CHƢƠNG 2 THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp hồi cứu, tổng hợp tài liệu
Thu thập, tổng hợp, phân tích và kế thừa tối đa các tài liệu đã có để thống kê, phân tích đánh giá các điều kiện tự nhiên, môi trƣờng, hiện trạng KT - XH tại khu vực nghiên cứu. Các số liệu về điều kiện tự nhiên, KT - XH, tình hình khai thác và NTTS đƣợc cung cấp bởi phòng Nông nghiệp, thuộc UBND huyện Tiền Hải, Chi Cục khai thác nguồn lợi thủy sản thuộc Sở NN&PTNT tỉnh Thái Bình, niên giám thống kê tỉnh.
Thông qua phƣơng pháp này, tác giả sử dụng kịch bản BĐKH và nƣớc biển dâng đã công bố tại Việt Nam [1] và các nguồn số liệu khác, ở các cấp độ khác nhau (quốc gia, khu vực/vùng, tỉnh, huyện).
2.3.2. Phương pháp khảo sát thực địa
- Dựa vào bản đồ địa hình và bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch thuỷ sản của khu vực để xác định vị trí khu vực điều tra ngoài thực địa.
- Khảo sát và đánh giá những đặc điểm đặc trƣng của vùng nghiên cứu.
- Thông qua tham vấn cán bộ quản lý, phỏng vấn nhanh có sự tham gia của cộng động (PRA) để thu thập các thông tin sau:
+ Số liệu về hiện trạng hoạt động NTTS (cơ sở hạ tầng, phƣơng thức hoạt động NTTS, sản lƣợng, chất lƣợng thủy sản….), các hiện tƣợng thời tiết cực đoan, điều kiện khí tƣợng thủy văn tại thời điểm hiện tại để so sánh với các số liệu đã thu thập nhằm đánh giá sự thay đổi và các ảnh hƣởng của khí hậu đến hoạt động NTTS trong thời gian qua.
+ Số liệu kinh tế xã hội: Phỏng vấn trực tiếp ngƣời dân, kết hợp với các cơ quan quản lý về tình hình kinh tế xã hội của cộng đồng dân cƣ (đặc biệt là các hộ gia đình đang nuôi trồng thủy sản) tại xã Nam Phú, huyện Tiền Hải.
- Ngoài ra, trong quá trình điều tra khảo sát thực địa, sử dụng máy ảnh để ghi lại hình ảnh của các loài đƣợc nuôi trồng tại địa phƣơng, các bãi NTTS….
2.3.3. Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng (PRA)
Học viên tiến hành lấy thông tin từ phỏng vấn cộng đồng thông qua phiếu điều tra. Quá trình thu thập thông tin đƣợc thực hiện qua các bƣớc nhƣ sau:
- Thiết kế phiếu điều tra phỏng vấn: Phiếu điều tra phỏng vấn bao gồm 4 nhóm câu hỏi với các câu hỏi đóng và mở có liên quan đến hiện trạng khai thác và NTTS tại khu vực nghiên cứu, ảnh hƣởng của các hiện thời thời tiết bất thƣờng đối với khai thác và nuôi trồng thủy sản, khả năng thích ứng với thiên tai của ngƣời dân (Chi tiết phiếu điều tra, phỏng vấn đƣợc trình bày trong Phụ lục 1).
- Chọn hộ/mẫu điều tra: Tiến hành điều tra toàn bộ khu vực thuộc xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Mỗi thôn tiến hành điều tra, phỏng vấn đại diện 30 hộ gia đình có nghề nghiệp liên quan đến NTTS. Tổng cộng số phiếu điều tra: 30 phiếu/thôn x 4 thôn = 120 phiếu.
