Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sản xuất khí biogas của công trình khí sinh học quy mô trung bình (200 250m3) ở trang trại chăn nuôi lợn tại bắc ninh góp phần vào giảm phát thải khí nhà kính (Trang 40 - 43)

CHƢƠNG 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp kế thừa tài liệu và tư liệu

Mục đích của nghiên cứu tài liệu là tìm hiểu lịch sử nghiên cứu, nắm bắt những nội dung nghiên cứu trƣớc đó về sản xuất và sử dụng Biogas trong chăn nuôi, cơ chế giảm phát thải khí nhà kính của công nghệ KSH. Tiếp đó nghiên cứu về phƣơng pháp tính lƣợng phát thải CH4 thông qua hƣớng dẫn của các sách IPCC (1996), tính lƣợng giảm phát thải khí nhà kính thông qua sử dụng KSH thay thế các nhiên liệu truyền

2.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa và thu thập thông tin

Một số thông tin cần thu thập nhƣ sau:

- Thông tin chung về trang trại: chủ trang trại, địa chỉ trang trại, diện tích trang trại, quy mô chăn nuôi, số lƣợng chuồng nuôi, phƣơng pháp quản lý chất thải chăn nuôi khi chƣa có hầm KSH.

- Thông tin về hệ thống hầm KSH: năm xây dựng, thể tích hầm, công nghệ xây dựng hầm, hoạt động của hầm, tình hình sử dụng năng lƣợng, chất đốt, trƣớc và sau khi sử dụng hầm.

- Lƣợng gas LPG dùng cho đun nấu và lƣợng điện sử dụng của trang trại.

2.2.3. Phương pháp khảo sát đo đạc thực địa

Sau khi khảo sát thực địa, tiến hành lắp đặt thiết bị đo khí tại Hệ thống Biogas của trang trại để xác định lƣợng khí sinh học sản xuất ra từ công trình.

Từ đó tính lƣợng giảm phát thải khí nhà kính qua lƣợng khí đo đƣợc và tính toán.

2.2.4. Phương pháp tính toán tính toán giảm phát thải khí CH4 trong hệ thống Biogas và quá trình sử dụng

Theo tài liệu thiết kế dự án CDM [12] lƣợng CO2 giảm phát thải của hệ thống Biogas là lƣợng giảm CO2 do dùng KSH làm nhiên liệu đốt thay thế thay thế các nhiên liệu truyền thống.

Giảm phát thải metan theo phƣơng pháp luận của Ủy ban liên quốc gia về biến đổi khí hậu (IPCC) khi dùng khí biogas làm nhiên liệu đốt thay điện năng và nhiên liệu hóa thạch, phƣơng pháp AMS.IC [20].

Khi sử dụng biogas thay nhiên liệu hóa thạch, tính theo công thức:

Ry = M x C (1)

- Ry: Giảm lƣợng CO2 do dùng KSH làm nhiên liệu đốt thay thế nhiên liệu hóa thạch

- M là lƣợng nhiên liệu tiêu thụ (tJ/năm) - C là hệ số đồng phát thải, tCO2e/tJ

Khi sử dụng Biogas thay thế điện năng, giảm thải khi thay thế điện năng tính trong một năm bằng lƣợng điện đƣợc thay thế trong năm đó (kWh) nhân với hệ số đồng phát thải của mạng lƣới (tCO2e/kWh).

2.2.5. Phương pháp tính toán tính toán phát thải nền của hệ thống Biogas

Theo phƣơng pháp luận đƣợc Uỷ ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu IPCC (Intergovernmental Panel on Climate Change) ban hành vào năm 2006 [15].

Phát thải nền (BEy) phân lợn thải trực tiếp ra môi trƣờng đƣợc tính nhƣ sau: BEy= GWPCH4 × DCH4 × ΣMCFj × Bo,LT × NLT,y × VSLT,y × 365 (2)

Trong đó:

• GWPCH4: khả năng làm nóng toàn cầu của CH4 so với CO2 giá trị là 21 • DCH4: tỉ khối khí metan, 0,67kg/m3

• MCF: hệ số chuyển đổi metan giá trị là 0,7

• Bo,LT là khả năng sinh khí metan của hệ quản lí phân, giá trị mặc định theo IPCC

là 0,29 m3 CH4/kgVS

• VSLT,y là lƣợng chất rắn bay hơi lí thuyết, giá trị mặc định theo IPCC 0,3 kg/con/ngày

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI -ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KSH CỦA CÔNG TRÌNH, TÍNH LƢỢNG GIẢM

PHÁT THẢI KNK CỦA CÔNG TRÌNH KSH QUY MÔ TRUNG BÌNH TẠI BẮC NINH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sản xuất khí biogas của công trình khí sinh học quy mô trung bình (200 250m3) ở trang trại chăn nuôi lợn tại bắc ninh góp phần vào giảm phát thải khí nhà kính (Trang 40 - 43)