Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính bền vững của một số khu tái định cư thuộc xã nậm tăm, huyện sìn hồ, tỉnh lai châu (Trang 32)

2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập, phân tích, đánh giá, tổng hợp tài liệu thứ cấp gồm: số liệu thống kê của UBND xã Nậm Tăm, Trung tâm Kỹ thuật tài nguyên và môi trƣờng tỉnh, các kết quả điều tra, nghiên cứu đã đƣợc công bố.

Phƣơng pháp điều tra thực địa đƣợc thực hiện cụ thể nhƣ sau: (i) chọn địa điểm nghiên cứu: Trụ sở Ủy bân nhân dân xã Nậm Tăm, trạm y tế, trƣờng học, các hộ gia đình tại khu vực nghiên cứu theo hình thức làm việc trực tiếp, lấy tính đại diện cho toàn khu tái định cƣ; (ii) đối tƣợng đƣợc hỏi: Cán bộ xã, hộ gia đình; chọn theo nguyên tắc đồng đều về giới tính, độ tuổi; (iii) Số lƣợng ngƣời đƣợc hỏi: 15 ngƣời/khu tái định cƣ.

Phƣơng pháp thực địa gồm phỏng vấn, quan sát và đánh giá nhanh:

Phỏng vấn: đọc các câu hỏi theo bảng hỏi CSA và BS để thu thập thông tin từ ngƣời đƣợc phỏng vấn. Bảng hỏi đƣợc thiết kế dựa trên hƣớng dẫn của CSA và BS đã đƣợc Việt hóa, trong đó nhóm câu hỏi chung (trong CSA) thành một nhóm để thuận tiện và rút ngắn thời gian phỏng vấn; đối với câu hỏi theo BS chủ yếu phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo UBND xã Nậm Tăm, trạm y tế, các trƣờng học, trƣởng bản.

Quan sát và đánh giá nhanh: quan sát trực tiếp các vấn đề mà chỉ thị CSA đã đƣa ra, nhất là vấn đề quản lý và bảo vệ rừng, kỹ thuật canh tác, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trƣờng, xử lý rác thải và chất thải trong nông nghiệp, các giống cây trồng đang đƣợc sử dụng, không gian nhà ở, nhà văn hóa, quy mô trƣờng học, trạm y tế…

Các phiếu thu thập thông tin đƣợc phân tích, đánh giá và chọn lọc. Nội dung thu thập theo bảng hỏi của phƣơng pháp CSA và BS kết hợp quan sát.

2.4.3 Phương pháp CSA

Phƣơng pháp đánh giá khả năng bền vững của cộng đồng (Community Sustainability Assessment) do mạng lƣới Làng sinh thái của Hoa Kỳ xây dựng. CSA có danh mục kiểm tra toàn diện về 3 lĩnh vực sinh thái, xã hội, tinh thần, mỗi lĩnh vực có 7 chỉ thị thành phần với các câu hỏi và trọng số tƣơng ứng.

Bảng 2.1 Bộ chỉ thị đánh giá mức độ bền vững của cộng đồng theo CSA

I1.2 Nguồn lƣơng thực sản xuất và phân bố I1.3 Cơ sơ hạ tầng, xây dựng và giao thông

I1.4 Các mô hình tiêu thụ và việc quản lý chất thải rắn I1.5 Nguồn, chất lƣợng nƣớc và các mô hình sử dụng nƣớc I1.6 Nƣớc thải và công tác quản lý ô nhiễm nƣớc

I1.7 Nguồn năng lƣợng và việc sử dụng

Lĩnh vực xã hội (I2)

I2.1 Sự mở cửa, niềm tin và sự an toàn, không gian chung I2.2 Truyền thông: dòng chảy của ý tƣởng và thông tin I2.3 Mạng lƣới môi giới, tƣ vấn và dịch vụ

I2.4 Sự đa dạng và tính hoà đồng, việc ra quyết định, cách giải quyết các xung đột I2.5 Giáo dục I2.6 Chăm sóc sức khoẻ I2.7 Kinh tế Lĩnh vực tinh thần (I3) I3.1 Văn hóa I3.2 Nghệ thuật và lúc thƣ nhàn

I3.3 Các nghi lễ, sự hỗ trợ để phát triển tinh thần, nội tâm và các khuôn phép về tinh thần

I3.4 Đoàn kết cộng đồng

I3.5 Tính mềm dẻo của cộng đồng

I3.6 Cách nhìn nhận về thế giới của cộng đồng I3.7 Ý thức toàn cầu và hoà bình

- Tính điểm chỉ thị thành phần: Điền vào các ô trống trong bảng hỏi của CSA, rồi cộng điểm các mục đã chọn để có điểm của từng chỉ thị thành phần.

