PHƯƠNG TIỆN BẢO HỘ CÁ NHÂN

Một phần của tài liệu Tài liệu huấn luyện an toàn hóa chất nhóm 2 2022 (Trang 31 - 33)

Sử dụng các phương tiện cá nhân bảo vệ cơ quan hô hấp: khẩu trang, bán mặt nạ, mặt nạ lọc hơi khí bụi độc thích hợp; cũng như các phương tiện bảo vệ khác: kính, mặt chắn, tạp dề, găng tay, giầy ủng chống hóa chất.

Phần lớn các nguy cơ từ sử dụng hóa chất có thể kiểm soát được bằng các biện pháp kỹ thuật kể trên. Nhưng khi các biện pháp đó chưa loại trừ hết được các mối nguy, hay nói cách khác khi nồng độ hóa chất trong môi trường chưa đạt tiêu chuẩn cho phép thì người lao động phải được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân. phương tiện này chỉ làm sạch không khí bị nhiễm hóa chất trước khi vào cơ thể chứ nó không làm giảm hoặc khử chất độc có trong môi trường xung quanh. Do đó khi sử dụng các phương tiện bảo vệ đã hư hỏng hoặc không đúng chủng loại có nghĩa là ta đã tiếp xúc trực tiếp với hóa chất nguy hiểm. Vì vậy, không được coi phương tiện bảo vệ cá nhân là biện pháp đầu tiên để kiểm soát rủi ro mà chỉ được coi là biện pháp hỗ trợ thêm cho các biện pháp kiểm soát kỹ thuật. Với các nguy cơ cháy, nổ thì thực sự chưa có trang thiết bị nào đm bảo an toàn cho người lao động.

+ Mặt nạ phòng độc

Mặt nạ phòng độc để che mũi và mồm người lao động, ngăn chặn sự thâm nhập của hóa chất vào cơ thể qua đường hô hấp. Dùng mặt nạ phòng độc khi phi tiếp xúc với hóa chất trong các tình huống sau:

- Nơi phải tiến hành kiểm soát tạm thời trước khi tiến hành các biện pháp kiểm soát kỹ thuật.

- Nơi không thực hiện được những kiểm tra về kỹ thuật. - Để bổ sung vào những biện pháp kiểm soát kỹ thuật. - Trong trường hợp khẩn cấp.

- Mặt nạ có bình lọc độc: để sử dụng cho nơi có oxy trên 16%. Chỉ lọc độc mà vẫn cho không khí đi qua

- Khi oxy dưới 16% ta phải dùng mặt nạ có bình dưỡng khí để thở.

Khi sửa chữa bẩn trong máy, thành ống khói, ống dẫn khí dùng mặt nạ có ống cao su dài cách ly truyền ra ngoài

Việc lựa chọn loại mặt nạ phòng độc sẽ tùy thuộc vào:

- Đặc tính của một hoặc của nhiều chất độc hại phải tiếp xúc. - Nồng độ tối đa của các hóa chất tại nơi làm việc;

- Thuận tiện và hợp với khuôn mặt của người sử dụng để ngăn chặn chất độc lọt qua kẽ hở;

- Phù hợp với điều kiện của công việc và loại trừ được các rủi ro cho sức khỏe. Để thuận tiện người ta ký hiệu và quy định màu mặt nạ ứng với từng loại chất độc hại phải tiếp xúc. Cụ thể

Ký hiệu Màu mặt nạ Phạm vi sử dụng (dùng để chống)

A Nâu Benzen, xăng, anilin,...

B Vàng Hơi axít, SO2, Cl2, H2S,...

CO Trắng Khí có chứa CO

M Xám với xọc Tất cả các loại hơi khí độc trừ CO EK Trắng Khí AsH, bụi, khói, mùi.

+ Trang thiết bị bảo vệ mắt

Tổn thương về mắt có thể do bị bụi, các hạt kim loại, đá màu, thủy tinh, than ..., các chất lỏng độc bắn vào mắt; bị hơi, khí độc xông lên mắt; và cũng có thể do bị các tia bức xạ nhiệt, tia hồng ngoại, tia tử ngoại... chiếu vào mắt.

Để ngăn ngừa các tai nạn và bệnh về mắt có thể sử dụng các loại kính an toàn, các loại mặt nạ cầm tay và mặt nạ hoặc mũ mặt nạ liền với đầu... tùy từng trường hợp cụ thể, chẳng hạn dùng tấm chắn bảo vệ bao phủ c trán và mặt tới điểm dưới quai hàm nhằm chống lại việc bắn toé bất ngờ các chất lỏng nguy hiểm; kính trắng kháng được hóa chất khi xử lý các hóa chất dạng hạt nhỏ, bụi....

+ Quần áo, găng tay, giày ủng

Quần áo bảo vệ, găng tay, tạp dề, ủng được dùng để bảo vệ cơ thể ngăn không cho hóa chất thâm nhập qua da. Các loại này phải được làm bằng những chất liệu không thấm nước hoặc không bị tác động phá hoại bởi hóa chất tiếp xúc khi làm các công việc tương ứng. Sử dụng găng tay là một yêu cầu bắt buộc khi làm việc với hóa chất đậm đặc, có tính ăn mòn cao. Những hóa chất này thường thấm xuyên qua da và gây tổn thương cho da qua việc làm bỏng hoặc cháy da. Găng tay phải dầy ít nhất 0,4mm và đủ mềm để làm những công việc đơn giản bằng tay. Tùy thuộc vào loại hóa chất và thời gian tiếp xúc mà

sẽ dùng loại găng tay cụ thể. Ví dụ găng tay làm bằng nơi lon hoặc bằng da là thích hợp cho việc bảo vệ tay từ bụi, trong khi đó găng tay làm bằng cao su là thích hợp cho việc chống lại các chất ăn mòn và việc pha chế hóa chất với dung môi hữu cơ chẳng hạn như xy-len đòi hỏi phải được trang bị găng tay với chất lượng cao hơn.

Quần áo bảo vệ phải được giặt ngay sau khi dùng không mặc quần áo đã bị nhiễm hóa chất.

Nhìn chung, quần áo nên:

- Vừa vặn, thoải mái để cơ thể có thể cử động một cách dễ dàng; - Trang bị riêng cho từng cá nhân để sử dụng hàng ngày;

- bảo quản chu đáo, được khâu vá, sửa chữa khi cần thiết; - Được làm sạch, không để dính hóa chất.

Một phần của tài liệu Tài liệu huấn luyện an toàn hóa chất nhóm 2 2022 (Trang 31 - 33)

w