B ảng 2.4 Phân bốc ường độ bão Tây Thái ình Dương
2.6.6. Một số phương pháp nhận biết và dự đoán bão
Đối với các nhà khí tượng ở cơ quan dự báo thời tiết, việc theo dõi và dự đoán bão dựa trên cơ sở các kiến thức chuyên sâu với sự trợ giúp của rất nhiều số liệu do các phương tiện hiện đại cung cấp. Mặc dù vậy, công tác dự báo bão cũng còn có những kết quả hạn chế do tính chất phức tạp của chính bão gây rạ Trong nội dung học tập của môn học cũng như thực tế công tác trên biển do chuyên môn và trang bị có hạn nên chúng ta có thể áp dụng một số phương pháp nhận biết và dự đoán bão mang tính chất kinh nghiệm và thực nghiệm. Mặc dù vậy, đây cũng là vấn đề rất quan trọng để chủ động phòng tránh bão nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do bão gây rạ
a, Quan sát các hiện tượng trên biển
Như ta đã biết, bão hình thành trên biển với năng lượng và qui mô rất rộng lớn tác động đến một vùng không gian rộng trên biển, trên không, tạo nên những dấu hiệu khác thường mà chúng ta có thể nhận biết sớm trước khi bão tớị - Trên mặt biển
Hiện tượng sớm nhất về dấu hiệu có bão là khi trên biển khơi thời tiết trong sáng, khá yên tĩnh mà quan sát thấy từng đợt sóng lừng từ ngoài khơi tiến vào lên xuống đều đặn, hướng ổn định, đầu tròn với bước sóng 200 – 300 mét thì đó là một dấu hiệu báo có một cơn bão lớn và đã hình thành cách điểm quan trắc trên 1000 km. Hướng truyền của sóng lừng khá phù hợp với hướng di chuyển của bão và chu kỳ sóng lừng do bão gây ra tính bằng giây cũng xấp xỉ cấp gió mạnh nhất trong bãọ
Một số dấu hiệu khác cũng được đúc rút từ kinh nghiệm của nhân dân làm nghề biển:
+ Nước biển nóng hơn bình thường, cá chết trôi lềnh bềnh cũng là dấu hiệu khối nước nóng gần vùng bão đã ảnh hưởng tới nên nhiệt độ nước tăng đột ngột làm cho cá có thể bị chết.
+ Biển có mùi tanh nồng do vùng xáo trộn (vùng nước trồi) trước bão cùng với sóng đã “đảo” các vật chất đáy lên mặt biển, xông lên mùi khó chịụ + Hiện tượng “biển kêu” là dấu hiệu quan trọng vì biển động dữ dội ở vùng bão, âm thanh đó truyền lan trong nước nhanh gấp 5 lần trong không khí. Do đó khi tại khu vực chúng ta, trời yên biển lặng mà lặn xuống sâu nghe tiếng sôi réo ầm ầm là dấu hiệu có bão ở xạ
+ Các giống tôm cua nhỏ thường sống ở các bờđá ven bờ, trước khi bão đến chúng thường rúc vào các đám cỏ, bụi cây trên bờ. Những con sứa biển bơi lập lờ từ bờ ra khơi cũng là những dấu hiệu dự báo bão hay biển động.
Các loài chim biển như Hải âu, chim Yến rất hiếm khi bay vào bờ. Nếu thấy đột nhiên chim biển thành từng đàn bay sâu vào đất liền lánh nạn thì đó cũng là dấu hiệu sắp tới có bãọ
b, Quan sát các yếu tố khí tượng
- Quan sát mây
Trước khi bão tới, trên biển xuất hiện sóng lừng cùng với sự xuất hiện của mây Ti (Ci) là dấu hiệu khá sớm báo hiệu có bãọ
Trong hệ mây bão, mây Ti dạng móc câu, dấu phảy xuất hiện ở cao nhất và xa tâm bão khoảng 1000 km. Mây Ti xuất hiện thành từng chùm dạng móc câu, đuôi ngựa, đôi khi như một tấm khăn voan vắt ngang bầu trờị Sáng sớm hay chiều tối thường có màu vàng chói hay màu hồng, màu đỏ rực.
Theo kinh nghiệm của những người công tác trên biển, đảo, nếu quan sát trên mây Ti có màu vàng nhạt, xung quanh tơi như bông thì báo hiệu có cơn bão lớn đã hình thành, còn nếu mây Ti trắng và từng khối rõ rệt thì báo hiệu có một cơn xoáy mới hình thành, kích thước nhỏ nhưng cường độ rất mạnh.