- Tính điểm cho từng lĩnh vực: Điểm của từng lĩnh vực là tổng điểm của 7 chỉ thị thành phần thuộc lĩnh vực đó: (i) điểm cho lĩnh vực sinh thái theo công thức:    7 1 1. 1 k k I

I ; (ii) điểm cho lĩnh vực xã hội theo công thức:    7 1 2. 2 k k I I ; (iii) điểm cho lĩnh vực tinh thần theo công thức: 

  7 1 . 3 3 k k I I - Tổng điểm của 3 lĩnh vực: I = I1 + I2 + I3 - Cách đánh giá như Bảng 2.2

Bảng 2.2 Cách đánh giá phương pháp CSA

Tổng

điểm Mức Diễn giải

Chỉ thị thành phần Ii.k

(i từ 1 đến 3, k từ 1 đến 7).

> 49 mức 1 Có tiến trình tuyệt vời để hƣớng tới bền vững 25-49 mức 2 Có điểm khởi đầu tốt để hƣớng tới bền vững

0 - 24 mức 3 Cần thực hiện các hành động để đảm bảo tính bền vững

Các lĩnh vực (Ii)

(i từ 1 đến 3)

> 332 mức 1 Có tiến trình tuyệt vời để hƣớng tới bền vững 166 -332 mức 2 Có điểm khởi đầu tốt để hƣớng tới bền vững

0 - 165 mức 3 Cần thực hiện các hành động để đảm bảo tính bền vững

Tổng điểm của 3 lĩnh vực I

> 999 mức 1 Có tiến trình tuyệt vời để hƣớng tới bền vững 500 -999 mức 2 Có điểm khởi đầu tốt để hƣớng tới bền vững

0 - 499 mức 3 Cần thực hiện các hành động để đảm bảo tính bền vững Dựa trên các kết quả từ phiếu khảo sát, kết hợp với những quan sát đánh giá từ quá trình điều tra thực địa để hoàn thành các nội dung trong bảng hỏi CSA (Phụ lục 1). Điểm của chỉ thị thành phần là tổng điểm của các mục đƣợc đánh dấu trong chỉ thị thành phần đó.

2.4.4 Phương pháp độ bền vững BS

Phƣơng pháp độ bền vững BS (Barometer of Sustainability) là phƣơng pháp đo lƣờng và truyền thông phúc lợi tổng thể của xã hội và sự tiến bộ theo hƣớng bền vững do IUCN đề xuất năm 1996 dựa trên thang đo phúc lợi sinh thái

luận về điều kiện sinh thái và nhân văn từ đó biết đƣợc cộng đồng đƣợc đánh giá đang ở đâu. BS đƣợc sử dụng để đánh giá độ bền vững một cộng đồng, địa phƣơng. BS sử dụng 10 mảng vấn đề trong đó có 5 mảng thuộc phúc lợi sinh thái, 5 mảng thuộc phúc lợi nhân văn [8], nhƣ bảng 2.3

Bảng 2.3 Các mảng vấn đề sử dụng theo đánh giá của phương pháp BS

Phúc lợi sinh thái trọng Tỷ Phúc lợi xã hội nhân văn trọng Tỷ

Đất 20 Sức khoẻ cộng đồng 20

Nƣớc 20 Việc làm/thu nhập 20

Không khí 20 Học vấn/tri thức 20

Đa dạng sinh học 20 Trật tự an toàn xã hội 20 Sử dụng hợp lý tài nguyên 20 Bình đẳng xã hội 20

