BẢO QUẢN HÓA CHẤT

Một phần của tài liệu Tài liệu huấn luyện an toàn hóa chất nhóm 2 2022 (Trang 34 - 39)

1. HỒ SƠ QUẢN LÝ HÓA CHẤT

Để đảm bảo an toàn hóa chất cần được quản lý và theo dõi chặt chẽ. Hồ sơ quản lý phải đầy đủ và rõ ràng, bao gồm các biểu mẫu sau:

Phiếu nhập hóa chất Người giao……… Người nhận……… Nguồn hóa chất……… Stt Tên hóa chất Công thức Mãhóa chất Xuất

xứ Sốlượng Đơn vịtính Hạn sửdụng Nơibảo quản

Ghi chú

Sổ theo dõi pha chế hóa chất

Stt Tên hóa chất Ngày pha chế Ngày hết hạn Lượng hóa chất Thể tích pha chế Người pha chế

Phiếu xuất (cấp phát) hóa chất

Người giao……… Người nhận……… Nguồn hóa chất……… Stt Tên hóa chất Công thức Mãhóa chất Xuất

xứ Sốlượng Đơn vịtính Hạn sửdụng Nơinhận/ sử dụng

Ghi chú

Sổ theo dõi sử dụng hóa chất

chất sản

xuất tính đầu kỳ Xuất Nhập kỳ

Danh mục hóa chất

Stt Tên hóa chất

Công

thức Đặc trưngkỹ thuật Mãhóa chất Xuất xứ Giấy chứng nhận Điều kiện bảo quản Ghi chú NHÃN HÓA CHẤT

BẢNG DỮ LIỆU AN TOÀN HÓA CHẤT

Bảng dữ liệu an toàn hóa chất phải bao gồm ít nhất các mục sau

- Tên gọi thương phẩm, tên gọi hóa học, các tên gọi khác và các số đăng ký: CAS, UN…

- Các thuộc tính hóa lý của hóa chất: màu sắc, mùi vị, tỷ trọng, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, điểm bắt lửa, điểm nổ, điểm tự cháy, độ nhớt, tỉ lệ bay hơi, áp suất hơi, thành phần phần trăm cho phép trong không khí, khả năng hòa tan…

- Thành phần hóa học, họ hóa chất, công thức và các phản ứng với các hợp chất khác: axit, chất oxi hóa

- Đặc tính và các hiệu ứng xấu lên sức khỏe con người chẳng hạn như tác động xấu tới mắt, da, hệ hô hấp,, hệ tiêu hóa, khả năng sinh sản, khả năng gây ung thư, đột biến gel. Các biểu hiện và triệu chứng ngộ độc cấp tính, kinh niên.

- Các nguy hiểm chính về cháy nổ, tác động xấu lên sức khỏe người lao động - Thiết bị bảo hộ lao động cần sử dụng khi làm việc với hóa chất

- Quy trình thao tác khi làm việc với hóa chất

- Trợ giúp y tế khẩn cấp khi bị ngộ độc hay tai nạn trong khi sử dụng hóa chất - Các điều kiện cần tuân thủ khi tiếp xúc với hóa chất

- Phương pháp xử lý chất thải có chứa nó hoặc khi bị rò rỉ ra môi trường - Các thiết bị, phương tiện, trình tự, quy chuẩn phòng cháy – chữa cháy - Các tác động xấu lên môi trường

- Khả năng và hệ số tích lũy sinh học

- Các quy định về đóng gói, tem mác và vận chuyển. 1. Tên hóa chất.

2. Mã nhận dạng hóa chất.

3. Hình đồ cảnh báo, từ cảnh báo, cảnh báo nguy cơ. 4. Biện pháp phòng ngừa.

5. Định lượng.

6. Thành phần hoặc thành phần định lượng. 7. Ngày sản xuất.

8. Hạn sử dụng (nếu có).

9. Thông tin nhà sản xuất, nhập khẩu, phân phối. 10. Xuất xứ hàng hóa.

2. KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG BẢO QUẢN HÓA CHẤT

- Hóa chất phải được chứa trong các thùng chứa thích hợp.