2.3.4. Phương pháp động lực - áp lực - hiện trạng - tác động - ứng phó (DPSIR)
Phƣơng pháp DPSIR gồm: Động lực (Drive) - Áp lực (Pressure) - Hiện trạng (Status) - Tác động (Impact) - Ứng phó (Response) đã đƣợc ứng dụng khá nhiều trong thực tế. Kết quả trong những năm qua đã chỉ ra rằng phƣơng pháp DPSIR có những ƣu điểm về tính toàn diện, hệ thống hóa và tính toàn vẹn. DPSIR bao gồm các yếu tố quan trọng là kinh tế, xã hội, tài nguyên và môi trƣờng. Mô hình này phản ánh đơn giản mối quan hệ giữa môi trƣờng và các yếu tố khác, do đó nó có thể cung cấp một cơ sở khoa học cho các nhà hoạch định chính sách. Thứ hai, nó không những chỉ ra ảnh hƣởng của xã hội, phát triển kinh tế và hành vi của con ngƣời về việc sử dụng nguồn tài nguyên và môi trƣờng sinh thái, mà còn cho thấy phản hồi về hành vi của con ngƣời và cho thấy hiện trạng tài nguyên, môi trƣờng. Thứ ba, nó cung cấp một khung lý thuyết cơ bản cho việc xây dựng hệ thống chỉ số môi trƣờng phù hợp nhằm đánh giá môi trƣờng và sớm đƣa ra cảnh báo, biện pháp khắc phục các sự cố, biến động về môi trƣờng [47].
Do đó, mô hình này có thể giúp đƣa ra cái nhìn tổng quát tác động qua lại giữa sự thay đổi các yếu tố môi trƣờng dẫn đến BĐKH và hoạt động sản xuất, NTTS của con ngƣời, các hoạt động ứng phó với BĐKH của NTTS.
2.3.5. Phương pháp xử lý, thống kê số liệu
Sử dụng phần mềm thống kê để tính toán các tham số thống kê để đánh giá sự biến động, tính ổn định, xác định các giá trị đột biến,... giúp cho việc nghiên cứu quy
luật phân bố và biến đổi của các yếu tố tự nhiên, xã hội, biến động trong hoạt động nuôi trồng thủy sản và xây dựng các sơ đồ, bảng biểu để biểu diễn các yếu tố đó.
Tiến hành xây dựng các ma trận đánh giá ảnh hƣởng, trong đó liệt kê các ảnh hƣởng do BĐKH theo kịch bản gây ra đối với NTTS và các khía cạnh liên quan. Bốn yếu tố chính đƣợc đề cập đến của BĐKH là thay đổi nhiệt độ, thay đổi lƣợng mƣa, bão lũ và nƣớc biển dâng. Trên thực tế đây đều là những yếu tố đã gây tác động nghiêm trọng đến hoạt động nuôi trồng thủy sản và cộng đồng ngƣời nuôi tại các khu vực ven biển.
Ảnh hƣởng của BĐKH đối với hoạt động NTTS, ngoài ảnh hƣởng trực tiếp đến chính bản thân đối tƣợng nguồn lợi thủy sản và các yếu tố môi trƣờng nƣớc thì các khía cạnh liên quan nhƣ các HST xung quanh và các yếu tố KT-XH của cộng đồng tại khu vực cũng bị ảnh hƣởng do BĐKH [14]. Chính vì vậy, đối tƣợng bị ảnh hƣởng do BĐKH đƣợc chia thành ba nhóm chính là: Ảnh hƣởng đến đối tƣợng NTTS; ảnh hƣởng đến môi trƣờng, các HST liên quan và ảnh hƣởng đến điều kiện KT-XH của cộng đồng. Đối với mỗi nhóm đối tƣợng này, các tiêu chí cụ thể (tiêu chí thành phần) tiếp tục đƣợc xác định thông qua tham vấn và thảo luận với cán bộ địa phƣơng và cộng đồng ngƣời dân tại khu vực.Việc cho điểm theo thang điểm 1-5 đƣợc thống nhất với cộng đồng nhƣ sau:
(i) Mức ảnh hƣởng thấp nhất: cho điểm 1; (ii) Mức ảnh hƣởng áp dƣới trung bình: cho điểm 2; (iii) Mức ảnh hƣởng trung bình: cho điểm 3; (iv) Mức ảnh hƣởng áp trên trung bình: cho điểm 4; và (v) Mức ảnh hƣởng cao nhất: cho điểm 5.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, học viên đã thực hiện các cuộc thảo luận nhóm với cộng đồng ngƣời dân theo các tiêu chí trên. Kết quả chấm điểm của cộng đồng ngƣời dân đƣợc lấy trung bình để tiến hành đánh giá và sau đó đƣợc xử lý bằng Excel, thể hiện bằng biểu đồ để dễ so sánh các mức độ ảnh hƣởng với nhau.