Lượng phát thải CO2 theo 2 kịch bản phát triển điện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ giảm phát thải khí nhà kính của quy hoạch điện gió khu vực ven biển đồng bằng sông cửu long đến năm 2030 nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu (Trang 55 - 61)

- Hệ số phát thải theo biên vận hành không có sự thay đổi đáng kể ở cả 2 kịch bản; 0.00 50.00 100.00 150.00 200.00 250.00 300.00 350.00 400.00 450.00 500.00 2017 2020 2025 2030 Ph át th ải C O 2 (T riệu tấn ) Năm Kịch bản 1 Kịch bản 2

- Hệ số phát thải theo biên xây dựng và biên kết hợp có sự thay đổi đáng kể giữa 2 kịch bản. Điều này cho thấy việc tăng cường phát triển điện gió tại khu vực ven biển ĐBSCL có ảnh hưởng đến tính toán hệ số phát thải.

- Dựa trên Hình 3.5, lượng phát thải CO2 đều tăng ở cả 2 kịch bản vì sản lượng điện tăng theo thời gian do nhu cầu sử dụng điện tăng. Tuy nhiên, ở kịch bản 2 có giảm so với kịch bản 1.

- Năm 2020, kịch bản 2 chỉ phát triển một lượng nhỏ điện gió ở khu vực ĐBSCL nên lượng phát thải giảm không đáng kể so với kịch bản 1.

- Lượng phát thải năm 2025 và 2030 theo kịch bản 2 lại có sự giảm đáng kể so với kịch bản 1 do đẩy mạnh phát triển điện gió tại khu vực ven biển ĐBSCL.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Với mục tiêu đánh giá mức độ giảm phát thải khí nhà kính của quy hoạch điện gió khu vực ven biển ĐBSCL tính đến năm 2030, luận văn đã đạt được các kết quả sau:

- Tìm hiểu về hiện trạng phát triển điện gió trên thế giới và quy hoạch điện gió khu vực ven biển ĐBSCl. Luận văn sơ bộ tính toán được điện năng mà các dự án điện gió khu vực ven biển ĐBSCL có thể cung cấp lên lưới điện Việt Nam là khoảng 43 TWh;

- Nghiên cứu phương pháp tính giảm phát thải của ngành sản xuất điện ở Việt Nam. Luận văn đã lựa chọn “Công cụ tính toán hệ số phát thải thải của hệ thống điện” của UNFCCC để tính hệ số phát thải của hệ thống lưới điện của Việt Nam;

- Luận văn đã đưa ra 02 kịch bản phát triển điện ở Việt Nam để tính toán hệ số phát thải và lượng phát thải của hệ thống sản xuất điện ở Việt Nam đến năm 2030. Hệ số phát thải cho các năm 2020, 2025 và 2030 theo kịch bản 2 nhỏ hơn so với kịch bản 1;

- Lượng phát thải CO2 của kịch bản 2 giảm 20% so với kịch bản 1

- Luận văn gặp hạn chế về sử dụng dữ liệu điều kiện gió khu vực Bạc Liêu và loại tuabin cho tất cả các dự án trong khu vực ven biển ĐBSCL.

KHUYẾN NGHỊ

1. Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong phát triển năng lượng gió ngoài khơi, do đó cần có chính sách ưu đãi tốt hơn cho phát triển năng lượng gió biển ngoài khơi, phù hợp với xu thể phát triển toàn cầu;

2. Cần có kế hoạch phát triển điện gió nói riêng và các loại hình năng lượng tái tạo nói chung kết hợp với giảm sản xuất điện có phát thải tùy theo nhu cầu sử dụng điện để đảm bảo an ninh năng lượng tại Việt Nam;

3. Cần sớm có chính sách, thuế, phí cacbon để giúp giảm thiếu khí nhà kính gây ra BĐKH, giúp trái đất không tăng 2oC, gây ra các tác động xấu;

4. Xem xét tính toán hệ số phát thải với các điều kiện gió và loại tuabin được sử dụng cho từng dự án khác nhau. Có thể đánh giá tiềm năng giảm CO2 của các trại điện gió ngoài khơi tại các khu vực biển khác như Bình Thuận (Tuy Phong, Cơ Thạch, …), Ninh Thuận, Thái Bình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2016, Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam, nhà xuất bản Tài nguyên môi trường và bản đồ Việt Nam.

2. Dư Văn Toán và NNK, 2014. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ THỐNG KÊ VỀ TÍNH CHẤT CỦA BÃO BIỂN ĐÔNG VÀ VÙNG BỜ BIỂN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1951-2013. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 14, Số 2; 2014: 176-186 ISSN: 1859-3097.

