I. BẢO QUẢN HÓA CHẤT
2. NHỮNG ĐỘI CẤP CỨU
4.2. SƠ CỨU CHO NHỮNG NGƯỜI BỊ NHIỄM ĐỘC Hoạt động sơ cứu nhằm 3 mục đích:
Hoạt động sơ cứu nhằm 3 mục đích:
- Duy trì sự sống.
- Ngăn chặn diễn biến xấu hơn. - Thúc đẩy sự hồi phục.
Điều cốt yếu nhất của hoạt động sơ cứu là giảm mức độ nguy hiểm cho nạn nhân song cũng phải phòng ngừa nguy hiểm cho người đến trợ cứu. Đặc biệt, khi cần cấp cứu một người lao động trong khu vực có hóa chất nguy hiểm thì người đến trợ cứu phải thực hiện một số cẩn trọng để không trở thành nạn nhân:
- Nếu phải đưa một người vượt khí, hơi hoặc mù độc, người trợ cứu cần sử dụng thiết bị bảo vệ cơ quan hô hấp hợp lý trước khi bước vào vùng nguy hiểm;
- Nếu da hoặc quần áo của người lao động nhiễm nhiều hóa chất, phải rửa sạch người lao động bị tổn thương đó bằng nước sau khi cởi quần áo ra;
- Trước khi thực hiện sơ cứu, phải di chuyển nạn nhân cẩn thận tới môi trường an toàn. - Có nhiều việc cần ưu tiên tiến hành ngay khi sơ cứu người lao động bị tổn thương vì hóa chất.
- Nếu thở yếu hoặc ngừng thở thì hướng mặt nạn nhân lên trên và bảo đảm khí quản thông suốt, loại bỏ những vật che lấp, tắc nghẽn ở mặt, mồm, họng của nạn nhân và nới rộng cổ áo, mở khí quản và hà hi thổi ngạt.
- Phần lớn những tổn thương do hóa chất thường là bỏng hóa chất ở da hoặc mắt. - Trong tất cả các trường hợp da bị bỏng nặng: không được đắp bất cứ thứ gì lên bề mặt vết thương, không rửa bằng cồn, không bôi thuốc mỡ hoặc bôi chất béo. Không làm vỡ các nốt phồng rộp. Không cắt bỏ da bị rộp, không đụng chạm vào vùng bị thương. Nếu có sẵn băng vô trùng thì băng vùng bị tổn thương một cách nhẹ nhàng.
- Phải cởi ngay quần áo đã bị nhiễm độc và gột rửa vùng bị nhiễm độc nhiều bằng nước (trừ khi có chỉ dẫn cụ thể khác trong tài liệu an toàn hóa chất).
Một vài trường hợp cụ thể:
• Khi bị bỏng nhiệt : Bôi ngay dung dịch KMnO4 loãng hay rượu vào chỗ bị bỏng, sau đó bôi glicerin, mỡ vazơlin hay sunfidin.
• Khi bị bỏng acid : Rửa chỗ bị bỏng nhiều lần bằng nước rồi bằng dung dịch Na2CO3 hay kiềm 3%.
• Khi bị bỏng kiềm đặc: Rửa chỗ bị bỏng nhiều lần bằng nước rồi bằng acid axetic hay acid boric 1%.