Mức độ phơi nhiễm do xâm nhập mặn cho cây lúa tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ tổn thương do xâm nhập mặn cho cây lúa vùng ven biển tỉnh thái bình trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 74 - 78)

đổi của 2 huyện trong khoảng từ 1,5 -2 oC, mức biến đổi về lượng mưa 1,6 -38,2 mm. Mức độ phơi nhiễm thấp nhất là huyện Hưng Hà (rất thấp). Do đây là địa phương có vị trí nằm sâu trong đất liền, hầu như chưa chịu ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn. Tỉ lệ ngập đối với kịch bản 50 cm và biến đổi về nhiệt độ, lượng mưa cũng khá thấp so với các địa phương khác.

3.6.1.2. Chỉ số nhạy cảm đối với xâm nhập mặn (S)

Độ nhạy cảm (S) là các nhân tố thể hiện mức độ nhạy cảm, dễ thay đổi do xâm nhập mặn. Đối với cây lúa có rất nhiều chỉ số thể hiện mức độ nhạy cảm do xâm nhập mặn, tuy nhiên nghiên cứu chỉ sử dụng một số chỉ số được xem là có ảnh hưởng chính tại tỉnh Thái Bình bao gồm các yếu tố về dân số, sinh kế, điều kiện tự nhiên và ảnh hưởng của xâm nhập mặn. Các chỉ số về dân số thể hiện mật độ dân số tại mỗi địa phương ảnh hưởng đến sự tham gia làm nông nghiệp tại địa phương.

Do cây lúa là loại cây trồng chính, chiếm vai trò quan trọng đối với kinh tế của tỉnh Thái Bình chính vì vậy xâm nhập mặn sẽ ảnh hưởng lớn đến sinh kế của người dân. Các chỉ số về sinh kế bao gồm diện tích canh tác lúa tại địa phương, sản lượng và giá trị sản xuất được mỗi năm đã được đưa ra đánh giá.

Đối với các yếu tố về điều kiện tự nhiên, Thái Bình là đồng bằng ven biển với địa hình thấp và có mật độ sông suối khá lớn. Nguồn nước trên các sông đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước tưới tiêu nông nghiệp. Những năm gần đây do ảnh hưởng của BĐKH và nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng do đó nguồn nước trên các sông càng trở nên cạn kiệt. Cùng với hiện tượng nước biển dâng khiến cho nước mặn ngày càng xâm nhập mặn sâu hơn vào nội đồng. Với những thực tế như vậy tác giả đã đưa các yếu tố về mật độ sông suối cũng như khoảng cách từ khu vực được xét đến các cửa sông để thể hiện mức độ nhạy cảm của các yếu tố tự nhiên.

Các ảnh hưởng của xâm nhập mặn và nước biển dâng đối với cây lúa cũng được đề cập đến bao gồm diện tích lúa bị xâm nhập mặn và bị ngập do nước biển dâng.

Tổng hợp từ các yếu tố nhạy cảm, nghiên cứu đã xây dựng được 12 chỉ số thành phần khác nhau. Độ nhạy cảm bao gồm 4 số chính và 12 chỉ số phụ được xây dựng về cơ bản đã bao quát hết các yếu tố quan trọng liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp với xâm nhập mặn. Bảng 3.9

Bảng 3.9. Các chỉ số độ nhạycảm (S) đối với cây lúa do xâm nhập mặn tỉnh Thái Bình Chỉ số Ký hiệu TP. Thái Bình Huyện Tiền Hải Huyện

Đông Hưng Thái Thụy Huyện

HuyệnKiến

Xương Vũ Thư Huyện Quỳnh Phụ Huyện

Huyện Hưng Hà

Dân số

Mật độ dân số S1a 2750 906 1170 930 1050 1109 1106 1184

Tỷ lệ dân số làm nông

nghiệp tại địa phương S1b 40 97 98 64 96 98 94 87

Tỷ lệ số dân trồng lúa tại

địa phương S1c 40 46 50 64.4 49 42 61.2 47 Sinh kế Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp/tổng diện tích tự nhiên S2a 43.95 63.95 62.48 63.61 56.51 50.88 62.83 57.41

Diện tích lúa Đông Xuân S2b 2.4 10.3 11.6 12.9 11.3 8 11.7 10.9

Diện tích lúa mùa Thu

Đông S2c 2.4 10.3 11.6 13.6 11.4 8 11.4 10.9

Sản lượng lúa/năm (tấn) S2d 26700 126331 139365 156700 152616 120867 132198 131600

