Mức bền vững của các khu tái định cƣ thuộc khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính bền vững của một số khu tái định cư thuộc xã nậm tăm, huyện sìn hồ, tỉnh lai châu (Trang 48)

3.2.1. Mức độ bền vững của khu tái định cư theo phương pháp CSA

Để thuận tiện cho thu thập số liệu, đề tài đã phân nhóm bảng hỏi dựa trên nhu cầu thông tin cần cung cấp từ danh mục bảng hỏi CSA phù hợp với việc thu thập thông tin ở cộng đồng, cụ thể:

- Gộp những câu hỏi chung trong bảng hỏi CSA để trong quá trình thực địa chỉ cần hỏi một vài đối tƣợng là có đủ thông tin.

- Những câu hỏi còn lại cần thu thập số liệu chi tiết.

Thông tin đƣợc hỏi lấy đại diện các hộ tham gia trả lời (khu tái định cƣ Phiêng Chá có 69 hộ là dân tộc Lự, Tả Tủ 2 có 81 hộ là dân tộc Thái) tuy nhiên để hiểu đƣợc cũng nhƣ đáp ứng đầy đủ thông tin trong bảng hỏi, mỗi khu tái định cƣ chỉ đáp ứng đƣợc 15 ngƣời đại diện cho các hộ tham gia trả lời.

Quá trình thu thập thông tin: lập kế hoạch thu thập thông tin cho bảng câu hỏi, trên cơ sở kế hoạch đến làm việc với trƣởng bản để lựa chọn một số hộ và báo trƣớc với các hộ bố trí thời gian trả lời. Bảng hỏi đóng đã đƣợc chuẩn hóa. Làm quen với ngƣời đƣợc hỏi là các hộ dân trong 2 khu tái định cƣ, xác định rõ câu hỏi, trình tự của các câu hỏi để thu thập thông tin sau đó loại bỏ những câu đã có đủ thông tin rồi tiếp tục điều tra với các câu hỏi và số phiếu còn lại. Kết

hợp quan sát tại chỗ và hỏi cán bộ xã để nhận định thông tin đã quan sát. Đồng thời xin pho tô các báo cáo của UBND xã, sổ họp bản, sổ theo dõi khám chữa bệnh tại trạm y tế xã, sổ điều tra phổ cập giáo dục của trƣờng mầm non, trƣờng tiểu học.

* Tổng điểm của chỉ thị thuộc lĩnh vực sinh thái tính đƣợc của 2 bản Phiêng Chá và Tả Tủ 2 theo phƣơng pháp CSA đƣợc thể hiện ở bảng 3.3

Bảng 3.3 Chỉ số bền vững thuộc lĩnh vực sinh thái của bản Phiêng Chá và Tả Tủ 2

Các chỉ thị Điểm của cộng đồng bản

Phiêng Chá Tả Tủ 2

I1.1 Ý nghĩa của địa điểm (vị trí, quy mô, mức độ khôi phục và bảo tồn tự nhiên) 17 10

I1.2 Nguồn lƣơng thực sản xuất và phân bố 34 36

I1.3 Cơ sơ hạ tầng, xây dựng và giao thông 16 7

I1.4 Các mô hình tiêu thụ và việc quản lý chất thải rắn 24 18

I1.5 Nguồn, chất lƣợng nƣớc và các mô hình sử dụng nƣớc 24 17

I1.6 Nƣớc thải và công tác quản lý ô nhiễm nƣớc 13 11

I1.7 Nguồn năng lƣợng và việc sử dụng 22 13

Tổng điểm của lĩnh vực sinh thái (I1) 150 112

Kết quả này dựa trên các thông tin thu thập đƣợc từ việc điều tra, khảo sát, phỏng vấn ngƣời dân theo bảng hỏi CSA. Theo bảng 3.3 cho thấy “Nguồn lƣơng thực sản xuất và phân bố” của hai bản tái định cƣ Phiêng Chá và Tả Tủ 2 có chỉ số cao nhất; chỉ số về cơ sơ hạ tầng, xây dựng và giao thông của bản Tả Tủ 2 thấp nhất (7 điểm) do vậy để cải thiện chỉ số này bản Tả Tủ 2 cần phải thực hiện các dự án để nâng cấp hạ tầng giao thông, thông tin, nhà ở.