Tổng tỷ trọng 100 Tổng tỷ trọng 100

Trong trƣờng hợp hiệu quả tốt nhất, mức đạt đƣợc của mỗi yếu tố là 20. Khi tác động môi trƣờng xấu sẽ làm giảm tỷ trọng các tham số môi trƣờng cho đến 0. Tổng tỷ trọng thực tế của 2 lĩnh vực lĩnh vực sinh thái và nhân văn dùng để đánh giá mức độ bền vững của cộng đồng nghiên cứu. Cách đánh giá đƣợc chia thành 5 vùng nhƣ hình 2.1

- BS trong khoảng từ 81- 100: hệ thống bền vững (vùng 1) - BS trong khoảng từ 61 – 80: khá bền vững (vùng 2) - BS trong khoảng từ 41 – 60: trung bình (vùng 3) - BS trong khoảng từ 21 – 40: kém bền vững (vùng 4) - BS trong khoảng từ 0 – 20 : không bền vững (vùng 5)

Ƣu điểm của phƣơng pháp BS là trực quan hoá hệ thống, biến hệ thống đa chiều thành hệ thống đơn giản, dễ nhận thấy. Những đặc trƣng của BS là [9]: (i) tạo ra một bức tranh toàn hệ thống chứ không chỉ là những phần riêng biệt đƣợc đo lƣờng bằng những chỉ thị riêng biệt; (ii) đối xử bình đẳng các phúc lợi sinh thái với phúc lợi nhân văn; (iii) cổ vũ một sự kiểm tra nghiêm khắc và công khai các đánh giá về tính bền vững.

Phƣơng pháp BS có nhƣợc điểm là không đánh giá đƣợc sự phát triển trong tƣơng lai, coi trọng lĩnh vực môi trƣờng.

Các chỉ thị đơn của phƣơng pháp BS đƣợc xây dựng theo nguyên tắc sau: Phân hệ Mảng vấn đề Vấn đề cốt lõi Chỉ thị đơn

Dựa trên hai phân hệ và 10 mảng vấn đề mà BS đƣa ra thì các vấn đề cốt lõi và chỉ thị đơn đƣợc đề tài xác định cho các khu tái định cƣ thuộc khu vực nghiên cứu nhƣ dƣới đây:

Phân hệ Mảng vấn đề Vấn đề cốt lõi Chỉ thị đơn Phúc lợi sinh thái

Đất Khả năng đáp ứng nhu cầu về đất

Tỷ lệ diện tích đất sản xuất đƣợc cấp hiện nay so với diện tích đất thoả thuận Nƣớc Khả năng đáp ứng đƣợc nhu cầu về nƣớc sinh hoạt Tỷ lệ số tháng cấp đủ nƣớc sinh hoạt trong năm

Không khí Chất lƣợng không khí Tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi không bị bệnh phổi Đa dạng

sinh học

Mức độ xâm hại tài nguyên rừng

Tỷ lệ số tháng sử dụng nhiên liệu từ sản phẩm phụ của nông nghiệp Sử dụng tài nguyên Sử dụng hợp lý tài nguyên đất Tỷ lệ đất đai đó đƣợc sử dụng hợp lý (trừ đất hoang hoá, trống trọc)

Phân hệ Mảng vấn đề Vấn đề cốt lõi Chỉ thị đơn hội nhân văn Điều kiện sống Kinh tế Tỷ lệ thu nhập ngoài phần dành cho ăn uống

Tri thức Giáo dục Tỷ lệ ngƣời lớn (≥15 tuổi) biết chữ Hành vi và tổ chức Mức độ chấp hành pháp luật Tỷ lệ hộ gia đình chấp hành chủ trƣơng, chính sách, pháp luật và hƣơng ƣớc của bản

Bình đẳng Bình đẳng giới Tỷ lệ nữ giới so với nam giới trong các buổi họp bản Trên cơ sở xác định các vấn đề cốt lõi và chỉ thị đơn ở trên, các công thức để tính toán các chỉ thị đơn nhƣ sau:

- Tỷ lệ diện tích đất sản xuất được cấp hiện nay so với diện tích đất được thoả thuận Ie1 (tính theo mỗi khẩu):

Ie1= Diện tích đất bình quân 1 ngƣời đƣợc cấp

Diện tích đất bình quân 1 ngƣời đã thoả thuận

- Tỷ lệ số tháng được cấp đủ nước dùng cho sinh hoạt trong một năm Ie2 (tháng gọi là đủ nước khi số ngày cung cấp đủ nước 25 ngày):

