.Biến đổi của nhiệt độ trung bình mùa thu (oC) so với thời kỳ cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của ngập lụt đến sử dụng đất nông nghiệp ở các huyện ven biển của tỉnh nghệ an trong bối cảnh biến đổi khí hậuluận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 50)

Tỉnh Kịch bản RCP4.5

2016-2035 2046-2065 2080-2099

Nghệ An 0,6 (0,2÷1,1) 1,6 (1,1÷2,4) 2,1 (1,3÷3,2)

Ghi chú: Giá trị trong ngoặc đơn là khoảng biến đổi quanh giá trị trung bình với cận dưới 10% và cận trên 90%.

3.1.1.2. Nhiệt độ cực trị

Theo kịch bản RCP4.5, vào giữa thế kỷ, nhiệt độ tối cao trung bình năm trên toàn quốc tăng phổ biến từ 1,4÷1,8oC. Đến cuối thế kỷ, mức tăng từ 1,7÷2,7oC. Nhiệt độ tối thấp trung bình năm trên toàn quốc tăng phổ biến từ 1,4÷1,6oC vào giữa thế kỷ, từ 1,8÷2,2oC vào cuối thế kỷ. Khu vực ven biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ có mức tăng thấp nhất, khoảng 1,3÷1,4oC vào giữa thế kỷ và 1,6÷1,8oC vào cuối thế kỷ.

3.1.2.Lượng mưa

3.1.2.1. Lượng mưa năm

Theo kịch bản RCP4.5, vào đầu thế kỷ, lƣợng mƣa năm có xu thế tăng ở hầu hết cả nƣớc, phổ biến từ 5÷10%. Vào giữa thế kỷ, mức tăng phổ biến từ 5÷15%. Một số tỉnh

ven biển Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ có thể tăng trên 20%. Đến cuối thế kỷ, mức biến đổi lƣợng mƣa năm có phân bố tƣơng tự nhƣ giữa thế kỷ, tuy nhiên vùng có mức tăng trên 20% mở rộng hơn.Bảng là mức biến đổi lƣợng mƣa (%) năm của các giai đoạn đầu, giữa và cuối thế kỷ so với thời kỳ 1986-2005 cho tỉnh Nghệ An.

Bảng 3.6. Biến đổi của lượng mưa năm (%) so với thời kỳ cơ sở

Tỉnh Kịch bản RCP4.5

2016-2035 2046-2065 2080-2099

Nghệ An 10,2 (2,4÷17,7) 16,8 (10,6÷23,1) 18,1 (10,3÷26,3)

Ghi chú: Giá trị trong ngoặc đơn là khoảng biến đổi quanh giá trị trung bình với cận dưới 20% và cận trên 80%.

3.1.2.2. Lượng mưa mùa đông

Theo kịch bản RCP4.5, vào đầu thế kỷ, lƣợng mƣa mùa đông có xu thế tăng ở hầu hết cả nƣớc, phổ biến từ 5÷12%. Vào giữa thế kỷ, xu thế giảm ở Tây Bắc, phần lớn Việt Bắc, mức giảm nhiều nhất là 10%. Các khu vực khác tăng phổ biến từ 5÷20%, nhiều nhất là Nam Bộ, nam Tây Nguyên, phía tây Trung Bộ. Đến cuối thế kỷ, xu thế giảm ở phần lớn Đông Bắc, một phần Đồng bằng Bắc Bộ và một phần sát biên giới phía bắc thuộc Tây Bắc và Đông Bắc với mức giảm nhiều nhất đến 15%. Hầu hết các tỉnh từ Quảng Bình trở vào có mức tăng phổ biến từ 20÷25%. Bảngthể hiện Biến đổi của lƣợng mƣa mùa đông (%) so với thời kỳ 1986-2005 cho tỉnh Nghệ An.