Bảng 3.3 cũng cho thấy tổng điểm của lĩnh vực sinh thái của bản Phiêng Chá là 150 nằm trong mức 3 (từ 0 đến 165) và của bản Tả Tủ 2 là 112 cũng nằm trong mức 3; đây là mức “cần phải thực hiện các hành động để đảm bảo tính bền vững”.

So sánh mức độ bền vững sinh thái của hai bản nghiên cứu cho thấy điểm của 7 chỉ thị thành phần của bản Phiêng Chá đều cao hơn hẳn bản Tả Tủ 2.

- Với mức điểm (I1.1 - Ý nghĩa của địa điểm) của bản Phiêng Chá là 17, của bản Tả Tủ 2 là 10 (nằm trong mức 3, từ 0 đến 24), cho thấy “cần thực hiện các hành động để đảm bảo tính bền vững”. Điểm của chỉ thị cho thấy việc khôi phục, bảo tồn đa dạng sinh học của cộng đồng dân cƣ của bản Phiêng Chá cao hơn bản Tả Tủ 2, tuy nhiên hai kết quả đều ở mức thấp, cho thấy rằng việc khôi phục và bảo tồn tự nhiên của hai bản đang có hƣớng đi xuống, kiến thức về bảo vệ thực vật và động vật tự nhiên của ngƣời dân trong vùng chƣa đƣợc quan tâm, chƣa có kế hoạch bảo tồn và phát huy các giá trị tài nguyên.

- Chỉ số I1.2 (Nguồn lƣơng thực sản xuất và phân bố) của bản Phiêng Chá là 34, của bản Tả Tủ 2 là 36 (nằm trong mức 2, từ 25 đến 49) cho thấy “có điểm khởi đầu tốt để hƣớng tới bền vững”. Việc sản xuất lƣơng thực của hai bản là tƣơng đƣơng nhau, lƣơng thực đƣợc sản xuất ở chính trong cộng đồng và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thành viên trong cộng đồng, các giống cây trồng bản địa vẫn đƣợc sử dụng và bảo quản tốt, các phế liệu và phụ phẩm nông nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi đƣợc sử dụng hữu ích.

- Chỉ số I1.3(Cơ sơ hạ tầng, xây dựng và giao thông) của bản Phiêng Chá là 16, của bản Tả Tủ 2 là 7 (nằm trong mức 3, từ 0 đến 24) cho thấy hai cộng đồng “cần thực hiện các hành động để đảm bảo tính bền vững” trong việc sử dụng các nguyên vật liệu để xây dựng các công trình nhƣ nhà ở, trƣờng học… cũng nhƣ nhận thức của ngƣời dân về trách nhiệm cá nhân trong việc bảo vệ môi trƣờng tự nhiên trong quá trình xây dựng, cải tạo hạ tầng.

- Chỉ số I1.4(Các mô hình tiêu thụ và việc quản lý chất thải rắn) của bản Phiêng Chá là 24, của bản Tả Tủ 2 là 18 (nằm trong mức 3, từ 0 đến 24) cho

thấy việc quản lý chất thải rắn, hạn chế phát sinh các chất thải rắn của hai bản cần phải có các giải pháp tích cực hơn.

- Chỉ số I1.5(Nguồn, chất lƣợng nƣớc và các mô hình sử dụng nƣớc) của bản Phiêng Chá là 24, của bản Tả Tủ 2 là 17 (nằm trong mức 3, từ 0 đến 24) cần phải có giải pháp hành động trong việc bảo vệ nguồn nƣớc, xử lý các nguồn nƣớc thành nƣớc sạch trƣớc khi cấp cho các hộ gia đình để dùng trong sinh hoạt, ứng dụng công nghệ tƣới nƣớc để tránh rửa trôi trong nông nghiệp, hạn chế gây ô nhiễm và lãng phí nƣớc.

- Chỉ số I1.6(Nƣớc thải và công tác quản lý ô nhiễm nƣớc) của bản Phiêng Chá là 13, của bản Tả Tủ 2 là 11 (nằm trong mức 3, từ 0 đến 24) cho thấy cần có hành động giảm ô nhiễm từ nƣớc thải và tăng cƣờng công tác quản lý ô nhiễm nƣớc, nhất là quản lý nguồn nƣớc thải; cần đẩy mạnh tuyên truyền và hỗ trợ kinh phí cho ngƣời dân xây công trình vệ sinh kiểu mới; ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý chất thải trong nông nghiệp (chăn nuôi và trồng trọt).

