đầu tung tiền ra chi tiêu và đầu tư , qua đó tác

động tích cực đến tăng trưởng kinh tế . Tuy nhiên trên một khía cạnh khác tăng trưởng tín dụng quá nhanh và quá mạnh cũng là một tín hiệu của lạm phát

Những nguyên nhân cơ bản gây ra lạm phát năm 2008 vẫn chưa giải quyết triệt để , thêm vào đó sự thiếu kỷ luật tài chính trong đầu tư công và trong hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước và các tập đoàn lớn . Vì vậy kích cầu đầu tư thông qua việc nới lỏng tín dụng cho các doanh nghiệp nhà nước , tập đoàn , tổng công ty mà thiếu sự thẩm định giám sát thì nền kinh tế vẫn có thể trì trệ trong khi đó lạm phát bị kích hoạt trở lai

Thâm hụt ngân sách nhà nước gia tăng dẫn đến suy giảm đầu tư tư nhân : với mức bội chi dự kiến lên tới 8% GDP (nếu sử dụng tối đã các gói kích cầu) và 80- 90% nguồn vốn bù đắp ngân sách chủ yếu từ thị trường vốn trong, mặt bằng lãi suất sẽ chịu áp lực của nhu cầu vốn, mà đầu tiên là lãi suất tiền gửi ngân hàng. Cho đến tháng 7/2009, các đợt phát hành trái phiếu Chính phủ vẫn chưa thành công do sự chênh lệch giữa lãi suất thị trường yêu cầu với lãi suất chào thầu của trái phiếu Chính phủ nên các khoản vay nợ Chính phủ vẫn chưa có ảnh hưởng mạnh đối với thị trường vốn. Tuy vậy, việc các ngân hàng cố gắng huy động vốn cho yêu cầu giải ngân gói hỗ trợ lãi suất cũng như mở rộng cho vay tiêu dùng đang gây sức ép đối với chính mặt bằng lãi suất tiền gửi, đặc biệt trong 3 tháng trở lại đây. Khi mặt bằng lãi suất tiền gửi tăng, giá các khoản vay nợ của Chính phủ sẽ trở nên đắt hơn. Tình trạng này tạo nên vòng xoáy tăng lãi suất, dẫn tới suy giảm đầu tư tư nhân. Áp lực tăng lãi suất tiền gửi là rất cao khi khối lượng nợ công dự tính trong năm 2009 để bù đắp thiếu hụt ngân sách gần 64.000 tỷ đồng . Trong đó, kế hoạch phát hành trái phiếu Chính phủ năm 2009 là 36.000 tỷ đồng, phần bổ sung cho mục tiêu kích cầu tăng thêm là 20.000 tỷ đồng, phần chuyển nguồn trái phiếu Chính phủ từ năm 2008 sang 2009 là 7.700 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam cũng đang triển khai kế hoạch phát hành trái phiếu USD với giá trị 1 tỷ USD ở thị trường trong nước. Việc không thực hiện được kế hoạch phát hành trái phiếu Chính phủ sau 7 tháng năm 2009 (tỷ lệ trúng thầu là 2469,7 tỷ đồng/19.000 tỷ đồng chỉ đạt 13%) một phần phản ánh sự thiếu hấp dẫn của trái phiếu Chính phủ do lãi suất trúng thầu thấp so với lãi suất đăng ký nhưng mặt khác, phản ánh phần nào tình trạng căng thẳng thanh khoản trên thị trường vốn hiện nay và cảnh báo sự thiếu hụt nguồn để cân bằng ngân sách. Chính sách mở rộng chi tiêu Chính phủ sẽ bị giới hạn ngay từ khâu tìm kiếm nguồn bù đắp. Do đó không chỉ khiến lạm phát có nguy cơ quay trở lại mà việc kích cầu không đúng đối tượng có thể khiến cho năng lực cạnh tranh của nền kinh tế có thể bị yếu đi , doanh nghiệp nảy sinh tâm lý trông chờ , ỷ lại . Nếu hỗ trợ cả những doanh nghiệp không có khả năng phát triển thì lại có nguy cơ làm cho nền kinh tế càng xấu thêm .

Phần 3 : Kết luận

Chính sách về lạm phát luôn có tầm quan trọng hàng đầu trong chính sách kinh tế của các nước nói chung và của Việt Nam nói riêng. Tiếp tục hoàn thiện mục tiêu chống lạm phát và kiềm chế lạm phát là mục tiêu cơ bản để tăng trưởng và phát triển kinh tế, ổn định xã hội, thực hiện công nghiệp hóa-hiện đại hóa của nước ta trong thời gian tới. Phát huy kết quả đạt được trong những năm vừa qua, trong thời gian sắp tới cần tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ sau :

*Chuyển dich cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững, chuyển mạnh sang công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ rọ và liên quan, các ngành dịch vụ công nghệ cao và hiện đại. Hạn chế các ngành khai thác tài nguyên quá lớn gây ô nhiễm

Một phần của tài liệu TCTT-Tieu luan lam phat VN 2007 den nay-bai_hoan_chinh pptx (Trang 52 - 57)

w