Giá trị sản lượng lúa/năm

(triệu đồng) S2e 840465 3001985 3030388 3667177 2603239 3284010 3829504 3669047

Điều kiện tự nhiên

Mật độ sông suối S3a 0.13 0.19 0.12 0.16 0.19 0.29 0.11 0.2

Khoảng cách từ khu vực

được xét đến các cửa sông S3b 32 0 25 0 13 26 23 55

Ảnh hưởng của xâm nhập

mặn

Diện tích trồng lúa bị xâm

nhập mặn S4a 2.86 12.68 0.65 2.12 19.5 16.8 0.96 0

Diện tích trồng lúa bị

Sau khi được thống kê, các chỉ số nhạy cảm được chuẩn hóa và quy đổi về tỉ lệ 0-1. Các trọng số cũng được tính toán cho từng chỉ số chính và phụ

Bảng 3.10. Các giá trị chuẩn hóa của các chỉ số nhạy cảm (S) do xâm nhập mặn đối với cây lúa tỉnh Thái Bình

Chỉ số Ký hiệu TP. Thái Bình Huyện Tiền Hải Huyện Đông Hưng Huyện Thái Thụy HuyệnKiến Xương Huyện Vũ Thư Huyện Quỳnh Phụ Huyện Hưng Hà Trọng số phụ Trọng số chính Dân số Mật độ dân số S1a 1 0 0.14 0.01 0.08 0.11 0.11 0.15 0.07 0.09 Tỷ lệ dân số làm nông

nghiệp tại địa phương S1b 0.03 0 0.63 0.56 0.61 1 0.61 0.14 0.07

Tỷ lệ số dân trồng lúa tại địa

phương S1c 0 0.25 0.41 1 0.37 0.08 0.87 0.29 0.07 Sinh kế Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp/tổng diện tích tự nhiên S2a 0 1 0.93 0.98 0.63 0.35 0.94 0.67 0.07 0.07

Diện tích lúa Đông Xuân S2b 0 0.75 0.88 1 0.85 0.53 0.89 0.81 0.08

Diện tích lúa mùa Thu Đông S2c 0 0.71 0.82 1 0.8 0.5 0.8 0.76 0.08

Sản lượng lúa/năm (tấn) S2d 0 0.77 0.87 1 0.97 0.72 0.81 0.81 0.08

Giá trị sản lượng lúa/năm

(triệu đồng) S2e 0 0.72 0.73 0.95 0.59 0.82 1 0.95 0.07

Điều kiện tự nhiên

Mật độ sông suối S3a 0.12 0.43 0.05 0.29 0.43 1 0 0.48 0.07

0.3 Khoảng cách từ khu vực

được xét đến các cửa sông S3b 0.42 1 0.55 1 0.76 0.53 0.58 0 0.07

Ảnh hưởng của xâm nhập mặn

Diện tích trồng lúa bị xâm

nhập mặn S4a 0.15 0.65 0.03 0.11 1 0.86 0.05 0 0.06

0.53 Diện tích trồng lúa bị ngập

Theo kết quả tính toán Bảng 3.10 cho thấy chỉ số về ảnh hưởng của xâm nhập mặn có trọng số lớn nhất, do đó đây là chỉ số có tác động lớn nhất đến mức độ nhạy cảm của xâm xâm nhập mặn đối với cây lúa. Chỉ số thể hiện các tác động trực tiếp của xâm nhập mặn đến đối tượng nghiên cứu là cây lúa. Chỉ số có trọng số thấp nhất là dân số bao gồm các yếu tố về mật độ dân số, tỉ lệ làm nông nghiệp và tỷ lệ sản xuất lúa là các yếu tố bị tác động gián tiếp thông qua đối tượng nghiên cứu.

Bảng 3.11. Bảng giá trị mức độ nhậy cảm đối với xâm nhập mặn cho cây lúa tỉnh Thái Bình

Huyện/thành

phố S nhạy cảm Mức độ Huyện/thành phố S nhạy cảm Mức độ

TP. Thái Bình 0.19 Rất thấp Kiến Xương 0.62 Cao Tiền Hải 0.55 Trung bình Vũ Thư 0.59 Trung bình Đông Hưng 0.55 Trung bình Quỳnh Phụ 0.57 Trung bình

Thái Thụy 0.64 Cao Hưng Hà 0.48 Trung bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ tổn thương do xâm nhập mặn cho cây lúa vùng ven biển tỉnh thái bình trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)