- Chỉ số I1.7(Nguồn năng lƣợng và việc sử dụng) của bản Phiêng Chá là 22, của bản Tả Tủ 2 là 13 (nằm trong mức 3, từ 0 đến 24), đây là mức thấp, cần phải nâng cao nhận thức của ngƣời dân trong cộng đồng về việc sử dụng năng lƣợng, nhất là việc sử dụng các trang thiết bị nhƣ năng lƣợng mặt trời, khí sinh học, tận dụng các cây gỗ chết trong vùng sinh thái nhằm hạn chế sử dụng năng lƣợng điện từ thủy điện, nâng cao ý thức tiết kiệm điện cho các thế hệ trẻ, đặc biệt là các trẻ ở cấp học mầm non, tiểu học.

Từ kết quả này thì 2 bản đều có các chỉ số thấp (ở mức 3), chỉ có chỉ số I1.2 nguồn lƣơng thực sản xuất và phân bố đạt mức 2, điều này cho thấy cả 2 bản còn những khó khăn giống nhau về lĩnh vực sinh thái, mặc dù là 2 bản thuộc khu vực miền núi có đặc điểm đa dạng sinh thái, đòi hỏi các cấp quản lý và chính quyền địa phƣơng phải có những chƣơng trình, dự án, giải pháp rất thiết thực để cộng đồng có thể phát triển lâu dài, bảo tồn và phục hồi đa sinh học.

Cơ sở hạ tầng, xây dựng và giao thông của bản Tả Tủ 2 có chỉ số rất thấp (7 điểm) cần phải có giải pháp tổng thể từ việc thiết kế mô hình nhà ở, sử dụng

nguyên vật liệu xây dựng, mô hình khu chăn nuôi, hệ thống giao thông... nhằm cải thiện tính bền vững trong giai đoạn tới.

* Tổng điểm của chỉ thị thuộc lĩnh vực xã hội của 2 bản Phiêng Chá và Tả Tủ 2 theo phƣơng pháp CSA đƣợc thể hiện ở bảng Bảng 3.4

Bảng 3.4 Chỉ số bền vững thuộc lĩnh vực xã hội

Các chỉ thị Điểm của cộng đồng bản

Phiêng Chá Tả Tủ 2

I2.1 Sự mở cửa, niềm tin và sự an toàn, không gian chung 46 39

I2.2 Truyền thông: dòng chảy của ý tƣởng và thông tin 22 14

I2.3 Mạng lƣới môi giới, tƣ vấn và dịch vụ 29 16

I2.4 Sự đa dạng và tính hoà đồng, việc ra quyết định, cách giải quyết các xung đột 15 10

I2.5 Giáo dục 21 20

I2.6 Chăm sóc sức khoẻ 29 24

I2.7 Kinh tế 23 17

Tổng điểm của lĩnh vực xã hội (I2) 185 140

Nhƣ bảng 3.4 cho thấy tổng điểm của lĩnh vực xã hội của bản Phiêng Chá

là 185 nằm trong mức 2 (từ 166 đến 332, có điểm khởi đầu tốt để hƣớng tới bền vững) và của bản Tả Tủ 2 là 140 nằm trong mức 3 (từ 0 đến 165, đây là mức “cần phải thực hiện các hành động để đảm bảo tính bền vững”). Chỉ thị I2.1 (Sự mở cửa, niềm tin và sự an toàn, không gian chung) của hai bản Phiêng Chá và Tả Tủ 2 đều có chỉ số cao, cho thấy cộng đồng này an toàn cho phụ nữ, trẻ em, có không gian hoạt động cộng đồng phù hợp với bản sắc riêng của đồng bào dân tộc vùng cao.

So sánh mức độ bền vững xã hội của hai bản nghiên cứu cho thấy điểm của 7 chỉ thị thành phần của bản Phiêng Chá thì có 6 chỉ thị cao hơn bản Tả Tủ 2 (I2.5 - Giáo dục là gần bằng nhau).

