Dữ liệu điện gió ngoài khơi và đất liền 200 9 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ giảm phát thải khí nhà kính của quy hoạch điện gió khu vực ven biển đồng bằng sông cửu long đến năm 2030 nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu (Trang 31 - 32)

Đơn vị: GW 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Đất liền 148 177 216 262 293 340 404 453 496 540 Ngoài khơi 2 3 4 5 7 9 12 14 19 24 (Theo IRENA, 2019)

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đặc biệt từ sau năm 2015 các nhà máy điện gió ngoài khơi đã được xây dựng và quy hoạch rất nhiều trên toàn cầu. So với điện gió trên đất liền, điện gió trên biển có những ưu điểm sau:

- Tiềm năng năng lượng gió trên biển lớn hơn nhiều so với trên đất liền. Theo nguồn số liệu về gió được thu thập chủ yếu từ các trạm khí tượng thuỷ văn, tốc độ gió trung bình năm tầng 10 m đo được từ các trạm ở trong đất liền tương đối thấp, khoảng 2-3 m/s. ở khu vực ven biển có tốc độ gió cao hơn, từ 3-5 m/s. khu vực các đảo, tốc độ gió trung bình có thể đạt tới 5-8 m/s. Tuy nhiên tại các các tầng cao 80 m, 100 m tốc độ gió nhiều nơi trên đất lien đất liền đạt 6 m/s, ngoài biển đạt trên 7- 10 m/s. Do đó, có thể nói vùng biển và các hải đảo ở nước ta có tiềm năng khá tốt để phát triển điện gió.

- Trên đất liền địa hình và mặt đệm khá đa dạng dẫn đến tốc độ gió phân bố rất phức tạp, phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm và độ gồ ghề của lớp bề mặt, không chỉ làm chậm việc tốc độ gió tăng theo độ cao mà còn có thể tạo ra sự khác nhau rất nhiều trên một khu vực không lớn. Việc chọn địa điểm để đặt tua-bin gió trở nên khó khăn, dễ dẫn đến năng lượng thực thấp hơn dự báo hoặc ngược lại. Đối với ngoài khơi do bề mặt thoáng, đồng đều nên tốc độ gió không bị ảnh hưởng bởi địa hình.

- Cho đến nay, vùng ven biển đều là những khu vực phát triển, bao gồm các thành phố, khu công nghiệp, khu dân cư tập trung. Đó chính là những khu vực tiêu thụ lớn nguồn điện năng, mạng lưới tải điện cũng phát triển. Như vậy các nhà máy điện gió trên biển sẽ gần các trung tâm tiêu thụ và dễ dàng kết nối với mạng điện quốc gia, giảm chi phí và tiêu hoa do truyền tải điện. [8]

Từ một tua-bin gió đầu tiên được xây dựng ngoài khơi ở Thụy Điển vào năm 1990 với công suất 300 kW, qua 28 năm phát triển, đến năm 2018 tổng công suất điện gió ngoài khơi đã lên tới 23.706 MW, chiếm 4,2% tổng sản lượng điện gió. Tốc độ tăng trưởng điện gió ngoài khơi tăng khá nhanh, trong vòng 10 năm, từ 2009 đến 2018, điện gió ngoài khơi tăng hơn 1000%. Trong khi đó, điện gió đất liền chỉ tăng có 264% trong 10 năm.

Hiện nay, trên thế giới có 17 nước đang sử dụng điện gió ngoài khơi, trong đó, đứng đầu là 5 nước: Anh, Đan Mạch, Trung Quốc, Bỉ, Đức (Bảng 1.8)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ giảm phát thải khí nhà kính của quy hoạch điện gió khu vực ven biển đồng bằng sông cửu long đến năm 2030 nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)