Ie2= Số tháng đủ nƣớc

12

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi không bị mắc bệnh viêm phổi Ie3:

Ie3 = Tổng số trẻ em dƣới 5 tuổi không bị viêm phổi cấp

Tổng trẻ em dƣới 5 tuổi

- Tỷ lệ số tháng sử dụng nhiên liệu từ sản phẩm phụ của nông nghiệp Ie4:

Ie4= Số tháng sử dụng nhiên liệu từ sản phẩm phụ nông nghiệp

12

- Tỷ lệ đất đai được sử dụng hợp lý (trừ đất hoang hoá, trống trọc), Ie5:

Ie5 = Diện tích đất đã sử dụng hợp lý

Tổng diện tích hiện có

- Tỷ lệ trẻ sơ sinh không bị tử vong Is1:

Is1 = Số trẻ sở sinh không bị tử vong trong 1 năm

- Tỷ lệ thu nhập ngoài phần dành chi phí cho ăn uống Is2:

Is2 = 1 - Phần dành cho ăn uống của gia đình

Tổng thu nhập của hộ gia đình

- Tỷ lệ số người 15 tuổi biết chữ Is3:

Is3 = Số ngƣời 15 tuổi biết chữ Tổng số dân từ 15 tuổi trở lên

- Tỷ lệ số hộ gia đình chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng; pháp luật của nhà nước; hương ước của bản (từ mức trung bình trở lên) Is4:

Is4 = Số hộ chấp hành

Tổng số hộ trong bản

- Tỷ lệ nữ giới so với nam giới trong các buổi họp bản Is5:

Is5 = Tổng số nữ giới trong các buổi họp bản

Tổng số nam giới trong các buổi họp bản

* Tổng hợp điểm số của phƣơng pháp BS theo bảng sau: Phúc lợi sinh thái (Ie) Phúc lợi xã hội nhân văn (Is)

Chỉ thị Chỉ thị Ie1 Ie1x20 Is1 Is1x20 Ie2 Ie2x20 Is2 Is2x20 Ie3 Ie3x20 Is3 Is3x20 Ie4 Ie4x20 Is4 Is4x20 Ie5 Ie5x20 Is5 Is5x20 Ie=  5 1 i ei I Tổng Is=  5 1 i si I Tổng 2.4.4 Phương pháp xử lý số liệu

Đối với phương pháp CSA: Số liệu đƣợc xử lý theo hƣớng dẫn của CSA, tổng hợp các trọng số từng câu hỏi của các phiếu hỏi, rồi cộng trung bình; giá trị trung bình gần với trọng số nào nhất thì sử dụng kết quả đó.

Ví dụ trong lĩnh vực sinh thái (I1) mục “1.2. Có bao nhiêu ngƣời trong cộng đồng có liên hệ và sống hoà hợp trong cộng đồng này?”

 Hầu hết tất cả (5)  Nhiều ngƣời (3)  Vài ngƣời (1)  Hầu nhƣ không có ai (-1) Tổng 15 phiếu, có 10 phiếu trả lời ô “hầu hết tất cả”; có 5 phiếu trả lời “nhiều ngƣời”; có 1 phiếu trả lời “vài ngƣời”. Giá trị trung bình là =(10*5+5*3+1*1)/15 = 4,4. Kết quả điểm của câu hỏi 1.2 là 5.

Đối với phương pháp BS: thông tin đƣợc điều tra từ lãnh đạo UBND xã Nậm Tăm, trạm y tế, trƣờng mầm non, trƣờng tiểu học, trƣởng bản và tính toán theo các công thức BS đã đƣa ra theo các chỉ thị đơn mà đề tài đã lựa chọn.

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Hiện trạng khu tái định cƣ thuộc khu vực nghiên cứu

3.1.1 Hiện trạng khu tái định cư bản Phiêng Chá

Điều kiện tự nhiên: Bản Phiêng Chá là một trong 7 bản tái định cƣ của xã Nậm Tăm thuộc chƣơng trình tái định cƣ lòng hồ thủy điện Sơn La đƣợc di vén từ năm 2008, là bản trung tâm của xã, là nơi giao thƣơng buôn bán chính của 14 bản trong xã, có hạ tầng về giao thông tốt, có dòng sông Nậm Tăm đổ vào Sông Đà gặp nhau ở xã Nậm Mạ, là nơi thuyền bè chở ngƣời, hàng hoá giữa Nậm Tăm tới các xã Nậm Mạ (Sìn Hồ), huyện Tủa Chùa (Điện Biên), đi xuống Quỳnh Nhai (Sơn La) cũng nhƣ đi lên thị xã Mƣờng Lay (Điện Biên).