- Chỉ số của chỉ thị I2.1 (Sự mở cửa, niềm tin và sự an toàn, không gian chung) của bản Phiêng Chá là 46, của bản Tả Tủ 2 là 39 (nằm trong mức 2, từ 25 đến 49), cho thấy hai cộng đồng này an toàn cho phụ nữ, trẻ em và ngƣời dân sinh sống, tính cấu kết cộng đồng của các thành viên rất tốt, tỉ lệ phạm tội của vị trẻ thành niên là rất hiếm, các thành viên đùm bọc và hỗ trợ nhau cùng phát triển và thƣờng xuyên trao đổi thông tin trong cuộc sống cũng nhƣ trong lao động, sản xuất nông nghiệp.

- Chỉ số của chỉ thị I2.2 (Truyền thông: dòng chảy của ý tƣởng và thông tin) của bản Phiêng Chá là 22, của bản Tả Tủ 2 là 14 (nằm trong mức 3, từ 0 đến 24). Việc tuyên truyền các chủ trƣơng, quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc, thông tin khoa học và kỹ thuật của cả 2 bản thông qua hệ thống phát thanh là chủ yếu (thông báo các cuộc họp bản, các hoạt động tập thể nhƣ các lễ hội, khuyến cao ngƣời dân...), còn internet và điện thoại thì chỉ là tìm kiếm thông tin, trao đổi thông tin mang tính cá nhân là chính. Cần phải tăng cƣờng việc ứng dụng các công cụ truyền thông hiện đại (internet, truyền hình, điện thoại di động) nhằm trao đổi thông tin giữa cá nhân, giữa chính quyền/các tổ chức đoàn thể với mọi ngƣời dân để khuyến khích thảo luận các quyết định quan trọng của cộng đồng, trƣng cầu ý kiến của các thành viên trong cộng đồng.

- Chỉ số của chỉ thị I2.3 (Mạng lƣới môi giới, tƣ vấn và dịch vụ) của bản Phiêng Chá là 29 (nằm trong mức 2, từ 25 đến 49), của bản Tả Tủ 2 là 16 (nằm trong mức 3, từ 0 đến 24). Cho thấy thành viên trong bản Phiêng Chá đƣợc cung cấp sự trợ giúp dịch vụ (tham gia các dự án hỗ trợ, cơ hội việc làm, cơ hội mua bán trao đổi hàng hóa...) tốt hơn các thành viên trong bản Tả Tủ 2. Điều này cũng nói lên hạ tầng giao thông và thông tin cũng nhƣ vị trí địa lý của bản Tả Tủ 2 có phần không thuận lợi so với bản Phiêng Chá.

- Điểm của Chỉ thị I2.4 (Sự đa dạng và tính hoà đồng, việc ra quyết định, cách giải quyết các xung đột) của bản Phiêng Chá là 15, của bản Tả Tủ 2 là 10 (nằm trong mức 3, từ 0 đến 24) phản ánh cần phải có các hành động cụ thể để tăng tính hòa đồng của các thành viên trong cộng đồng, tạo môi trƣờng gắn kết hơn nhƣ xây dựng các quy chế, hƣơng ƣớc của bản, đảm bảo các thành viên hỗ trợ trong các hoàn cảnh khó khăn cũng nhƣ tăng cƣờng kỹ năng giải quyết xung đột đối với các trƣởng bản, các tổ chức đoàn thể.

- Điểm của Chỉ thị I2.5 (Giáo dục) của bản Phiêng Chá là 21, của bản Tả Tủ 2 là 20 (nằm trong mức 3, từ 0 đến 24) phản ánh mức độ bền vững của nền giáo dục của cả hai bản tái định cƣ cần phải quan tâm hơn nữa; tạo môi trƣờng học tập cộng đồng (mặc dù đã có Trung tâm học tập cộng đồng đặt tại trụ sở của UBND xã Nậm Tăm, tuy nhiên việc bố trí phòng học cũng nhƣ nội dung học tập, giáo viên, ngƣời dân tiếp cận với mô hình này gần nhƣ không). Nội dung học tập ở các cấp học chƣa khuyến khích sự khác biệt cá nhân của ngƣời học nhƣ chƣa có lớp năng khiếu, chƣa có nội dung phù hợp với đặc điểm của từng dân tộc Thái, dân tộc Lự; những chƣơng trình ngoại khóa cho học sinh rất ít. Việc đào tạo nghề chƣa đƣợc quan tâm mà vẫn là những lớp tập huấn do một số tổ chức nhƣ Trung tâm khuyến nông tỉnh, Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân (Hội Nông dân tỉnh) tập huấn với 3 đến 4 ngày mà chƣa có định hƣớng nghề nghiệp rõ ràng cho cộng đồng hai bản.

