Tác động đến tình hình xã hội:

Một phần của tài liệu TCTT-Tieu luan lam phat VN 2007 den nay-bai_hoan_chinh pptx (Trang 41 - 42)

Lạm phát tăng cao không chỉ khiến cho người nông thôn gặp khó khăn mà ngay cả những hộ gia đình ở thành thị với mức lương eo hẹp cũng phải điêu đứng. Thống kê của quốc tế thì trên cả nước ta, tỉ lệ nghèo hóa hay tái nghèo hóa vào khoảng 50%. Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy:

• Người giàu thường có kiến thức và điều kiện tiếp cận với các công cụ tài chính để có thể tự bảo vệ họ trước tác động của lạm phát.

• Người nghèo thường có tỷ lệ tiền mặt trong tổng tài sản cao (do không có điều kiện chuyển đổi thu nhập thành các khoản đầu tư có thể bù đắp chi phí gây ra do trượt giá) nên phải chịu tác động của lạm phát lớn hơn; phụ thuộc nhiều hơn vào những nguồn thu nhập định trước như tiền lương, phúc lợi và trợ cấp xã hội… những nguồn thu nhập thường không được tính trượt giá một cách đầy đủ và kịp thời, hay thậm chí không được tính trượt giá

Do đó, lạm phát làm giảm thu nhập và tiền công thực tế của người nghèo và góp phần làm tăng tỷ lệ thất nghiệp , khi lạm phát cao lại làm xói mòn lợi nhuận của doanh nghiệp và giảm động cơ đầu tư. Một khi đầu tư giảm thì tỷ lệ thất nghiệp tăng lên và điều đó làm giảm chất lượng cuộc sống của người dân.

Ba nhóm người bị tác động mạnh bởi lạm phát:

• Những người về hưu: Do đồng lương hưu tương đối ổn định và chỉ được điều chỉnh tăng lên đôi chút sau khi giá cả hàng hóa tăng gấp nhiều lần nên với những đồng lương thực tế ít ỏi những người về hưu thường gặp rất nhiều khó khăn khi lạm phát tăng cao.

• Những người gửi tiết kiệm bằng tiền: Khi lạm phát tăng cao, giá trị của đồng tiền ngày càng giảm, mọi người cố gắng tiêu thụ càng nhanh số tiền

mình có càng tốt, hoặc đổi nó sang ngoại tệ hay vàng, … những thứ có giá trị cất giữ lâu hơn. Còn đối với những người gửi tiết kiệm bằng tiền, nhất là gửi dài hạn thì đồng tiền mất giá là một thiệt hại lớn đối với tài sản tiền của họ.

• Người nghèo: Đây chính là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong cuộc lạm phát tăng cao do giá tăng, lương thực tế giảm xuống, tỉ lệ thất nghiệp tăng cao… Trong khi các chính sách hỗ trợ của Chính phủ thì chưa sâu rộng để có thể hỗ trợ giúp đỡ người nghèo tự thoát khỏi khó khăn.

Một phần của tài liệu TCTT-Tieu luan lam phat VN 2007 den nay-bai_hoan_chinh pptx (Trang 41 - 42)

w