Diễn biến độ mặn lớn nhất dọc một số cửa sông lớn ven biển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản tại xã nam phú, huyện tiền hải, tỉnh thái bình và đề xuất các giải pháp ứng phó (Trang 48)

(Nguồn: Trường Đại học Thủy lợi, 2012)[13]

- Sông Hồng: Chiều dài XNM lớn nhất ứng với kịch bản BĐKH-NBD đến năm 2030 (>1‰) là 47 km, tăng lên hơn so với hiện trạng khoảng 5 km. Tại cùng một vị trí độ mặn tăng lên trung bình khoảng 2-3,5‰.

- Các sông Trà Lý, Thái Bình, Đá Bạc, Cấm, Lạch Tray: Chiều dài XNM và độ lớn lƣỡi mặn không có sự khác nhau đángkể giữa hai trƣờng hợp. Chiều dài XNM tƣơng ứng với kịch bản năm 2030 tăng lên 2-3 km.

3.2. Hiện trạng hoạt động nuôi trồng thủy sản tại xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình Hải, tỉnh Thái Bình

Xã Nam Phú là xã ven biển huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Khu vực này là nơi giao thoa giữa vùng nƣớc ngọt cửa sông và vùng nƣớc mặn từ biển nên độ mặn ven bờ không cao khoảng 15-25%, nguồn thức ăn phong phú rất thuận lợi cho sự phát triển của động vật thân mềm nhất là ngao. Do đó, xã Nam Phú là một trong những vùng NTTS tập trung lớn nhất của tỉnh với tổng diện tích đến năm 2018 là 1024.5 ha (Bảng 3.4) [6]

Bảng 3.4. Diện tích và sản lƣợng nuôi trồng thủy sản giai đoạn từ 2010 đến 2018

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Diện tích (ha) 1059 1094 1099 1079 1039 1039 1039 1024,5 1024,5

Sản lƣợng (tấn)

433 5215 364 544 640 842,8 737 650 810

(Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển nông nghiệp huyện Tiền Hải, 2018 Phòng NN&PTNT huyện Tiền Hải)

So với những năm về trƣớc, diện tích NTTS xã Nam Phú đã giảm nhƣng không đáng kể. Mặt khác, UBND xã đã mở rộng nhiều mô hình nuôi trồng theo hƣớng công nghiệp, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ, do đó đã đem lại giá trị kinh tế cao và sản lƣợng NTTS tăng dần qua các năm, cụ thể từ năm 2010 đến năm 2015 tăng từ 433 tấn lên 810 tấn, sau đó có xu thế giảm dần từ năm 2016.

Phát huy lợi thế, tiềm năng, những năm qua Nam Phú đã chuyển đổi một số vùng đất trũng trồng lúa, cói, diện tích làm muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao. UBND xã đã thống nhất với các hộ để xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng vùng chuyển đổi, khuyến khích các hộ phát triển nuôi ngao, tôm, cá,... Yêu cầu việc chuyển đổi phải đảm bảo về hạ tầng thủy lợi phục vụ tƣới, tiêu thuận lợi, đối tƣợng nuôi phù hợp. Chính quyền địa phƣơng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đồng bộ nhiều giải pháp hiệu quả, phù hợp hình thành theo quy hoạch vùng chuyển đổi khoảng 130ha. Vùng quy hoạch có lợi thế nguồn nƣớc sạch không bị ô nhiễm, xa khu dân cƣ, rất thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản và phát triển trang trại, gia trại tổng hợp. Sau một thời gian phát triển kinh tế tại vùng chuyển đổi, các

hộ dân đã mạnh dạn đƣa nhiều loại thủy sản vào nuôi thả nhƣ tôm thẻ chân trắng, cá rô phi, cá truyền thống,… mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Xã Nam Phú đã tập trung phát triển NTTS mặn, lợ theo hƣớng sản xuất hàng hóa, phát triển nuôi những đối tƣợng có giá trị kinh tế cao, thị trƣờng tiêu thụ thuận lợi. Đối tƣợng nuôi chính của xã là ngao giống và ngao xuất khẩu. Hàng năm, có hàng nghìn tấn ngao đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đƣợc cấp phép xuất khẩu vào thị trƣờng EU. Ngoài ra, xã còn tập trung phát triển một số đối tƣợng nuôi khác nhƣ tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá vƣợc, cá trắm đen,...

Nuôi thủy sản mặn, lợ đã tạo việc làm cho hàng chục nghìn lao động; thu nhập và đời sống vật chất, tinh thần của cƣ dân ven biển đƣợc nâng cao, góp phần ổn định an ninh chính trị và trật tự xã hội vùng biên giới ven biển. NTTS có thu nhập cao gấp 3 - 4 lần so với trồng lúa. Kết quả điều tra cho thấy, xã Nam Phú hiện có gần 100 chủ đầm NTTS có thu nhập từ 300 triệu đồng/năm trở lên.