- Điểm của Chỉ thị I2.6 (Chăm sóc sức khoẻ) của bản Phiêng Chá là 29 (nằm trong mức 2, từ 25 đến 49), của bản Tả Tủ 2 là 24 (nằm trong mức 3, từ 0 đến 24) cho thấy việc chăm sóc sức khỏe nhân dân của bản Phiêng Chá có khởi đầu bền vững, các dịch vụ y tế thông thƣờng, chăm sóc trẻ em, sinh sản... của Trạm Y tế xã (ở bản Phiêng Chá) đạt chuẩn quốc gia. Do khoảng cách vị trí địa lý, ngƣời dân ở bản Tả Tủ 2 tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế có phần khó khăn hơn ở bản Phiêng Chá, chỉ khi nào ốm đau thì ra trạm y tế hoặc tiêm phòng cho trẻ em dƣới 6 tuổi theo chƣơng trình tiêm chủng quốc gia.

- Điểm của Chỉ thị I2.7 (Kinh tế) của bản Phiêng Chá là 23, của bản Tả Tủ 2 là 17 (nằm trong mức 3, từ 0 đến 24) cho thấy cả hai bản đều phải thực hiện các hành động để đảm bảo tính bền vững trong phát triển kinh tế, nhất là sản xuất nông nghiệp tránh gây ô nhiễm môi trƣờng, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, chất diệt cỏ… đồng thời phát huy nghề truyền thống của đồng bào Thái, Lự, nghề thủ công.

Qua khảo sát, điểm I2 (lĩnh vực xã hội) của bản Phiêng Chá là 185 nằm ở mức 2 nhƣng vẫn ở cận dƣới của mức 2, bản Tả Tủ 2 là 140 nằm trong mức 3. Để duy trì và phát huy đƣợc mức độ bền vững thì cộng đồng và các tổ chức trong bản Phiêng Chá cũng nhƣ bản Tả Tủ 2 cần quan tâm hơn nữa trong việc cải thiện chất lƣợng giáo dục, phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp cần hạn chế những cây lai và trồng các loại cây bản địa, nhằm bảo tồn và phát huy giá trị kinh tế từ những đặc sản nông nghiệp địa phƣơng. Đối với bản Tả Tủ 2 có điểm I2.4 - Sự đa dạng và tính hoà đồng, việc ra quyết định, cách giải quyết các xung đột ở mức 10 điểm, đây là mức thấp do đó cần phải thay đổi nhận thức về tính cấu kết cộng đồng, tƣơng trợ cùng tiến bộ, tránh cục bộ dân tộc bản xứ.

* Tổng điểm của chỉ thị thuộc lĩnh vực tinh thần của 2 bản Phiêng Chá và Tả Tủ 2 theo phƣơng pháp CSA đƣợc thể hiện ở bảng 3.5

Bảng 3.5 Chỉ số bền vững thuộc lĩnh vực tinh thần

Các chỉ thị Điểm của cộng đồng bản

Phiêng Chá Tả Tủ 2

I3.1 Khả năng bền vững về văn hóa 53 41

I3.2 Nghệ thuật và lúc thƣ nhàn 8 8

I3.3 Các nghi lễ, sự hỗ trợ để phát triển tinh thần, nội tâm và các khuôn phép về tinh thần 19 19

I3.5 Tính mềm dẻo của cộng đồng 27 21 I3.6 Cách nhìn nhận về thế giới của cộng đồng 17 17

I3.7 Ý thức toàn cầu và hoà bình 31 27

Tổng điểm của lĩnh vực tinh thần (I3) 182 156

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính bền vững của một số khu tái định cư thuộc xã nậm tăm, huyện sìn hồ, tỉnh lai châu (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)