- Mọi thùng chứa hóa chất phải có nhãn để người sử dụng biết tên hóa chất, các mối nguy liên quan và các biện pháp phòng ngừa cần được thực hiện.

- Khu vực kho hóa chất phải sạch sẽ, thoáng mát, có đầy đủ ánh sáng càng xa khu dân cư càng tốt, phải có biển cảnh báo.

- Kho chứa hóa chất phải được trang bị đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ và phòng chữa các sự cố hóa chất: cháy nổ, rò rỉ…

- Kho chứa hóa chất phải đủ rộng, có cửa thoát hiểm,được làm bằng vật liệu phù hợp với loại hóa chất chứa đựng

- Các loại hóa chất nguy hiểm khác nhau phải được để tách riêng. - Các hóa chất kỵ nhau không được để gần nhau.

- Các chất lỏng dễ bay hơi phải được cất giữ ở nơi mát, tránh ánh nắng mặt trời hoặc nguồn nhiệt. Không được nạp đầy các thùng chứa hóa chất này;

- Các hóa chất đã đăng ký phải được cất trong tủ có khóa cùng các hồ sơ kiểm kê thích hợp;

- Mọi thùng chứa phải được sắp xếp gọn gàng;

- Hàng hóa trong kho phải được vào sổ và được kiểm tra thường xuyên. - Hoá chất hết hạn được lập danh sách và lưu giữ riêng theo quyđịnh

Dưới đây là một số yêu cầu chung về cất kho các hóa chất có tính ăn mòn, dễ cháy, dễ phản ứng, có tính độc:

2.1. CẤT GIỮ CÁC HÓA CHẤT CÓ TÍNH ĂN MÒN

- Kho chứa hoá chất ăn mòn phải làm bằng các vật liệu không bị chất ăn mòn phá huỷ.

- Nền nhà kho phải bằng phẳng, xung quanh chỗ để phải có gờ cao ít nhất 0,1m hoặc rải một lớp cát dày 0,2 - 0,3 m.

- Cấm để các chất hữu cơ (như rơm, vỏ bào, mùn cưa, giấy), chất ôxy hoá, chất dễ cháy, nổ trong cùng một kho với hoá chất ăn mòn.

- Phải phân chia khu vực bảo quản hoá chất ăn mòn theo tính chất của chúng

- Mỗi loại axit phải để theo từng khu vực riêng trong kho. Các bình axit phải để theo từng lô và phải có thẻ kho để theo dõi

- Bao bì chứa hoá chất ăn mòn phải làm bằng vật liệu không bị hoá chất ăn mòn phá huỷ, phải đảm bảo kín.

- Hoá chất ăn mòn dạng lỏng, không được nạp đầy quá hệ số theo qui định. - Cần cất giữ các axit, kiềm trong các thùng nhựa hoặc thùng phù hợp khác.

- Cất giữ các axit và bazơ mạnh trong các chỗ riêng biệt, có bố trí các máng thu hồi. - Cần cất giữ các bồn axit và bazơ đậm đặc càng gần sàn càng tốt.

- Giữ lượng tồn kho các hóa chất ăn mòn ở mức tối thiểu.

- Cần mang găng tay, kính bảo vệ, mặt chắn và tạp dề ở những nơi cần thiết. - Phải dự phòng hoa sen tắm an toàn và đài phun nước rửa mắt.

- Cần pha loãng axit một cách cẩn thận – thường đổ axit vào nước, không được bao giờ đổ nước vào axit.

- Nếu một lượng nhỏ hóa chất ăn mòn mạnh bị tràn đổ cần sử dụng tác nhân trung hòa để trung hòa hóa chất đó và phun nước hoặc sử dụng một chất hấp thu để hấp thu và thải bỏ vào túi kín.

2.2. CẤT GIỮ HÓA CHẤT DỄ CHÁY

- Không nên cất giữ các chất lỏng dễ cháy trên các kệ hở và buồng lạnh

- Cấm hút thuốc gần kho, cấm đem các vật gây ra lửa vào kho, cấm chiếu sáng bằng lửa, chỉ được chiếu sáng bằng đèn phòng cháy, nổ. Cấm hàn hoặc làm những việc phát ra tia lửa gần kho dưới 20 m.