Bảng 3.7. Biến đổi của lượng mưa mùa đông (%) so với thời kỳ cơ sở

Tỉnh Kịch bản RCP4.5

2016-2035 2046-2065 2080-2099

Nghệ An 12,8 (0,1÷25,8) 19,8 (3,9÷34,7) 10,1 (-0,9÷20,6)

Ghi chú: Giá trị trong ngoặc đơn là khoảng biến đổi quanh giá trị trung bình với cận dưới 20% và cận trên 80%

3.1.2.3. Lượng mưa mùa xuân

Theo kịch bản RCP4.5, vào đầu thế kỷ, lƣợng mƣa mùa xuân có xu thế giảm nhẹ ở phía Bắc, tăng từ 5÷10% ở phía Nam. Vào giữa thế kỷ, xu thế tăng ở các tỉnh phía Bắc (từ Quảng Trị trở ra) và giảm ở nhiều tỉnh phía Nam (từ Thừa Thiên - Huế trở vào). Mức tăng phổ biến từ 5÷10%. Một phần Tây Bắc và một phần Đông Bắc có mức tăng nhiều nhất, trên 15%. Lƣợng mƣa có xu thế giảm ở hầu hết các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ (từ Thừa Thiên - Huế đến Cà Mau) với mức giảm dƣới 10%. Đến cuối thế kỷ, lƣợng mƣa có xu thế tăng từ 3÷10% trên cả nƣớc, một số nơi thuộc Đông Bắc, Việt Bắc tăng nhiều hơn. Bảngthể hiện Biến đổi của lƣợng mƣa mùa xuân (%) so với thời kỳ 1986-2005 cho tỉnh Nghệ An.

Bảng3.8. Biến đổi của lượng mưa mùa xuân (%) so với thời kỳ cơ sở

Tỉnh Kịch bản RCP4.5

2016-2035 2046-2065 2080-2099

Nghệ An 2,9 (-2,9÷8,4) 11,0 (-2,0÷23,5) 17,6 (9,1÷26,0)

Ghi chú: Giá trị trong ngoặc đơn là khoảng biến đổi quanh giá trị trung bình với cận dưới 20% và cận trên 80%

3.1.2.4. Lượng mưa mùa hè

Theo kịch bản RCP4.5, vào đầu thế kỷ, lƣợng mƣa mùa hè có xu thế tăng ở hầu hết cảnƣớc, phổ biến từ 3÷12%. Vào giữa thế kỷ, xu thế tăng phổ biến từ 5÷15% trên phần lớn lãnh thổ, trừ Nam Trung Bộ, đông Tây Nguyên và một phần phía tây Nam Bộ có xu thế giảm từ 3÷15%. Đến cuối thế kỷ, sự biến đổi có xu thế tƣơng tự nhƣ giữa thế kỷ, tuy nhiên khu vực lƣợng mƣa giảm mở rộng hơn về phía Bắc. Bảng thể hiện Biến đổi lƣợng mƣa mùa hè (%) so với thời kỳ 1986-2005 cho tỉnh Nghệ An.

Bảng 3.9. Biến đổi của lượng mưa mùa hè (%) so với thời kỳ cơ sở

Tỉnh Kịch bản RCP4.5

2016-2035 2046-2065 2080-2099

Nghệ An 13,3 (-2,9÷28,6) 5,2 (-1,1÷11,8) 10,9 (0,5÷20,5)

Ghi chú: Giá trị trong ngoặc đơn là khoảng biến đổi quanh giá trị trung bình với cận dưới 20% và cận trên 80%