Ngoài ra, Nam Phú cũng đã thực hiện công tác khuyến nông, khuyến ngƣ nhƣ hỗ trợ về nguồn vốn, kỹ thuật. Chủ trƣơng khuyến khích các cơ sở sản xuất giống nâng cao chất lƣợng con giống thuần dƣỡng tại địa phƣơng, từng bƣớc đƣa các loài giống mới, có chất lƣợng cao vào sản xuất. Đồng thời, khuyến khích đầu tƣ phát triển NTTS ở các vùng, đầm, bãi triều. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của ngƣời nuôi trong việc thực hiện tốt an toàn vệ sinh thú y thủy sản. Tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức đầu tƣ cơ sở thu mua chế biến thủy sản, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

Về hình thức NTTS của xã trong thời gian qua đã có nhiều thay đổi. Hợp tác xã NTTS chƣa có nhiều, chủ yếu vẫn là hình thức tổ chức sản xuất hộ gia đình NTTS. Nhìn chung, NTTS tại xã Nam Phú đang phát triển mạnh theo hai hƣớng sản xuất hàng hoá tập trung và nuôi truyền thống. Nuôi theo hình thức sản xuất hàng hoá tập trung đã có chiều hƣớng tăng nhanh trong thời gian gần đây. Các kỹ thuật tiến bộ và công nghệ mới ngày càng đƣợc ứng dụng rộng rãi, đạt hiệu quả cao. Kết quả điều tra các hộ NTTS xã cho thấy, hình thức NTTS bán thâm canh chiếm 77,33%, hình thức NTTS thâm canh chiếm 22,67%. Hình thức nuôi thâm canh và bán thâm canh tăng mạnh những năm gần đây. Bình quân vốn đầu tƣ cho hình thức bán thâm canh của hộ

là 370,07 triệu đồng. Vốn đầu tƣ cho thâm canh cao hơn so với đầu tƣ cho bán thâm canh khoảng 40%.

Mặc dù gia tăng vốn đầu tƣ nhƣng do cơ sở hạ tầng cho NTTS không đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật dẫn đến ô nhiễm môi trƣờng. Ngoài ra, phát triển NTTS của vùng còn mang tính tự phát. Hậu quả là dịch bệnh tràn lan, tỷ lệ mất mùa cao,... đã gây ra tình trạng nhiều hộ bị thua lỗ.

Hơn nữa, NTTS xã Nam Phú còn gặp một số hạn chế sau: Công tác quy hoạch và triển khai thực hiện quy hoạch cũng còn nhiều bất cập; việc rà soát quy hoạch trƣớc đây chƣa đƣợc triển khai để bổ sung, chỉnh lý cho phù hợp với từng vùng, nhu cầu của thị trƣờng; Nguồn giống cung ứng cho nuôi thƣơng phẩm sản xuất không đủ đáp ứng so với nhu cầu, phần lớn nhập từ tỉnh ngoài nên giá thành cao, chất lƣợng không ổn định, tiềm ẩn nhiều rủi ro chƣa đƣợc kiểm soát; Thị trƣờng đầu ra thƣơng phẩm gặp khó khăn từ đó tác động rất lớn đến kết quả nuôi và ƣơng nuôi giống của các chủ đầm, giá cả đầu ra thấp nên khi thu hoạch chỉ đạt mức lãi thấp; Hình thức nuôi của nông dân chủ yếu vẫn là quảng canh cải tiến, tỉ lệ diện tích áp dụng tiến bộ kĩ thuật nuôi thâm canh, bán thâm canh theo hƣớng GAHP thấp; Lƣợng mƣa trong năm ít, mƣa muộn, nƣớc mặn lên dẫn đến nhiều diện tích đầm vùng không phù hợp cho NTTS.

3.3. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản xã Nam Phú Nam Phú

Kết quả tổng hợp, phân tích số liệu điều tra của 120 hộ gia đình đƣợc phỏng vấn bằng phiếu điều tra cho thấy, ảnh hƣởng của bốn yếu tố BĐKH là sự thay đổi nhiệt độ, lƣợng mƣa, nƣớc biển dâng và sự thay đổi tuần suất bão lũ đến hoạt động NTTS đƣợc chia thành 3 nhóm: Nhóm ảnh hƣởng đến đối tƣợng NTTS, nhóm ảnh hƣởng đến chất lƣợng môi trƣờng, HST liên quan, nhóm ảnh hƣởng đến điều kiện kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cƣ phụ thuộc NTTS.

3.3.1. Tác động của thay đổi nhiệt độ

Đối với nuôi trồng thủy sản, đặc biệt nuôi trồng vùng ven bờ chịu tác động thƣờng xuyên, khốc liệt của thiên tai và BĐKH. Biểu hiện nổi bật là tác động của nhiệt độ tăng. Nhiệt độ đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trƣởng của các

loài sinh vật nói chung và các loài thủy sản nói riêng. Ở các vùng nhiệt đới, hiện tƣợng nắng nóng làm cho nhiệt độ nƣớc tăng lên quá mức chịu đựng của nhiều loài sinh vật. Thay đổi nhiệt còn là điều kiện phát sinh của nhiều loài dịch bệnh xảy ra cho các loài nuôi. Nhiệt độ tăng cao làm ảnh hƣởng tới sức khỏe của các loài nuôi. Nhiệt độ có quan hệ chặt chẽ với tốc độ sinh trƣởng, phát triển của các loài thủy sản do đó ảnh hƣởng đến diện tích nuôi trồng. Nhiệt độ cao cũng làm cho môi trƣờng nƣớc suy giảm chất lƣợng, tạo điều kiện cho các loài vi sinh vật gây hại phát triển.