- Không đi giầy đinh hoặc có đóng cá sắt vào kho, khi vận chuyển đồ chứa bằng kim loại, cấm quăng quật, kéo lê trên sàn cứng, cấm dùng các dụng cụ gây ra tia lửa.

- Cấm để các vải lau, giẻ bẩn dính dầu mỡ trong kho.

- Kho phải khô ráo, thông thoáng, phải có hệ thống thông gió tự nhiên hay cưỡng bức. Đối với các chất dễ bị ôxy hoá, bay hơi, cháy, nổ, bắt lửa ở nhiệt độ thấp phải thường xuyên theo dõi độ ẩm và nhiệt độ.

- Bao bì chứa đựng hoá chất dễ cháy, nổ dưới tác dụng của ánh sáng, phải bằng vật liệu hoặc có màu cản được ánh sáng hoặc được bọc bằng các vật liệu ngăn ngừa ánh sáng chiếu vào. Các cửa kính của nhà kho phải sơn cản ánh sáng hoặc dùng kính mờ.

- Chất lỏng dễ cháy, bay hơi phải chứa trong các thùng không rò rỉ và để trong hang hầm hoặc để trong kho thoáng mát, không tồn chứa cùng các chất ô xy hoá trong một kho.

- Khi rót hoá chất lỏng dễ cháy vào thùng kim loại phải tiếp đất vỏ thùng bằng miếng đồng hoặc nhôm, không được tiếp đất bằng kim loại đen.

- Thiết bị chữa cháy phải sẵn sàng ở vùng kho.

- Cần lưu giữ chất lỏng dễ cháy ở lượng tối thiểu tại vùng làm việc, chỉ sử dụng các hóa chất dễ cháy ở vùng không có nguồn kích thích.

- Nếu tràn chất lỏng dễ cháy thì cần tắt nguồn kích thích hay nguồn nhiệt, bật quạt thông gió nếu điều đó là an toàn. Nếu cần, phải sơ tán toàn bộ nhân viên khỏi khu vực xảy ra tràn.

- Nếu chất lỏng là dễ bay hơi, để cho bay hơi và xua đuổi hơi bằng hệ thống thông gió (an toàn hơn khi xử lý sự cố tràn hóa chất dễ bay hơi, phải sử dụng PTBVCN hợp lý, đặc biệt là phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp).

- Nếu tràn đổ chất lỏng không dễ bay hơi, sử dụng cát để hấp thu chất tràn đổ hoặc sử dụng chất tẩy rửa để tạo nhũ tương và có thể thu dọn nhũ tương đó.

Bảng bảo quản các nhóm hoá chất dễ cháy, nổ

Nhó

m Các chất Các nhóm hóachất không được bảo quản chung

Loại nhà để bảo quản I Các chất có khả năng tạo thành các

hỗn hợp nổ: Kali nitrat, canxi nitrat, natri nitrat, bari nitrat, kali peclorat, muối bectole

IIa, IIb

III, IVa, VI Phòng cách ly của nhà khocó tính chịu lửa cao

II Các loại khí nén và khí hoá lỏnga. Các loại khí cháy và nguy hiểm nổ: Axetylen, hyđro, khí metan, amoniac, dihyđro, sunfua, metylclorua, etylen oxit, butylen, butan, propan...

b. Các loại khí duy trì sự cháy: Oxy, không khí hoá lỏng và nén.

I, IIb, III, IVa, IVb, V, VI

I, IIa, III, IVa, IVb, V, VI

Nhà kho chuyên dụng có tính chịu lửa cao hoặc ngoài trời có mái che. Cho phép bảo quản chung với các loại khí trơ và khí không cháy. Trong phòng cách ly của nhà kho chung

Nhó m

Các chất Các nhóm hóa

chất không được bảo quản chung

Loại nhà để bảo quản III bắt cháy khi tác dụng với nước và

không khí

a. Kali, natri, canxi, canxi cacbua, canxi phốt phua, natri phốt phua, bụi kẽm, bụi peoxit, bụi nhôm, bột nhôm, chất xúc tác niken _, phospho trắng, vàng _

b. Nhóm clorua trietyl, nhôm clorua, dietyl, trizobutyl nhôm v.v_

IVa, IVb, V, VI

I, IIa, IIb, IIIa, IVa, IVb, V, VI

Trong các phòng nhà kho chống cháy có tính chịu lửa cao

Phốt pho bảo quản riêng trong nước.