3.1.2.5. Lượng mưa mùa thu

Theo kịch bản RCP4.5, vào đầu thế kỷ, lƣợng mƣa mùa thu có xu thế tăng, phổ biến từ 10÷25%. Vào giữa thế kỷ, xu thế tăng ở hầu hết các vùng với mức phổ biến từ 15÷35%. Phần lớn Đông Bắc, từ Thanh Hóa đến Nghệ An và từ Thừa Thiên - Huế đến Bình Định tăng nhiều nhất (30% đến trên 40%). Đến cuối thế kỷ, biến đổi lƣợng mƣa mùa thu có xu thế tƣơng tự nhƣ giữa thế kỷ nhƣng mức độ nhiều hơn: tăng nhiều nhất ở Đồng bằng Bắc Bộ và Đông Bắc (30÷50%), tăng ít nhất ở nam Tây Nguyên và phía bắc Tây Bắc (dƣới 10%). Bảng thể hiện biến đổi của lƣợng mƣa mùa thu (%) so với thời kỳ 1986-2005 cho tỉnh Nghệ An.

Bảng 3.10. Biến đổi của lượng mưa mùa hè (%) so với thời kỳ cơ sở

Tỉnh Kịch bản RCP4.5

2016-2035 2046-2065 2080-2099

Nghệ An 10,9 (3,0÷18,7) 30,6 (20,5÷41,0) 26,5 (9,1÷45,4)

Ghi chú: Giá trị trong ngoặc đơn là khoảng biến đổi quanh giá trị trung bình với cận dưới 20% và cận trên 80%

3.1.2.6. Lượng mưa cực trị

Theo kịch bản RCP4.5, vào giữa thế kỷ, lƣợng mƣa 1 ngày lớn nhất trung bình có xu thế tăng trên toàn lãnh thổ, phổ biến từ 10÷70%. Tăng nhiều nhất ở Đông Bắc, Thừa Thiên - Huế đến Quảng Nam và phía đông Nam Bộ. Đến cuối thế kỷ, xu thế biến đổi khá giống với thời kỳ giữa thế kỷ nhƣng mức tăng lớn hơn và phạm vi tăng mở rộng hơn.

b. Lƣợng mƣa năm ngày lớn nhất trung bình (Rx5day)

Theo kịch bản RCP4.5, vào giữa thế kỷ, lƣợng mƣa 5 ngày lớn nhất trung bình có xu thế tăng trên phạm vi cả nƣớc với mức tăng phổ biến từ 10÷50%. Phía đông Nam Bộ có mức tăng nhiều nhất cả nƣớc, có thể trên 80%. Đến cuối thế kỷ, xu thế biến đổi gần tƣơng tự với thời kỳ giữa thế kỷ nhƣng lớn hơn về mức độ và mở rộng hơn về phạm vi, đặc biệt là khu vực Đông Bắc.

3.2. Đánh giá tác động của ngập lụt đến sử dụng đất nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu biến đổi khí hậu

3.2.1.Tác động của biến đổi khí hậu đến ngập lụt tỉnh Nghệ An

Dƣới ảnh hƣởng của BĐKH quá trình mực nƣớc và lƣu lƣợng tại các vị trí trên hệ thống sông theo thời gian ngày càng gia tăng. Kết quả dự báo mực nƣớc, lƣu lƣợng trên hệ thống sông Cả theo thời gian đƣợc trình bày ởBảng:

Bảng 3.11. Kết quả gia tăng mực nước theo các thời kỳ tương lai (m)

Thời kỳ Vị trí Linh Cảm Dừa Bến Thuỷ Chợ Tràng Đô Lƣơng Yên Thƣợng 2016-2035 1% 0,09 0,10 0,09 0,09 0,11 0,05 5% 0,01 0,10 0,01 0,02 0,10 0,01 2046-2065 1% 0,20 0,22 0,20 0,19 0,24 0,13 5% 0,10 0,22 0,11 0,10 0,22 0,08 2080-2099 1% 0,38 0,42 0,39 0,36 0,45 0,25 5% 0,26 0,40 0,31 0,26 0,43 0,20

Trong đó, mực nƣớc tại các trạm hạ lƣu Chợ Tràng, Linh Cảm, Bến Thủy đều gia tăng mạnh mẽ trong cả trƣờng hợp lũ 1% và 5%. Cụ thể nhƣ sau:

