Cách bố trí vòi phun

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG PHƯƠNG PHÁP TƯỚI TIÊU ppt (Trang 65 - 66)

1- Mương tưới 2 Rãnh tưới.

3.2.4. Cách bố trí vòi phun

Để đạt yêu cầu kinh tế kỹ thuật của tưới phun mưa chúng ta cần phải bố trí vòi phun sao cho hợp lý để đạt được hiệu quả tưới cao nhất, hiện nay có 3 cách bố trí như sau:

+ Sơ đồ tam giác: Trên sơ đồ tam giác (hình 8 a) số lần di động của vòi phun ít, năng suất tưới cao nhưng chịu ảnh hưởng của gió nên thường khi lặng gió v  1,5 m/s.

+ Sơ đồ hình vuông: Áp dụng trong trường hợp gió có chiều hướng bất kỳ với tốc độ lớn hơn v = 1,5 - 3,5 m/s. Diện tích chồng chéo chỉ khoảng 35 % nên năng suất tưới giảm đi chút ít, hình (8 b).

+ Sơ đồ hình chữ nhật: Áp dụng khi gió thổi một chiều hướng nhất định với v  3,5 m/s. Hiệu suất đảm bảo tưới theo sơ đồ này nhỏ hơn do diện tích chồng chéo lớn, hình (8 c). r r b b a r a b (a) (b) a (c)

Hình 8 : Sơ đồ bố trí vòi phun mưa

Chú thích hình vẽ : - a là khoảng cách giữa 2 vòi phun trên đường ống

- b là khoảng cách giữa 2 đường ống phun (nhánh) - r là bán kính phun mưa.

3.5 .Tưới ngầm

3.5.1. Khái niệm chung

Tưới ngầm là phương pháp tưới bằng cách cung cấp nước cho cây trồng từ dưới đất lên rễ cây. Đây là phương pháp tưới hiện đại được thực hiện bởi 2 phương pháp sau:

- Biện pháp thứ nhất là đặt ống tưới ngầm hoặc các hầm đào ngầm dưới mặt đất ở một chiều sâu khoảng 40 – 50 cm và cách nhau một khoảng cách nhất định để cung cấp nước cho cây trồng.

- Biện pháp thứ hai là xây dựng cống điều tiết trên mương tiêu lộ thiên để điều tiết mực nước trong mương dâng cao cho thông qua các ống ngầm hoặc trực tiếp ngấm vào tầng đất giữa 2 mương để cung cấp cho cây trồng.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG PHƯƠNG PHÁP TƯỚI TIÊU ppt (Trang 65 - 66)