Tiềm năng phát triển khí sinh học và sử dụng công trình KSH ở Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sản xuất khí biogas của công trình khí sinh học quy mô trung bình (200 250m3) ở trang trại chăn nuôi lợn tại bắc ninh góp phần vào giảm phát thải khí nhà kính (Trang 34 - 38)

4. Bố cục của đề tài

1.4. Tiềm năng phát triển khí sinh học và sử dụng công trình KSH ở Bắc Ninh

1.4.1. Tiềm năng sử dụng và phát triển khí sinh học của tỉnh Bắc Ninh

Tỉnh Bắc Ninh, công nghệ khí sinh học đƣợc ứng dụng và phát triển nhanh từ năm 2003, đến nay đã hơn 10 năm tham gia các dự án khí sinh học, toàn tỉnh xây dựng đƣợc 21.681 công trình khí sinh học các loại góp phần quan trọng cải thiện môi trƣờng, sức khỏe con ngƣời, thúc đẩy chăn ngành chăn nuôi phát triển bền vững [8].

Trong đó, các dự án triển khai đã xây dựng các công trình khí sinh học trên địa bàn tỉnh nhƣ sau:

 Dự án khí sinh học trong chăn nuôi phối hợp với Trạm Khuyến nông các huyện, thành phố tỉnh Bắc Ninh triển khai từ năm 2003 đến năm 2014 xây dựng đƣợc 8.828 công trình khí sinh học.

 Dự án khí sinh học đƣợc hỗ trợ từ nguồn kinh phí của tỉnh đến nay đã xây dựng đƣợc hơn 6.853 công trình

 Ngoài các công trình có sự hỗ trợ kinh phí xây dựng của các tổ chức, dự án đã và đang đƣợc triển khai trên toàn tỉnh. Các hộ chăn nuôi cũng đã nhận thức đƣợc hiệu quả của các mô hình của bể khí sinh học (bể KT1, KT2, Composite, HDPE...) đã tự xây dựng bể khí sinh học lên đến hơn 6.000 công trình để xử lý chất thải xung quanh khu vực chăn nuôi của gia đình.

 Dự án “Phát triển thị trƣờng công trình KSH hình ống quy mô trung bình ở Việt Nam” do Chƣơng trình Năng lƣợng và Môi trƣờng cho các nƣớc tiểu vùng sông Mê Công (chƣơng trình EEP) tài trợ.

Ở quy mô hộ gia đình, khí sinh học đƣợc khai thác để đun nấu thay thế củi gỗ và phế phẩm nông nghiệp hoặc thắp sáng bằng đèn mạng. Mặc dù vậy tỷ lệ sử dụng đèn mạng không cao (khoảng 30% số hộ có công trình). Số hộ sử dụng khí sinh học phát điện có nhƣng hầu nhƣ không đáng kể (khoảng 3 - 5%) do máy phát điện có giá thành cao, vận hành không ổn định hoặc khi có trục trặc ngƣời dân không tự khắc phục đƣợc nên việc sử dụng phát điện bị hạn chế. Các thiết bị sử dụng khí khác nhƣ bình đun nƣớc nóng và nồi cơm điện khí sinh học cũng đã khá phổ biến ở một số huyện của tỉnh. Quy mô công trình phổ biến nhất ở Bắc Ninh hiện nay là 6 - 20m3, cung cấp đủ khí sinh học cho việc đun nấu và các mục đích năng lƣợng gia dụng khác của hộ gia đình. Tổng sản lƣợng khí sinh học quy mô hộ gia đình trong tỉnh vào khoảng 27,7 triệu m3/năm, tƣơng đƣơng 13,3 TOE khi quy đổi dầu tƣơng đƣơng.

Kinh tế trang trại của tỉnh Bắc Ninh phát triển trên cơ sở kinh tế hộ gia đình. Tổ chức sản xuất của các trang trại theo mô hình kinh tế VAC và AC kết hợp. Các trang trại đã tận dụng đƣợc diện tích đất đai, diện tích mặt nƣớc để bố trí cây trồng vật nuôi và nuôi trồng thủy sản hợp lý. Tốc độ phát triển trang trại ngày càng nhanh chóng, có sự đầu tƣ vào sản xuất với quy mô ngày càng lớn. Sản xuất theo phƣơng thức công nghiệp,

hiện đại, đồng thời có sự liên kết chặt chẽ giữa các trang trại với Chính quyền địa phƣơng, với các nhà Doanh nghiệp và cơ quan nghiên cứu, khoa học.

Tính đến 31/12/2015 toàn tỉnh có 145 trang trại, trong đó: trang trại trồng trọt là 11 chiếm 7,6%; trang trại chăn nuôi là 79, chiếm 54,5%; trang trại nuôi trồng thủy sản là 18, chiếm 12,4%; trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp là 37, chiếm 25,5% (số trang trại đƣợc cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại là 36 trang trại) [7].

