NGUYÊN TẮC Tiết kiệm, an toàn

Một phần của tài liệu Tài liệu huấn luyện an toàn hóa CHẤT nhóm 3 2022 (Trang 27 - 28)

I. BẢO QUẢN HÓA CHẤT

1. NGUYÊN TẮC Tiết kiệm, an toàn

Tiết kiệm, an toàn 2. KỸ THUẬT PHA CHẾ

2.1. CÁC BƯỚC PHA CHẾ DUNG DỊCH- Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất - Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất

- Tính toán lượng hóa chất cần lấy - Tiến hành pha

- Cho vào dụng cụ chứa, dán nhãn 2.2. YÊU CẦU KỸ THUẬT

- Bình, lọ dùng để pha chế dung dịch phải được rửa sạch, tráng nước cất và làm khô trước khi pha.

- Phải dùng nước cất để pha hóa chất.

- Trước khi pha dung dịch cần tính toán cẩn thận lượng chất tan và dung môi. - Dung dịch kiềm đặc phải pha trong bát sứ.

- Sau khi pha xong dung dịch phải cho vào lọ có màu sắc thích hợp, đậy nút kín, dán nhãn cẩn thận, để đúng vị trí qui định.

- Hoá chất pha phải được dán nhãn 3. KỸ THUẬT AN TOÀN

3.1. YÊU CẦU CHUNG

- Trước khi lấy hóa chất từ một lọ nguyên ra, cần gạt sạch các chất rắn ở nút lọ (parafin, xi, nhựa...) để tránh hiện tượng các chất này rơi vào hóa chất khi mở lọ.

- Trước khi dùng lọ để chứa hóa chất, phải kiểm tra xem lọ đã sạch và khô chưa. Nếu chưa đạt thì phải rửa sạch và làm khô trước khi cho hóa chất vào.

- Khi mở nút các lọ hóa chất phải đặt ngửa nút trên bàn. Với loại lọ có nút kèm ống nhỏ giọt, khi mở nút và nghiêng lọ để rót hóa chất cần kẹp nút giữa hai ngón tay. Không đặt ống nhỏ giọt trên mặt bàn.

- Khi lấy hóa chất TN phải đọc kỹ nhãn và xem hóa chất đó có đúng với yêu cầu của TN không.

3.2. LÀM VIỆC VỚI CHẤT ĐỘC

- Khi làm việc với các chất khí độc nên thực hiện ở trong tủ hốt hoặc ở nơi thoáng gió và mở rộng cửa phòng. Chỉ nên lấy lượng hoá chất tối thiểu để làm được nhanh và giảm bớt khí

độc bay ra.

- Không được nếm và hút các chất độc bằng miệng. Phải có khẩu trang và phải thận trọng khi ngửi các chất. Không hít mạnh hoặc kề mũi vào gần bình hoá chất mà chỉ dùng bàn tay phẩy nhẹ hơi hoá chất vào mũi.

3.3. LÀM VIỆC VỚI CÁC CHẤT DỄ ĂN DA VÀ LÀM BỎNG

- Có nhiều chất dễ ăn da và làm bỏng như axit đặc, kiềm đặc, kim loại kiềm, photpho trắng, brom, phenol,…

- Khi sử dụng các chất trên phải giữ gìn không để dây ra tay, người và quần áo, đặc biệt là mắt. Nên dùng kính che mắt khi cần phải quan sát thật gần.

- Không đựng axit đặc vào các bình quá to; khi rót, khi đổ không nên nâng bình quá cao so với mặt bàn.

3.4. LÀM VIỆC VỚI CÁC CHẤT DỄ BẮT LỬA

Các chất dễ cháy như rượu cồn, dầu hoả, xăng, ete, benzen, axeton,… rất dễ gây ra các tai nạn cháy nên phải cẩn thận khi làm thí nghiệm với các chất đó.

- Nên dùng những lượng nhỏ các chất dễ bắt lửa, không để những bình lớn đựng các chất đó ra bàn thí nghiệm. Phải để xa lửa khi rót các dung dịch dễ cháy. Không để gần lửa và không đựng các chất đó trong bình có thành lọ mỏng hay rạn nứt và không có nút kín.

3.5. LÀM VIỆC VỚI CÁC CHẤT DỄ NỔ

Các chất dễ nổ thường là các muối clorat, nitrat, các khí. Khi làm thí nghiệm với các chất đó, cần thực hiện những yêu cầu sau đây:

- Tránh đập và va chạm vào các chất dễ nổ. Không để các chất dễ nổ gần lửa.

- Khi pha trộn các hỗn hợp nổ cần hết sức thận trọng, dùng đúng liều lượng đã quy định. Không tự động thí nghiệm một cách liều lĩnh nếu chưa nắm vững kĩ thuật và thiếu phương tiện bảo hiểm.

-

CHUYÊN ĐỀ 6: PHƯƠNG PHÁP SƠ CỨU, CẤP CỨU NGƯỜI BỊ NẠN VÀ QUYTRÌNH ỨNG CỨU KHẨN CẤP TRÌNH ỨNG CỨU KHẨN CẤP

Một phần của tài liệu Tài liệu huấn luyện an toàn hóa CHẤT nhóm 3 2022 (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w