1. Kết luận
Tôi nhận thấy rằng công tác chủ nhiệm lớp thật nặng nề và đầy khó khăn, thử thách. Người giáo viên vừa là người mẹ dịu dàng, người thầy nghiêm khắc, nhưng cũng là người bạn gần gũi của các em. Thành công của giáo viên là làm thế nào để học sinh và phụ huynh tôn trọng, kính yêu, tin tưởng vào giáo viên. Muốn đạt được điều đó, GVCN phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
- Người giáo viên cần phải nắm được sự phát triển tâm sinh lí của học sinh tiểu học để có biện pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng học.
- Giáo viên phải luôn gần gũi, quan tâm tới hoàn cảnh sống của học sinh (nhất là học sinh có hoàn cảnh đặc biệt). Bên cạnh đó, cần phải liên hệ chặt chẽ với phụ huynh, ban phụ huynh của lớp, của trường, vận động cha mẹ có những hành động thiết thực hỗ trợ cho việc học tập của các em.
- Cùng với hoạt động học là hoạt động chủ đạo, để giúp học sinh hoàn thiện nhân cách của mình thì người giáo viên cần phải thu hút học sinh vào các hoạt động tập thể do trường, lớp tổ chức.
- Người giáo viên cần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu để giúp các em tăng thêm sự tự tin vào khả năng của chính bản thân mình.
Đây chỉ là vài biện biện pháp nhỏ mà bản thân được học tập qua các đồng nghiệp, qua việc đúc kết nhiều năm làm công tác chủ nhiệm. Bản thân tôi sẽ tiếp tục học tập, trao đổi cùng đồng ngiệp để hoàn thành tốt nhiệm vụ cao cả của người giáo viên như Bác Hồ đã từng dạy: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Những biện pháp nêu trên, chúng ta nhận thấy nó không quá nặng nề. Giáo viên chúng ta cũng có thể thực hiện thường xuyên nhằm giúp các em hình thành những thói quen, hành vi văn minh trong cuộc sống. Bước đầu giúp các em có đủ “Đức và Tài” để trở thành những người chủ tương lai của đất nước theo lời Bác Hồ: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.
32
2. Khuyến nghị: Không
Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân tôi rút ra được từ nhiều năm dạy học và làm công tác chủ nhiệm. Tôi thiết nghĩ rằng biện pháp nào cũng có mặt mạnh và mặt hạn chế. Vậy tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, của bạn bè đồng nghiệp để sáng kiến của tôi hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Vĩnh Ngọc, ngày 15 tháng 8 năm 2020 Người viết
33
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sổ theo dõi chất lượng giáo dục lớp 4/3 năm học 2018 – 2019 2. Sổ chủ nhiệm lớp 4/3 năm học 2018 – 2019
3. Sách “Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm” của Nhà xuất bản Giáo dục năm 2001
4. Sách “Tâm lý học sinh Tiểu học” của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm năm 2000
5. Sách “Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông) của Nhà xuất bản Giáo dục
34
BẢNG TÓM TẮT TÍNH MỚI CỦA SÁNG KIẾN
Trong quá trình thực hiện việc xây dựng nề nếp lớp chủ nhiệm, tôi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu cho bản thân.
Sáng kiến “Một số giải pháp phối hợp giữa giáo viên với phụ huynh học sinh nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm ở lớp 5/3 trường Tiểu học Vĩnh Ngọc, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.” của tôi có một số điểm mới như sau:
- Khi tiếp xúc với Ban đại diện CMHS và PHHS của lớp đặc biệt với PHHS hiếu động là cần tránh cho họ có sự tổn thương cần thiết. Những học sinh hiếu động thường có hoàn cảnh sống đặt biệt, do gia đình mâu thuẫn, cha mẹ bất hòa, hoặc là do các em thiếu thốn tình cảm, thiếu sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ; cũng có thể do cha mẹ nuông chiều và muôn ngàn lý do khác. Vì vậy, để đảm bảo cho công tác giáo dục học sinh, bản thân tôi khi tiếp xúc với Ban đại diện CMHS, PHHS, tôi đều đặt vị trí của mình vào trong suy nghĩ tình cảm của cha mẹ các em, phân tích, lý giải thiệt hơn; cố gắng tìm hiểu những khó khăn của các bậc phụ huynh trong việc quản lí, dạy dỗ con em mình để cùng nhau tìm biện pháp giáo dục tốt nhất. Thường xuyên liên lạc, chịu khó thông tin kịp thời về những hành vi tích cực để động viên các em; thông tin những hành vi sai trái của các em để nhanh chóng khắc phục. Kết quả của việc làm này hạn chế được tình trạng học sinh chán học, nghỉ học trong tuần, vắng học không lý do, mặt khác nâng cao chất lượng học tập của các em, và quan trọng hơn nữa là Ban đại diện CMHS, PHHS luôn tin tưởng vào giáo viên chủ nhiệm là tôi.
- Ngay từ đầu năm học, cần tìm hiểu hoàn cảnh, khảo sát đầu năm, nắm trình độ của từng học sinh để đề ra nội quy, nhắc nhở, rèn cho học sinh có tính kỉ luật trong các tiết học phù hợp. Cần phải có một số nội quy, quy định riêng của lớp và phải được đưa ra cả lớp bàn bạc nhất trí để cùng nhau thực hiện ngay từ đầu năm học.
- GV chủ nhiệm lớp thường xuyên theo dõi, ghi nhận để nắm được tình hình học tập, đạo đức, sự chuyển biến (tốt hay xấu) của học sinh để có biện pháp
35
xử lí kịp thời hay tuyên dương đúng lúc; nắm tâm lí của học sinh; luôn gần gũi, sẵn sàng giúp đỡ, tạo niềm tin cho các em.
- Kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường để trao đổi thông tin qua lại về tình hình học sinh. Tranh thủ sự quan tâm các cấp lãnh đạo địa phương.
- Trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch: tự kiểm tra, kiểm tra hoạt động rèn luyện của học sinh, kịp thời uốn nắn, điều chỉnh tiến trình hoạt động, bồi dưỡng phương pháp hoạt động cho học sinh.
- Cùng với hoạt động học là hoạt động chủ đạo, để giúp học sinh hoàn thiện nhân cách của mình thì người giáo viên cần phải thu hút học sinh vào các hoạt động tập thể do trường, lớp tổ chức. Thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động rèn kĩ năng sống cho các em nhằm kích thích sự hứng thú, ham thích khám phá tìm tòi từ đó các em có hứng thú khi đến trường.
- Cuối tháng, cuối học kì, cuối năm đều có sơ kết, tổng kết để khen thưởng, tuyên dương kịp thời những học sinh tiến bộ, tích cực trong lớp.
- Đối với học sinh vi phạm, giáo viên chủ nhiệm cần phải nghiêm khắc nhưng cũng cần dùng lời nói nhẹ nhàng, nắm tâm lí, mong muốn cũng như nguyện vọng của học sinh. Tạo cho học sinh có mối quan hệ tốt đẹp với GVCN.
- Phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu về nghệ thuật (vẽ, hát, múa, làm hoa…) sẽ tăng thêm sự tự tin vào khả năng của chính bản thân mỗi học sinh.
Tỉ lệ đạt được của sáng kiến:
100% HS hoàn thành chương trình Tiểu học, được lên lớp 6. 100% HS có năng lực, phấm chất Tốt.
Khả năng áp dụng của sáng kiến:
Không chỉ áp dụng được ở khối 5 mà còn ở các khối lớp khác trong trường và các trường Tiểu học khác.
Áp dụng xuyên suốt trong các năm học.