Hướng di chuyển của mây Ti biểu hiện hướng di chuyển của bãọ
Sau khi mây ti qua, xuất hiện mây Ti tầng (Cs) thành màn mỏng tạo nên quầng mặt trời, mặt trăng. Nếu hướng di chuyển của hai dạng mây này không thay đổi thì bão đang di chuyển thẳng đến vị trí quan sát. Trong thời gian này, vào lúc bình minh hay hoàng hôn, ngoài màu đỏ thẫm như thường ngày còn xuất hiện màu vàng nhạt làm phản chiếu rõ bóng mây trên nền trời, các tia sáng hình rẻ quạt lúc bình minh, hoàng hôn cũng có màu xanh lục. Các dấu hiệu trên báo hiệu bão còn cách ta 800 – 1000 km.
Sau mây ti và ti tầng xuất hiện mây Trung tầng (As) và mây Trung tích (Ac) bao phủ bầu trời như một bức màn màu trắng sữa, không khí oi bức, khó chịụ Mây thấp dần chuyển sang màu xám, đen và xác xơ, rải rác thành từng búi bay rất nhanh, ngày càng dày đặc thì lúc này mây đã chuyển sang dạng Tầng tích (Sc), Vũ tầng (Ns) cùng với những khối mây Vũ tích (Cb) khổng lồ bao trùm bầu trời, mưa như trút cùng với gió giật mãnh liệt báo hiệu bão đã ập đến. - Quan trắc khí áp
Trong chương 1, chúng ta đã biết khí áp biến thiên trong ngày có dạng “ áp triều” với hai lần lên, hai lần xuống khá nhịp nhàng với sự chênh lệch không quá 3 – 4 mb. Các giá trị cực tiểu xảy ra vào lúc 2 – 4 giờ và 14 – 16 giờ cực đại xảy ra vào lúc 8 – 10 giờ và 22 – 24 giờ hàng ngàỵ Đó là trong điều kiện thời tiết ổn định.
Trong chương này, chúng ta đã nghiên cứu tình hình phân bố và biến đổi của khí áp trong vùng bãọ Từ đó, việc quan trắc liên tục khí áp (tốt nhất là sử
dụng máy tự ghi khí áp) là một trong những kết luận tin cậy nhất để phán đoán và theo dõi bãọ
Theo kết quả nghiên cứu thì dấu hiệu đầu tiên báo hiệu sự ảnh hưởng của bão là “áp triều” bị phá vỡ. Với một cơn bão mạnh thì lúc này bão cách vị trí quan trắc trên dưới 1000 km. “Áp triều” bị phá vỡ, tức là sự dao động bình thường hàng ngày của khí áp đã bị vùng áp thấp trong bão chi phốị Đáng lẽ trong các khoảng thời gian từ 8 đến 10 giờ và từ 22 đến 24 giờ, khí áp lên thì lại liên tục giảm, đó là dấu hiệu báo trong vài ba ngày tới, bão sẽ tràn tớị Áp giảm càng nhanh, bão càng tới gần và khi tâm bão tiến thẳng vào thì áp tụt xuống đột ngột dưới trị số trung bình 20 mb đến 30mb. Khi bão đi qua hoặc rẽ sang hướng khác, khí áp lại tăng lên.
Việc quan trắc khí áp xác định các thông số cần thiết sẽ nêu ở trong các bài toán trong phần saụ
- Quan trắc gió
Việc quan trắc và xác định gió mạnh nhất trong bão đã nói ở phần trước Sự giảm của khí áp luôn đi liền với tăng tốc độ gió. Khí áp giảm xuống từ từ thì tốc độ gió tăng đều từ 6 đến 12 m/s. Khí áp giảm đột ngột thì tốc độ gió cũng tăng vọt lên 30 m/s đến 40 m/s hoặc hơn nữạ (trừ vùng mắt bão gió lặng đột ngột mặc dù khí áp tụt xuống thấp nhất). Mối quan hệ giữa gió và khí áp khi quan trắc sẽđược sử dụng ở phần bài tập tiếp theọ
Về hướng gió, nhìn chung khi bão vào nước ta, từ khi bão xa, bão đến gần, bão đến vị trí quan trắc thì gió cũng chuyển từ Tây Bắc - Bắc Tây Bắc - Bắc và sau khi bão đi qua gió chuyển sang hướng Bắc Đông Bắc - Đông Bắc rồi sang Đông Nam là hết bãọ