3. Dư Văn Toán, Nghiem Thanh Hải, 2016. Hiện trạngnăng lượng gió biển thế giới và đề xuất phát triển năng lượng gió biển Việt Nam hướng tới mục tiêu giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu. Tap chí môi trường, số 1/2017.

4. Nguyễn Văn Tài, 2014, Báo cáo tóm tắt kết quả luận văn nghiên cứu xây dựng định hướng và các phương án giảm phát thải khí nhà kính trên cơ sở đảm bảo các mục tiêu phát triƯHển kinh tế - xã hội Việt Nam.

5. Nguyễn Quốc Khánh, 2011, Thông tin về năng lượng gió tại Việt Nam, Dự án Năng lượng gió GIZ/MOIT.

6. Phạm Văn Hòa, (2019), Phân tích hiệu quả kinh tế đối với nhà máy điện gió Bạc Liêu có xét đến các yếu tố về sự thay đổi giá điện, giảm khí thải CO2.

7.Phan Thanh Tùng, Vũ Chi Mai và Angelika Wasielke, 2012, Tình hình phát triển điện gió và khả năng cung ứng tài chính cho các dự án ở Việt Nam, Dự án Năng lượng gió GIZ.

8. Trần Thị Bé, 2013, Đánh giá tiềm năng năng lượng gió vùng biển ven bờ Việt Nam. Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Khoa học môi trường, Trường Đại học Khoa học và Tự nhiên Hà Nội, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.

9. Trung tâm Bảo vệ tầng ô-zôn và phát triển kinh tế các bon thấp, Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2019, Báo cáo cuối cùng Nghiên cứu, xây dựng hệ số phát thải (EF) của lưới điện Việt Nam.

10. Trung tâm Bảo vệ tầng ô-zôn và phát triển kinh tế các bon thấp, Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2018, Báo cáo cuối cùng Nghiên cứu, xây dựng hệ số phát thải (EF) của lưới điện Việt Nam.

11. Trung tâm Bảo vệ tầng ô-zôn và phát triển kinh tế các bon thấp, Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2017, Báo cáo cuối cùng Nghiên cứu, xây dựng hệ số phát thải (EF) của lưới điện Việt Nam.

Tiếng Anh

12. Irena, 2019, Renewable Energy Statistics 2019

13. Achim Schreider, Philipp Eckert, Dr. Alexis Bonneschky, 2011, Development of the Russian electricity Carbon emission factors for the period 2010 – 2020.

14. Du Van Toan and nnk, 2019, Usability and Challenges of Offshore Wind Energy in Vietnam Revealed by the Regional Climate Model Simulation. Scientific Online Letters on the Atmosphere, Japan, Volume 15 Pages 113-118.v ISSN-L: 1349-6476.

15. Du Van Toan và nnk, 2018. The Zoning of Offshore Wind Energy Resources in the Vietnam Sea. Proceedings of the 1st Vietnam Symposium on Advances in Offshore Engineering. Lecture Notes in Civil Engineering book series (LNCE, volume 18). Pages 250-256.

16. Du Van Toan and nnk, 2018. Numerical Approach for Studying Offshore Wind Power Potential Along the Southern Coast of Vietnam. Proceedings of the 1st Vietnam Symposium on Advances in Offshore Engineering. Lecture Notes in Civil Engineering book series (LNCE, volume 18). Pages 245-249.

Website

17. BNEF, 2019: Costs for offshore wind, battery storage have dropped sharply in past year, https://www.ieefa.org/bnef-costs-for-offshore-wind-battery-storage- have-dropped-sharply-in-past-year/

18. International Renewable Energy Agency. https://www.irena.org/wind 19. Tiềm năng và thách thức phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam [kỳ 1], 2019, http://www.nangluongvietnam.vn/news/vn/nhan-dinh-phan-bien-kien- nghi/tiem-nang-va-thach-thuc-phat-trien-nang-luong-tai-tao-o-viet-nam-ky-1.html

20. Offshore wind farms in Vietnam,

21. Thực trạng phát thải khí nhà kính ở Việt Nam, 2019, http://www.ncif.gov.vn/Pages/NewsDetail.aspx?newid=21377

22. Phát triển điện gió ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, 2019, http://www.dangcongsan.vn/kinh-te/phat-trien-dien-gio-o-khu-vuc-dong-bang- song-cuu-long-533961.html

23. https://www.thewindpower.net/turbine_en_380_ge-energy_1.6-82.5.php 24. Đồng Bảng sông Cửu Long: Thách thức từ biến đổi khí hậu, 2019, http://daidoanket.vn/dan-toc/dong-bang-song-cuu-long-thach-thuc-tu-bien-doi-khi- hau-tintuc445306.html

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ giảm phát thải khí nhà kính của quy hoạch điện gió khu vực ven biển đồng bằng sông cửu long đến năm 2030 nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu (Trang 55 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)