Vào thời kỳ 2016–2035, mực nƣớc lớn nhất tại các trạm vùng hạ lƣu gia tăng từ 0.01m – 0.09m so với thời kỳ nền trong khi đó mặc dù đến ngã ba Chợ Tràng mực nƣớc lớn nhất tăng lên mức từ 0,02m – 0,09m thì trên sông Hào (nhánh từ sông La) tại trạm Linh Cảm vẫn có sự gia tăng mực nƣớc từ 0,01m – 0,09m. Điều này cho thấy diễn biến thủy lực thời kỳ 2016-2035đã có phần nghiêm trọng hơn so với thời kỳ nền.

Thời kỳ 2046–2065 đã có sự khác biệt lớn đối với diễn biến thủy lực so với thời kỳ 2016–2035. Với mực nƣớc lớn nhất tại Bến Thủy và Chợ Tràng có thể gia tăng từ 0,1 – 0,22m và các trạm thƣợng lƣu nhƣ Yên Thƣợng cũng tăng lên từ 0,08 – 0,13m so với thời kỳ nền.

Mực nƣớc lớn nhất tại các trạm Bến Thủy, Chợ Tràng, Linh Cảm vào thời kỳ 2080-2099 cũng tăng lên nghiêm trọng so với thời kỳ nền lên tới 0,26 – 0,39m và các vị trí thƣợng lƣu cũng gia tăng đến mức 0,2 – 0,45m.

Để có cái nhìn tổng quan về tác động của BĐKH đến tình hình ngập lụt trên tỉnh Nghệ An, nghiên cứu tiến hành xây dựng các bản đồ nguy cơ ngập lụt ứng với từng thời kỳ. Trong đó, qua các kết quả mô phỏng chồng xếp với các bản đồ hành chính, bản đồ công trình thủy lợi thì các bản đồ ngập lụt đƣợc xây dựng thể hiện chiều sâu ngập theo 3 cấp nhƣ sau (Bảng):

Bảng 3.12. Các cấp ngập được phân bổ cho tỉnh Nghệ An

TT Chiều sâu ngập (m) Cấp

1 < 0.5 1

2 0.5 - 1 2

3 > 1 3

Từ hình Hìnhđến Hìnhlà các bản đồ nguy cơ ngập lụt theo các thời kỳ nền, 2016– 2035, 2046–2065 và 2080–2099ứng với lũ 1% và 5%.

Hình 3.2. Bản đồ nguy cơ ngập lụt tại tỉnh Nghệ An thời kỳ nền với lũ 5%

Hình 3.4. Bản đồ nguy cơ ngập lụt tại tỉnh Nghệ An thời kỳ 2016-2035 với lũ 5%

Hình 3.6. Bản đồ nguy cơ ngập lụt tại tỉnh Nghệ An thời kỳ 2046-2065 với lũ 5%

Hình 3.8. Bản đồ nguy cơ ngập lụt tại tỉnh Nghệ An thời kỳ 2080-2099 với lũ 5%

3.2.2.Tác động của biến đổi khí hậu đến ngập lụt tại các huyện ven biển Nghệ An

Từ công tác xây dựng bản đồ ngập lụt, để có cái nhìn cụ thể về tình hình tác động của ngập lụt đến các vùng miền trong tỉnh Nghệ An nói chung và các huyện ven biển Nghệ An nói riêng, tiến hành tính toán diện tích các vùng ngập lụt bằng việc chồng xếp các loại bản đồ hành chính và bản đồ ngập lụt.

