Phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ tổn thương do xâm nhập mặn cho cây lúa vùng ven biển tỉnh thái bình trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 36 - 37)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2. Phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương

Định nghĩa trước đây của IPCC có đề cập đến TDBTT là hàm số của mức độ phơi bày trước hiểm họa, độ mẫn cảm và năng lực thích ứng (IPCC, 2007 trang 883; IPCC, 2001 trang 995). Định nghĩa này được sử dụng trong các tài liệu ở Việt Nam, trong đó có nhiều các tác giả xác định TDBTT là hàm số của các mức độ phơi nhiễm trước hiểm họa, độ nhạy cảm và khả năng thích ứng làm cơ sở để phân tích [24].

Tuy nhiên, trong báo cáo này, bối cảnh xã hội được nhấn mạnh một cách rõ ràng và tính dễ bị tổn thương được xác định độc lập với các hiện tượng tự nhiên. Đánh giá TDBTT tập trung vào năng lực của con người trong việc chống chịu, đối phó với XNM và kịp thời khôi phục lại các thiệt hại và tổn thất, vì vậy các yếu tố về kinh tế - xã hội được xem xét và phân tích.

Đề tài sử dụng công thức để xác định chỉ số tính dễ bị tổn thương: V = f (E, S, AC)

Trong đó: V là chỉ số tính dễ bị tổn thương; E là các chỉ thị độ phơi nhiễm; S là các chỉ thị độ nhạy cảm;

AC là các chỉ thị khả năng thích ứng.

Dựa trên mức độ sẵn có của nguồn số liệu, độ phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh địa phương cũng như bám sát các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của khu

vực nghiên cứu để lựa chọn bộ chỉ thị. Các chỉ thị được xây dựng dựa trên kế thừa trong và ngoài nước, kết hợp với phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp và tham vấn chuyên gia.

Nghiên cứu được thực hiện dựa trên phương pháp chỉ số và khái niệm về tính dễ bị tổn thương do IPCC, năm 2007 [24] đưa ra các chỉ số bao gồm 3 yếu tố: Độ phơi nhiễm (E), độ nhạy cảm (S) và khả năng thích ứng (AC).

Theo đó, độ phơi nhiễm (Exposure) được hiểu là bản chất và mức độ đến một hệ thống chịu tác động của các biến đổi thời tiết đặc biệt. Nói cách khác độ phơi nhiễm được hiểu như là mối đe dọa trực tiếp, bao hàm tính chất, mức độ thay đổi các yếu tố cực đoan của khu vực như: các loại thiên tai cực đoan bao gồm bão, lũ, hạn hán, xâm nhập mặn; các biến đổi về thời tiết như: thay đổi về nhiệt độ, lượng mưa,..

Độ nhạy cảm (Sensitivity) là mức độ của một hệ thống chịu tác động (trực tiếp hoặc gián tiếp) có lợi hoặc bất lợi bởi các tác nhân kích thích liên quan đến khí hậu;

Khả năng thích ứng (Adaptive Capacity) là khả năng của một hệ thống nhằm thích nghi với biến đổi khí hậu (bao gồm sự thay đổi cực đoan của khí hậu), nhằm giảm thiểu các thiệt hại, khai thác yếu tố có lợi hoặc để phù hợp với tác động của biến đổi khí hậu.

Để xác định mức độ tổn thương do xâm nhập mặn cho cây lúa vùng ven biển tỉnh Thái Bình, tác giả đề xuất sử dụng phương pháp tính trọng số của Iyengar Shudarshan bởi cách tính đơn giản thuận tiện cho cách tính nhiều biến số, và các biến số mang tính định tính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ tổn thương do xâm nhập mặn cho cây lúa vùng ven biển tỉnh thái bình trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)