Hình 3.1 Cảnh dòng sông Nậm Tăm thuộc xã Nậm Tăm, Sìn Hồ

Trƣớc năm 2014 từ bản Phiêng Chá (xã Nậm Tăm) về trung tâm thành phố Lai Châu là 80 km, giao thông đi lại rất khó khăn, sau khi tỉnh Lai Châu đầu tƣ tuyến đƣờng từ thành phố Lai Châu tới bản Phiêng Chá (xã Nậm Tăm) với

chiều dài rút ngắn còn 29 km, từ năm 2015 giao thông đi lại rất thuận tiện do vậy việc giao lƣu văn hóa, trao đổi hàng hóa và phát triển kinh tế của bản Phiêng Chá cũng nhƣ của xã Nậm Tăm có nhiều khởi sắc.

Diện tích của bản Phiêng Chá nhỏ hơn so với các bản khác trong xã, địa hình đồi núi nhƣng tƣơng đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ, có nhiều nguồn nƣớc phục vụ cho sinh hoạt và tƣới tiêu trong nông nghiệp, khí hậu nóng phù hợp với trồng cây cao su và một số cây rừng; hệ thống đa dạng sinh học hầu nhƣ đã bị cạn kiệt, nhất là về động vật hoang dã. Hiện chƣa phát hiện mỏ hoặc điểm mỏ nào trên địa bàn của bản.

Tình hình kinh tế - xã hội:

- Về kinh tế: kinh tế của bản tiếp tục phát triển, cơ cấu kinh tế công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ có tỷ trọng tƣơng ứng là 1% - 82% - 17%, trong đó công nghiệp chủ yếu là tiểu thủ công nghiệp nhƣ cơ khí, gò hàn; thu nhập bình quân đầu ngƣời ƣớc đạt 25 triệu đồng/ngƣời/năm (2016); lƣơng thực bình quân đầu ngƣời 600 kg/ngƣời/năm.

- Về dân cư: Bản Phiêng Chá có 113 hộ sinh sống (488 nhân khẩu), trong đó có 69 hộ là dân tộc Lự (chiếm 61%), 44 hộ là dân tộc Kinh và dân tộc Thái (chiếm 39%); chủ yếu sống bằng nghề làm ruộng nhƣ trồng lúa, ngô, sắn… một số hộ là công chức xã, viên chức y tế, giáo viên và làm ăn buôn bán nhỏ (bán hàng tạp hóa, sửa chữa xe máy…). Mật độ dân số dày, trung bình mỗi hộ đƣợc cấp 300 m2 đất để ở; trình độ dân trí cao nhất so với 14 bản trong xã.

Bảng 3.1 Cơ cấu dân số của bản Phiêng Chá (năm 2016)

Cơ cấu dân số Phiêng Chá (ngƣời)

Trẻ sơ sinh (năm 2016) 12

Dƣới 5 tuổi 53

Từ 5 tuổi đến dƣới 15 tuổi 83

Từ 15 tuổi đến 60 tuổi 311

Trên 60 tuổi 29

- Về cơ sở hạ tầng: hệ thống giao thông trong bản đƣợc dải nhựa, đi lại thuận tiện; bản Phiêng Chá có điện lƣới quốc gia sớm nhất xã (từ năm 2009); nƣớc sinh hoạt vẫn là nƣớc giếng khoan, một số hộ vẫn sử dụng nƣớc mƣa, nƣớc từ mó nƣớc, nƣớc suối. Là nơi có trung tâm y tế đạt chuẩn, có trƣờng mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và đặc biệt năm 2009 có trƣờng Trung học phổ thông (bán trú) cho con em đồng bào các dân tộc trong xã và các xã lân cận theo học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính bền vững của một số khu tái định cư thuộc xã nậm tăm, huyện sìn hồ, tỉnh lai châu (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)