Hình 3.9. Sự gia tăng tỉ lệ diện tích có nguy cơ ngập lụt của các huyện qua các thời kỳ tương lai so với thời kỳ nền (trường hợp lũ 1%)

Nhìn chung, toàn tỉnh Nghệ An có nguy cơ ngập lụt gia tăng mạnh theo thời gian. Trong đó các huyện luôn luôn có nguy cơ bị ngập lụt trong tƣơng lai là Diễn Châu, Nghi Lộc, Quỳnh Lƣu, TP.Vinh và TX.Cửa Lò, trong đó TP.Vinh có khả năng bị ngập lụt nghiêm trọng nhất.

Hình 3.10. Sự gia tăng tỉ lệ diện tích có nguy cơ ngập lụt của các huyện qua các thời kỳ tương lai so với thời kỳ nền (trường hợp lũ 5%)

Từ Hình, Hình cho thấy, theo thời gian sự gia tăng tỉ lệ diện tích có khả năng bị ngập lụt của Thành phố Vinh và Thị xã Cửa Lò là rõ nét trong cả hai trƣờng hợp lũ 1% và 5% (Bảng). Cụ thể nhƣ sau:

- Thời kỳ 2016 – 2035 xét theo cả trƣờng hợp lũ 1% và 5% hầu nhƣ không có sự biến động khác biệt đáng kể, tại Thị xã Cửa Lò chỉ dao động trong khoảng 0,1% so với thời kỳ nền.

- Ở thời kỳ 2046 – 2065, trong cả trƣờng hợp lũ 1% và 5% ở thời kỳ này, huyện Quỳnh Lƣu và TP.Vinh cũng cho thấy sự gia tăng lớn. Trong đó, tại Quỳnh Lƣu tỉ lệ diện tích ngập cấp 1 nằm trong khoảng từ 1,1% - 1,16%, cấp 2 từ 1,11% - 1,71%, cấp 3 từ 0,11% - 3,3% và Thành phố Vinh với 0,27% - 1,67% ở cấp ngập 1, từ 1,09% - 1,29% ở cấp 2 đặc biệt là cấp 3 với 1,69% - 3,43% tỉ lệ diện tích có nguy cơ ngập so với thời kỳ nền.

- Thời kỳ 2080 – 2099, với khả năng ngập lụt cấp 1 thì tỉ lệ diện tích có nguy cơ ngập tại Diễn Châu tăng lên 6,2% và cấp 3 tăng lên tới 18,61% so với thời kỳ nền. Bên cạnh đó, Tp. Vinh cũng cho thấy mức gia tăng đều trong cả 3 cấp ngập với 2,24% ở cấp 1, tăng 3,17% đối với cấp 2 và 4,29% ở cấp 3 so với thời kỳ nền.

Bảng 3.13. Tỉ lệ gia tăng diện tích các huyện có nguy cơ ngập lụt theo các thời kỳ (%) Huyện Độ sâu ngập (m) 5% 1% 2016-2035 2046-2065 2080-2099 2016-2035 2046-2065 2080-2099 Diễn Châu < 0,5 0,01 0,01 0,01 - 0,27 6,20 0,5 -1 - - 0,06 0,03 0,10 0,30 > 1 - - - 0,52 0,20 18,61 Nghi Lộc < 0,5 0,02 0,10 0,29 - 0,23 0,95 0,5 -1 0,02 0,03 1,90 0,61 1,05 2,16 > 1 0,22 0,49 1,36 0,55 2,06 5,17 Quỳnh Lƣu < 0,5 0,02 1,10 0,80 0,11 1,06 1,97 0,5 -1 0,72 1,11 1,14 0,68 1,71 1,74 > 1 0,1 0,11 0,30 1,03 3,30 5,97 TP. Vinh < 0,5 0,02 0,27 0,65 0,93 1,67 2,24 0,5 -1 1,03 1,69 1,51 0,36 1,29 3,17 > 1 0,02 1,69 3,93 1,66 3,43 4,29 TX. Cửa Lò < 0,5 0,13 0,13 0,22 0,07 0,31 0,54 0,5 -1 - - 0,23 0,10 0,37 0,62 > 1 0,03 0,26 4,48 0,14 0,18 0,51