Nhà kho chuyên dụng có tính chịu lửa cao.

IV

Các chất cháy và dễ bắt cháy a. Chất lỏng: Xăng, benzen, cacbon đisunfua, axeton, dầu thông, toluen, xylen, amyl axetat, nguyên liệu dầu mỏ nhẹ, ligroin, dầu hoả, cồn, este etyl, dầu hữu cơ ... b. Các chất rắn: Xenlulo, phospho đỏ, naphtalin (long não ...)

I, IIa, IIb, IV, IVb, V, VI

I, IIa, IIb, III, IVa, V, VI

Nhà kho chuyên dụng có tính chịu lửa cao, hầm chứa, bể chứa, xitéc, thùng kim loại.

Nhà kho chuyên dụng có tính chịu lửa cao.

V Các chất có khả năng gây ra cháy:

Brom, anhydrit

romic, kalipermanganat.

I, IIa, III, IVa, V,

VI Cách ly với các chất thuộccác nhóm khác VI Các chất dễ cháy: Bông, rơm, sợi gai,

than bùn, gỗ, dầu mỡ thực vật. I, IIa, IIb, III, IVa,IVb, V Cách ly với các chất thuộccác nhóm khác

2.3. CẤT GIỮ CÁC HÓA CHẤT DỄ PHẢN ỨNG

- Các hóa chất dễ phản ứng phải được cất giữ biệt lập, ở chỗ mát, khô và tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.

- Các hóa chất dễ phản ứng phải được để cách xa các ngọn lửa trần, nguồn cháy khác.

- Phải tránh va chạm, ma sát và các dạng tác động. - Cần cất giữ các hóa chất kỵ nhau xa nhau.

- Các hoá chất hấp thụ ẩm nhanh hoặc phản ứng mãnh liệt với không khí phải được cất giữ trong các thùng chứa kín hoặc buồng hút ẩm.

- Chỉ nên lưu giữ lượng hóa chất dễ phản ứng cần sử dụng ở mức tối thiểu. - Khi làm việc với các hóa chất dễ phản ứng, phải mang kính và găng tay. - Mọi sự tràn đổ hóa chất dễ phản ứng phải được dọn dẹp ngay lập tức.

2.4. CẤT GIỮ CÁC HÓA CHẤT ĐỘC

- Hoá chất độc phải bảo quản trong kho có tường và nền không thấm nước, không bị ảnh hưởng của lũ lụt, xa nơi đông dân cư, đảm bảo khoảng cách an toàn theo qui định, kho phải có khoá bảo đảm, chắc chắn

- Khi bảo quản, nếu cần san rót, đóng gói lại bao bì, không được thao tác ở trong kho mà phải làm ở nơi thông thoáng, đảm bảo vệ sinh an toàn, hoặc nơi có trang bị hệ thống hút hơi khí độc.

- Khi sử dụng các phương tiện cân đong hoá chất độc, đảm bảo không làm rơi vãi hoặc tung bụi ra ngoài.

- Trước khi vào kho hoá chất độc phải mở thông các cửa làm thoáng kho. Khi vào kho phải trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân.

- Cần cất giữ các hóa chất độc trong thùng chứa thích hợp;

- Hóa chất có độc tính cao cần được cất giữ trong tủ kép và có khóa; - Cần lưu giữ lượng tối thiểu hóa chất độc cho sử dụng trước mắt;

- Không nên cất giữ các hóa chất độc trên các kệ cao, nơi có nguy cơ đổ rớt khi lấy để sử dụng;

- Cần sử dụng các PTBVCN thích hợp khi làm việc với hóa chất độc; - Khi tràn đổ hóa chất sử dụng, cần tuân thủ quy trình khử độc phù hợp.

Một phần của tài liệu Tài liệu huấn luyện an toàn hóa chất nhóm 2 2022 (Trang 34 - 39)

w