Do đặc thù chăn nuôi tại các huyện rất khác nhau nên ở Bắc Ninh số công trình khí sinh học xây dựng tại các huyện cũng khác nhau. Tổng tiềm năng kinh tế kỹ thuật phát triển khí sinh học quy mô hộ gia đình trên toàn tỉnh Bắc Ninh đƣợc đầu tƣ xây dựng trong giai đoạn 2015- 2025 vào khoảng 35.562 công trình. Hiện tại, tỉnh có khoảng hơn 36 trang trại chăn nuôi đã sử dụng hệ thống hệ thống khí sinh học xử lý chất thải chăn nuôi theo công nghệ phủ bạt HDPE có thể tích 2.000 - 6.000m3, một số theo công nghệ bể xây với thể tích 150 - 200 m3. Tiềm năng phát triển các trang trại này là rất lớn do tỉnh đã có chủ chƣơng quy hoạch thành các vùng chăn nuôi tập trung tại một số huyện nhƣ Quế Võ, Thuận Thành, … theo tính toán của Viện Năng lƣợng tiềm năng trang trại của tỉnh trong giai đoan 2015-2025 có khoảng hơn 200 trang trại chăn nuôi vừa và lớn nằm chủ yếu ở huyện Quế Võ, Thận Thành. Theo đó, các trang trại này đều phải có hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi. Công nghệ ứng dụng tại các trang trại là xây dựng các hầm xây hình ống theo thiết kế của Viện Năng lƣợng, hồ phủ bạt HDPE và sau đó nƣớc thải đƣợc xả ra hồ sinh học. Khí sinh học của các công trình quy mô trung bình và lớn chủ yếu để sƣởi ấm và phát điện.

1.4.2. Công trình KSH hình ống quy mô trung bình ở Bắc Ninh

Phát huy những thành công của Tổ chức Phát triển Hà Lan và Chƣơng trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam dự án này sẽ tuyên truyền và giới thiệu mô hình khí sinh học quy mô trung bình (từ 50 - 500m3) để xử lý chất thải chăn nuôi cho các trang trại quy mô trung bình và cung cấp khí sinh học cho mục đích phát điện. Dự án đồng thời cũng sẽ hỗ trợ cho việc giảm phát thải KNK ở các trang trại chăn nuôi này.

Dự án đƣợc hỗ trợ tài chính của Bộ Ngoại giao Phần Lan và Quỹ Phát triển Na Uy để xây dựng và thúc đẩy thị trƣờng bền vững cho công trình khí sinh học quy mô trung bình, đồng thời cung cấp cho ngƣời sử dụng nguồn năng lƣợng bền vững và các

lợi ích khác nhƣ tiết kiệm thời gian trong đun nấu, giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hoá thạch, đảm bảo môi trƣờng tốt hơn cho sức khoẻ vì cách quản lý phân và nƣớc thải hiệu quả hơn.

Dự án đƣợc thực hiện bởi rất nhiều đối tác cả trong nƣớc và quốc tế, cả cơ quan nhà nƣớc và công ty tƣ nhân nhƣ: Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV), Viện Môi trƣờng Stockhom, Thuỵ Điển (SEI), Viện Năng Lƣợng (IE) và Công ty TNHH tƣ vấn và đầu tƣ Năng lƣợng Toàn cầu (GECI) với mục tiêu là xây dựng và thúc đẩy thị trƣờng cho các công trình khí sinh học hình ống quy mô trung bình ở Việt Nam. Để đạt đƣợc mục tiêu này dự án gồm các hoạt động nhƣ giới thiệu, xây dựng mô hình trình diễn và thử nghiệm 10 công trình khí sinh học hình ống quy mô trung bình ở 10 trang trại khác nhau.

Nằm trong khuôn khổ dự án Phát triển thị trƣờng KSH hình ống quy mô trung bình do EEP tài trợ, thiết kế của Viện Năng lƣợng, tỉnh Bắc Ninh đƣợc hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính đã xây dựng đƣợc 2 công trình KSH quy mô trung bình kiểu hình ống cho xử lý chất thải chăn nuôi. Hai công trình này đƣợc xây tại 2 trang trại thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, là huyện phát triển kinh tế chăn nuôi trang trại rất mạnh, huyện cũng là một trong những khu vực đƣợc quy hoạch phát triển kinh tế trang trại của tỉnh. Kiểu công trình KSH quy mô trung bình hình ống là một lựa chọn cho các trang trại để xử lý chất thải chăn nuôi trong bối cảnh mô hình kinh tế trang trại ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sản xuất khí biogas của công trình khí sinh học quy mô trung bình (200 250m3) ở trang trại chăn nuôi lợn tại bắc ninh góp phần vào giảm phát thải khí nhà kính (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)