Thời gian tướ

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG PHƯƠNG PHÁP TƯỚI TIÊU ppt (Trang 27 - 29)

N TS = (W1d1 h1 + W2 d2h 2+ Wn dn h n) (m3/ha)

2.1.4. Thời gian tướ

Mỗi loại cây trồng qua từng thời kỳ sinh trưởng yêu cầu một giới hạn độ ẩm thích hợp để thoả mãn nhu cầu nước của chúng trong những điều kiện ngoại cảnh nhất định. Khi điều kiện tự nhiên không đảm bảo yêu cầu đó thì phải dùng biện pháp tưới nhân tạo để bổ sung thêm lượng nước cần thiết. Do đo, xác định đúng đắn thời gian tưới có ý nghĩa to lớn trong toàn bộ chế độ tưới hợp lý và là yếu tố quan khối đối với sinh trưởng và năng suất cây trồng.

Để xác định thời gian tưới người ta sử dụng các phương pháp sau:

2.1.4.1. Tưới theo độ ẩm đất

Phương pháp này dựa trên cơ sở xác định giới hạn độ ẩm đất thích hợp qua từng thời kỳ sinh trưởng, theo dõi định kỳ độ ẩm đất. Nếu khi nào độ ẩm đất giảm xuống dưới mức thích hợp cho từng thời kỳ sinh trưởng thì đó là lúc cần tưới.

Cơ sở khoa học của phương pháp này là cây hút nước từ đất nên cần dựa vào khả năng giữ ẩm của đất để dự tính lượng nước cây có thể sử dụng được.

Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm: chưa chú ý đến trạng thái và yêu cầu nước của bản thân cây trồng trong những điều kiện ngoại cảnh khác nhau.

Khi đất bón nhiều phân hoặc có có nồng độ dung dịch cao, mặc dù đất có đủ độ ẩm thích hợp nhưng khả năng cung cấp nước cho cây trồng bị hạn chế.

Mặt khác, trên mỗi loại đất, khả năng dự trữ độ ẩm và cung cấp lượng nước cho cây trồng cũng thay đổi theo tính chất vật lý của chúng, nên giới hạn độ ẩm

thích hợp cũng biến đổi, ít nhiều cũng gây khó khăn cho việc xác định giới hạn đó trong những điều kiện khác nhau.

2.1.4.2. Tưới theo giai đoạn phát triển của cây trồng ( phương pháp khí hậu

sinh học hay lý sinh)

Trong những điều kiện khí hậu khác nhau, độ ẩm đất tự nhiên có thể thỏa mãn được nhu cầu nước ở một giới hạn nhất định, có thể ở giai đoạn này cây trồng được cung cấp đầy đủ nước nhưng ở một giai đoạn khác, cây trồng lại thiếu nước và sự cung cấp này của đất tự nhiên phụ thuộc vào từng vùng khí hậu khác nhau.

Trên cơ sở thời vụ cây trồng đã xác định và nắm vững điều kiện khí hậu của từng vùng, qua thực tế thí nghiệm đối với từng loại cây trồng, chúng ta có thể tìm được thời gian cần phải tưới, số lần cần phải tưới qua các giai đoạn phát triển của cây trồng.

Do sự chi phối của điều kiện khí hậu ở từng vùng khác nhau, cho nên có thể cùng một loại cây trồng mà chế độ tưới và thời gian tưới không giống nhau. không những thế mà ngay trong một vùng khí hậu, hiệu quả của việc xác định thời gian tưới theo giai đoạn phát triển của cây trồng cũng dẫn đến năng suất khác nhau qua các năm.

Phương pháp này có ưu điểm dễ dàng sử dụng, có thể phổ biến rộng rãi trong những vùng cùng điều kiện khí hậu. Nhưng có khuyết điểm là chưa chú ý đến độ ẩm đất và tình trạng cây trồng trước khi tưới. Nếu khi các yếu tố khí hậu thay đổi so với quy luật xuất hiện của nó thì hiệu quả của phương paáp này bị hạn chế.

2.1.4.3. Phương pháp xác định thời gian tưới theo hình thái bên ngoài của cây

Xuất phát từ những công trình nghiên cứu mối liên hệ giữa quang hợp và mức độ cung cấp nước khác nhau, giữa nước và động thái tăng trưởng của cây. Nhiều nhà sinh lý đã đi sâu vào nghiên cứu phương pháp đơn giản để tìm hiểu sự cần nước cho cây trồng với hy vọng sẽ chẩn đoán được thời gian tưới nước dúng đắn và được gọi là phương pháp hình thái học.

Nhiều kết quả nghiên cứu xác định rằng quá trình sinh trưởng tiến hành rất mạnh mẽ khi ở các cơ quan của tế bào cây bão hòa nước và điều này chỉ xãy ra khi đất có độ ẩm 80 – 100 %.

Do lượng nước trong cây có quan hệ trực tiếp đến các hoạt động sinh lý, sinh hóa cần thiết cho sự sinh trưởng của cây. Vì vậy, sự biểu hiện mức độ sinh trưởng khác nhau của cây trồng trên đồng ruộng có quan hệ với nhu cầu nước của chúng.

Do đó, có thể dùng các chỉ tiêu về hình thái bên ngoài của cây như: động thái tăng trưởng chiều cao, động thái ra lá trên thân chính, màu sắc lá để chẩn đoán thời gian cần tưới của cây.

Để áp dụng phương pháp này, cần tìm hiểu mối quan hệ giữa động thái sinh trưởng của cây và độ ẩm đất thích hợp để xác định chúng. Khi đã xác định được mối quan hệ giữa độ ẩm đất và động thái sinh trưởng của cây trồng qua các chỉ tiêu trên, có thể sử dụng chúng để chẩn đoán thời gian tưới mà không cần quan trắc các yếu tố khác.

Phương pháp này không đòi hỏi phải có những dụng cụ quan sát phức tạp nên dễ áp dụng. Tuy nhiên, nó không thể kịp thời phát hiện được sự thiếu nước của cây. Khi sự thiếu nước đã biểu hiện ra bên ngoài thì ở mức độ nhất định nó gây ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây trồng.

2.1.4.4. Phương pháp sinh lý

Các chỉ tiêu sinh lý như nồng độ dịch bào, sức hút nước của lá phản ánh rất nhạy bén và đáng tin cậy về nhu cầu nước của cây trồng. Vì vậy, trong những điều kiện đất đai, khí hậu và canh tác khác nhau các chỉ tiêu này đều có liên hệ trực tiếp với chế độ nước của cây và có thể sử dụng chúng để chẩn đoán thời gian cần tưới nước.

Trên cơ sở các biện pháp kỹ thuật tác động thích hợp, cần xác định được trị số giới hạn của các chỉ tiêu này ở từng thời kỳ sinh trưởng trong điều kiện cây trồng cho năng suất cao nhất, để làm cơ sở cho việc so sánh với giá trị các chỉ tiêu này quan sát cây trồng trên đồng ruộng được tưới nước. Nếu ở một thời kỳ nào đó, quan sát thấy các chỉ tiêu này trên đồng ruộng đã đến hoặc vượt quá trị số giới hạn đã xác định thì chứng tỏ trong hoàn cảnh đó cây trồng thiếu nước và yêu cầu cần phải tưới.

Phương pháp này hiện nay đang tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện để có thể sử dụng rộng rãi trong sản xuất.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG PHƯƠNG PHÁP TƯỚI TIÊU ppt (Trang 27 - 29)