Nguồn: Tạ Văn Vạn, 2016
c. HST rừng trồng
Diện tích rừng trồng trong Khu di tích Mỹ Sơn là 339,78ha; chiếm 29,34%. Rừng trồng nằm về phía Bắc và Tây Bắc của Khu di tích Mỹ Sơn. Đây là khu vực hạ nguồn của suối Khe Thẻ chảy về phía hồ Thạch Bàn. Khu vực rừng trồng trên các đồi thấp, đất khô, xói mòn mạnh, ...; thành phần loài thực vật rất ít và đơn giản. Trong tƣơng lai các trạng thái rừng trồng này sẽ đƣợc trồng bổ sung các loài cây bản địa và chuyển đổi dần thành rừng phục hồi cây bản địa.
Hình 3.4. Hệ sinh thái rừng trồng (Rừng keo mới trồng)
d. HST rừng phục hồi thƣờng xanh
Rừng phục hồi thƣờng xanh là trạng thái chiếm tỷ lệ lớn nhất trong khu vực. Với diện tích là 684,85ha chiếm 59,14% tổng diện tích của Khu di tích Mỹ Sơn. Đây là khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn tác động chủ yếu đến việc điều tiết nguồn nƣớc cho suối Khe Thẻ, bảo vệ các khu đền tháp phía hạ nguồn.
* Rừng phục hồi bằng cây tiên phong có đƣờng kính nhỏ
Đây là các trạng thái rừng mới đƣợc phục hồi hoặc rừng trên núi đá, khu vực có tầng đất mỏng, đất nghèo dinh dƣỡng, chỉ có một số loài tiên phong mọc nhanh ƣa sáng có thể sinh trƣởng đƣợc.
Trạng thái rừng phục hồi bằng các loài cây tiên phong ƣa sáng, đây là trạng thái rừng bắt đầu của quá trình phục hồi. Các loài cây tiên phong, là các loài cây có khả năng thích nghi tốt với điều kiện môi trƣờng nghèo dinh dƣỡng, độ ẩm thấp, sinh trƣởng nhanh. Các loài cây này sẽ tạo ra tiểu hoàn cảnh rừng ban đầu cho các loài cây bản địa phát sinh, sinh trƣởng và phát triển.