CHƢƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.3. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội Khu di tích Mỹ Sơn,
1.3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
1.3.2.1. Đặc điểm kinh tế
Xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam là nơi có lịch sử phát triển lâu đời của tỉnh Quảng Nam, nằm trong địa bàn sinh tụ và phát triển của cƣ dân văn hóa Champa (Thế kỷ II-XV). Kinh tế từ xƣa đến nay của xã chủ yếu là nền nông nghiệp lúa nƣớc với trên 70% sống bằng nghề nông nghiệp, còn lại làm nghề buôn bán, tiểu thủ công nghiệp.... Xã Duy Phú nổi tiếng với di sản thế giới – Khu di tích Mỹ Sơn với hơn 70 công trình kiến trúc đền tháp mang các giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật đƣợc tạo lập trong một thời gian dài của 9 thế kỷ (từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ XIII), đƣợc đánh giá ngang hàng với các di tích nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Á nhƣ Ăngko, Pagan, Bôrôbudua.
Phần lớn ngƣời dân sống bằng nghề nông nhƣng trong thời gian gần đây giá trị thu nhập từ các ngành nghề dịch vụ tăng, đóng góp phần lớn nguồn thu nhập cho ngƣời dân trong toàn xã. Kết quả tổng hợp số liệu về thu nhập của các ngành nghề của xã Duy Phú giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015, tổng thu nhập của toàn xã liên tục tăng, đặc biệt là các ngành nghề thuộc lĩnh vực dịch vụ (Hình 1.1).
Tổng thu nhập của xã năm 2010 là 45.962 triệu đồng, năm 2015 là 103.766 triệu đồng góp phần làm tăng thu nhập bình quân đầu ngƣời trong toàn xã từ 9,5 triệu đồng/ngƣời/năm vào năm 2010 lên 20,39 triệu đồng/ngƣời/năm vào năm 2015.
Hình 1.1. Thu nhập của các ngành nghề trong xã Duy Phú (2010-2015)
(Nguồn: Số liệu tổng từ báo cáo kinh tế - xã hội các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015)
Tổng thu nhập của các ngành thuộc khối dịch vụ tăng đều từ 19.004 triệu đồng lên 47.454 triệu đồng trong giai đoạn 2010-2015 nhƣng sản xuất nông - lâm nghiệp giảm từ 18.561 triệu đồng xuống 16.486 triệu đồng trong giai đoạn 2010-2012 và lại tăng lên 18.982 triệu đồng vào năm 2013 lên 26.339 triệu đồng vào năm 2015. Các nguồn thu khác cũng tăng liên tục từ 8.397 triệu đồng năm 2010 lên 29.973 triệu đồng vào năm 2015 [27, 28, 29, 30, 31, 32].
Các số liệu thống kê cho thấy, các ngành thuộc khối dịch vụ chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu các ngành nghề mang lại thu nhập cho toàn xã. Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014, cơ cấu ngành nông-lâm nghiệp đứng thứ 2 sau các ngành thuộc khối dịch vụ. Trong năm 2015, thu nhập của xã từ nguồn thu khác lại cao hơn từ sản xuất nông-lâm nghiệp. Nhƣ vậy, có thể thấy sản xuất nông - lâm nghiệp đang có xu hƣớng giảm trong cơ cấu các ngành kinh tế của xã.
Kết quả điều tra cho thấy, tình hình sản xuất của các ngành nghề thuộc khối dịch vụ hoạt động khá ổn định. Các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ nhƣ cơ sở mộc dân dụng, cƣa xẻ gỗ,... duy trì hoạt động sản xuất ổn định và giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phƣơng. Bên cạnh đó, lao động địa phƣơng còn tham gia lao động tại các khu công nghiệp ở vùng phụ cận, mang lại nguồn thu nhập khá ổn định.
0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000 40,000 45,000 50,000 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Sản xuất nông-lâm nghiệp Dịch vụ Thu khác Năm
Hình 1.2. Cơ cấu các ngành kinh tế của xã Duy Phú (2010-2015)
(Nguồn: Số liệu tổng từ báo cáo kinh tế - xã hội các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015) 1.3.2.2. Đặc điểm xã hội
a. Dân số, dân tộc
Toàn xã Duy Phú có 4.525 ngƣời, thuộc 5 thôn là: Mỹ Sơn, Bàn Sơn, Trung Sơn, Phú Thanh, Nhuận Sơn, chủ yếu là ngƣời dân tộc Kinh, chỉ có 03 ngƣời là dân tộc Chăm từ tỉnh khác nhập cƣ, làm việc trong Ban quản l khu di tích Mỹ Sơn [27, 28, 29, 30, 31, 32].
b. Y tế, văn hóa, giáo dục
Trạm y tế xã Duy Phú đã thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân. Các chƣơng trình y tế Quốc gia, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em đƣợc thực hiện đầy đủ. Công tác tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh đƣợc triển khai thực hiện thông qua nhiều hình thức. Trong nhiều năm qua, không có dịch bệnh xảy ra trong khu vực.
Phong trào văn hóa - văn nghệ, thể dục thể thao thƣờng xuyên đƣợc tổ chức, thu hút nhiều thành phần tham gia nhƣ phong trào văn nghệ quần chúng, thi đấu giao hữu bóng chuyền…
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cƣ” tiếp tục đƣợc nhân dân hƣởng ứng, góp phần nâng cao đời sống văn hoá tinh thần nhân dân, tinh thần tƣơng thân tƣơng ái giúp đỡ nhau đƣợc thể hiện rõ nét hơn.
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2010 2011 2012 2013 2014 2015 0.40 0.32 0.27 0.26 0.28 0.25 0.41 0.50 0.54 0.52 0.51 0.46 0.18 0.18 0.19 0.23 0.20 0.29 Cơ cấu (%) Năm
Sự nghiệp giáo dục và phong trào xã hội hoá giáo dục ngày đƣợc phát huy cùng với công tác khuyến học đƣợc nhân rộng, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy và học tập cũng đƣợc tỉnh Quảng Nam quan tâm đầu tƣ. Cho đến nay nhiều trƣờng THCS và tiểu học đã đƣợc công nhận đạt chuẩn quốc gia.
Chƣơng trình xóa đói giảm nghèo đã tạo điều kiện cho hộ nông dân vay vốn phát triển sản xuất, chăn nuôi, sửa chữa nhà ở và mở rộng ngành nghề để thoát nghèo. Đồng thời ƣu tiên cho những hộ có con theo học tại các trƣờng Đại học, cao đẳng, trung cấp trong và ngoài tỉnh.