3.2.3.Tác động của ngập lụt đến tình hình sử dụng đấtcác huyên ven biển Nghệ An

Với nguy cơ lũ lụt ngày càng gia tăng cho các thời kỳ tƣơng lai so với thời kỳ nền qua các đánh giá sơ bộ nhƣ trên, việc đánh giá tác động của nguy cơ ngập lụt do tác động của BĐKH đến tình hình sử dụng đất theo từng huyên của Nghệ An có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Dựa trên bản đồ ngập lụt đã đƣợc mô phỏng cho các thời kỳ, tiến hành chồng xếp bản đồ này với các bản đồ sử dụng đất, bản đồ hành chính để xác định đƣợc tỷ lệ diện tích các loại đất có nguy cơ bị ảnh hƣởng bởi ngập lụt trong các thời kỳ. Kết quả thu đƣợc là tỉ lệ diện tích các loại sử dụng đất có nguy cơ ngập lụt theo từng huyện qua các thời kỳ (thời kỳ nền, 2016-2035, 2046-2065,2080-2099) đối với cả trƣờng hợp lũ 1% và lũ 5%, cụ thể cho từng huyện ven biển Nghệ An nhƣ sau:

3.2.3.1. Thị xã Cửa Lò

Thị xã Cửa Lò là 1 trong số những huyện ven biển Nghệ An có tỉ lệ diện tích có nguy cơ ngập lụt trong tƣơng lai khá thấp với 10 loại sử dụng đất nằm trong vùng ảnh hƣởng. Trong đó, tỉ lệ diện tích đất nông nghiệp có nguy cơ ngập lụt cao hơn so với đất sử dụng mục đích phi nông nghiệp. Đáng kể nhất là đất nuôi trồng thủy sản nƣớc lợ, mặn (TSL) với tỉ lệ diện tích đất có khả năng ngập lụt từ 25,16% (thời kỳ 2016- 2035) – 34,95% (thời kỳ 2080-2099). Trong khi trƣờng hợp lũ 5% các đất sử dụng ít

nguy cơ ngập lụt thì đến trƣờng hợp lũ 1% vùng đất dùng cho mục đích nông nghiệp còn có thêm đất có rừng trồng sản xuất (RST) với tỉ lệ diện tích ngập lên tới 98,36% (thời kỳ 2016-2035) – 99,06% (thời kỳ 2080-2099) và đất trồng lúa nƣớc (LUK) từ 5,12% (thời kỳ 2016-2035) –7,42% (thời kỳ 2080-2099). Đồng thời, đất mặt nƣớc chuyên dùng (MNC) có tỉ lệ diện tích có nguy cơ ngập từ lên tới 80,79% theo sau đó là đất ở tại đô thị (ODT) từ 12,18% - 14,25% và đất ở tại nông thôn từ 6,46% - 7,32%.

Tỷ lệ diện tích các dạng sử dụng đất có nguy cơ ngập lụt tại TX. Cửa Lò qua các thời kỳ đƣợc trình bày ở Hình, Hình và Bảng.

Hình 3.11. Tỉ lệ diện tích sử dụng đất có nguy cơ ngập lụt trường hợp lũ 1% TX. Cửa Lò

Bảng 3.14. Tỉ lệ diện tích các dạng sử dụng đất có nguy cơ ngập lụt tại Thị xã Cửa Lò qua các thời kỳ (%)

SDD Thời kỳ nền Thời kỳ 2016-2035 Thời kỳ 2046-2065 Thời kỳ 2080-2099

5% 1% 5% 1% 5% 1% 5% 1% BHK 1,03 - 1,03 - 2,11 - 2,11 -

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của ngập lụt đến sử dụng đất nông nghiệp ở các huyện ven biển của tỉnh nghệ an trong bối cảnh biến đổi khí hậuluận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)