Hiện trạng ngập lụt tại khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của ngập lụt đến sử dụng đất nông nghiệp ở các huyện ven biển của tỉnh nghệ an trong bối cảnh biến đổi khí hậuluận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 37 - 39)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU

1.7. Hiện trạng ngập lụt tại khu vực nghiên cứu

Theo dự báo, nếu không có biện pháp hữu hiệu để giảm bớt lƣợng khí nhà kính, nhiệt độ trái đất sẽ tăng thêm từ 1,8oC đến 6,4oC vào năm 2100, lƣợng mƣa sẽ tăng thêm 5 - 10%, băng ở hai cực và trên các núi cao sẽ tan chảy nhiều hơn, mực nƣớc biển sẽ dâng lên khoảng 70 - 100 cm và tất nhiên nhiều hiện tƣợng khí hậu cực đoan theo đó sẽ diễn ra với mức độ khó lƣờng trƣớc đƣợc cả về tần suất và mức độ. Nƣớc biển dâng sẽ gây nên xói mòn bờ biển, ngập lụt vùng ven bờ, làm suy thoái đất ngập nƣớc, nƣớc mặn xâm nhập,… Trong những năm gần đây, mƣa lớn đã làm ngập lụt nhiều vùng tại Nghệ An gây nhiều thiệt hại về ngƣời và tài sản, thống kê một số thiệt hại theo “Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2015 có tính đến năm 2020” nhƣ sau:

- Năm 2005: Thiệt hại do bão lụt năm 2005 làm chết 28 ngƣời, ngập 2.496 ngôi nhà, đổ trôi 98 nhà dân, 48 phòng học, làm ngập và hƣ hại 147 phòng học và trạm xá, ngập 32.765 ha lúa, 19.087ha hoa màu, trong đó ngập hỏng 7000 ha, 1.736,90 ha ao nuôi trồng thuỷ sản, nhiều công trình giao thông, thủy lợi bị hƣ hỏng nặng. Thiệt hại khoảng 372,5 tỷ đồng.

- Năm 2007: Do ảnh hƣởng bão số 5, từ ngày 03 đến ngày 06/10/2007 trên địa bàn Nghệ An có mƣa vừa đến mƣa to. Đặc biệt đêm ngày 03 và ngày 04/10 tại các huyện miền núi thuộc tuyến đƣờng Quốc lộ 48 (Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn) có mƣa do hoàn lƣu bão rất to trên 340mm làm cho nhiều vùng ven sông Hiếu, sông Con, sông Cả bị ngập nặng, nhiều tuyến đê cấp IV của huyện Thanh Chƣơng, Nam Đàn bị tràn, tuyến đê Cát Văn bị vỡ 200m, Hồ Đồng Chè, Nghĩa Đàn bị vỡ và nhiều công trình hạ tầng kinh tế, xã hội khác bị hƣ hỏng. Thiệt hại về kinh tế khoảng850 tỷ đồng.

- Năm 2008: Đợt mƣa lũ cuối tháng 10, mƣa lớn gây ngập úng làm hƣ hỏng nhiều diện tích lúa mùa, hoa màu cây vụ đông, thiệt hại 416 tỷ đồng.

- Năm 2010: Đợt lũ từ ngày 14-20/10 làm ngập sâu vùng đồng bằng trong nhiều ngày. Riêng năm 2010 mƣa lũ trên diện rộng đã làm ngập 226 trƣờng học với 3.296 phòng (chủ yếu các huyện vùng đồng bằng).

- Năm 2011: Mùa mƣa lũ đã làm ngành nuôi trồng thuỷ sản Nghệ An đã bị thiệt hại trên 43 tỷ đồng. Mƣa lớn gây lũ trên thƣợng nguồn làm trôi 11 chiếc lồng bè nuôi cá, làm ngập trôi cá, tôm nuôi trên 1.800 ha ao đầm và 300 ha ruộng.

Tiểu kết chƣơng 1:

Qua việc tổng quan về các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc có thể nhận thấy: (i) Hầu hết các nghiên cứu đều hƣớng đến việc sử dụng các mô hình toán để áp dụng trong quá trình dự báo, cảnh báo thiên tai nhằm quản lý rủi ro, giảm thiểu thiệt hại do lũ gây ra, ứng dụng trong quản lý lƣu vực sông với kiểm soát lũ lớn...; (ii) Đã có những nghiên cứu về tác động của BĐKH đến sử dụng đất nói chung nhƣng còn thiên về mặt định tính, còn mặt định lƣợng thì chƣa thực sự có nhiều, nhất là những nghiên cứu cụ thể áp dụng cho cho các địa phƣơng từ cấp tỉnh trở xuống; (iii) Hiện chƣa có nghiên cứu tiến hành đánh giá đầy đủ các tác động của ngập lụt do BĐKH đến sử dụng đất cụ thể là chi tiết đến độ sâu và diện ngập lụt của khu vực ven biển của tỉnh Nghệ An.

- Trong chƣơng 1 cũng đã giới thiệu tóm tắt đƣợc các điều kiện về tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng tài nguyên nƣớc, hiện trạng sử dụng đất và hiện trạng ngập lụt của tỉnh Nghệ An.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của ngập lụt đến sử dụng đất nông nghiệp ở các huyện ven biển của tỉnh nghệ an trong bối cảnh biến đổi khí hậuluận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)