Trong những năm gần đây do môi trƣờng nƣớc bị suy giảm chất lƣợng kết hợp với sự thay đổi khắc nghiệt của thời tiết, khí hậu, dẫn đến bùng phát dịch bệnh làm chết hàng loạt tôm, ngao,... Các bệnh này xảy ra và lan truyền rộng, khó chữa và mức độ rủi ro lớn.

Kết quả thảo luận nhóm với các cộng đồng dân cƣ khai thác và sử dụng nguồn lợi thủy sản tại xã Nam Phú cho thấy, sự gia tăng về nhiệt độ đều từ mức ảnh hƣởng thấp nhất đến mức ảnh hƣởng cao nhất, chủ yếu là mức độ ảnh hƣởng áp dƣới trung bình và mức ảnh hƣởng trung bình (Bảng 3.5).

Bảng 3.5. Tổng hợp kết quả thảo luận và chấm điểm của cộng đồng về mức độ ảnh hƣởng của nhiệt độ đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

STT Đối tƣợng

bị ảnh hƣởng Biểu hiện của ảnh hƣởng Điểm

1 Ảnh hƣởng đến đối tƣợng 21

1.1. Sức đề kháng của đối

tƣợng nuôi Các đối tƣợng nuôi dễ bị bệnh tật do nắng nóng kéo dài 5

1.2. Tỷ lệ sống Giảm đi 4

1.3. Tốc độ sinh trƣởng Tăng cƣờng trao đổi chất nên tốc độ sinh

trƣởng của các đối tƣợng bị giảm đi 4

1.4. Khả năng sinh sản Giảm đi 4

1.5 Số vụ nuôi trong năm

(vụ/năm) Giảm đi do tỷ lệ thất thoát lớn 2

1.6 Nguồn thức ăn Ít ảnh hƣởng 1

1.7 Hình thức nuôi Không rõ ràng 1

2 Ảnh hƣởng đến chất lƣợng môi trƣờng, hệ sinh thái 4

2.1. Chất lƣợng môi trƣờng nƣớc

Nhiệt độ môi trƣờng thay đổi làm thay đổi các yếu tố khác cần thiết cho sự sinh trƣởng, sinh sản của đối tƣợng NTTS

2

2.2. Chất lƣợng HST

Làm ảnh hƣởng xấu đến các HST có liên quan nhƣ rừng ngập mặn, HST cửa sông là khu vực nuôi các đối tƣợng thủy sản.

STT Đối tƣợng

bị ảnh hƣởng Biểu hiện của ảnh hƣởng Điểm

3 Ảnh hƣởng đến điều kiện kinh tế - xã hội của cộng đồng dân

cƣ NTTS 12

3.1. Cơ sở hạ tầng nuôi

trồng Ít ảnh hƣởng 1

3.2. Sản lƣợng nuôi trồng Làm giảm sản lƣợng khai thác 2

3.3. Diện tích nuôi trồng

Làm giảm diện tích khai thác do lƣợng tăng lƣợng nƣớc bốc hơi, nhiều khu vực bị hạn hán

2

3.4. Doanh thu từ NTTS Giảm doanh thu từ hoạt động NTTS 3

3.5.

Chất lƣợng đời sống dân cƣ phụ thuộc vào NTTS

Nhiệt độ cao tác động đến năng suất, sản lƣợng NTTS, kéo theo giảm nguồn thu nhập, giảm chất lƣợng sống của cộng đồng dân cƣ

4

Tổng 37

Nhiệt độ tăng gây ảnh hƣởng lớn nhất đến sức sống của đối tƣợng NTTS, chất lƣợng môi trƣờng, hệ sinh thái và điều kiện phát triển kinh tế của cộng đồng dân cƣ. Tổng điểm tham vấn cộng đồng về đánh giá ảnh hƣởng của thay đổi nhiệt độ đến NTTS là 37, trong đó ảnh hƣởng của nhiệt độ lớn nhất đến chính đối tƣợng NTTS với 21 điểm, tiếp theo là tổng điểm ảnh hƣởng đến điều kiện kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cƣ phụ thuộc vào NTTS với 12 điểm, thấp nhất ảnh hƣởng đến chất lƣợng môi trƣờng, HST liên quan là 4 điểm.

Hình 3.7. Mức độ ảnh hƣởng của nhiệt độ đến hoạt động nuôi trồng thủy sản xã Nam Phú

3.3.2. Tác động của thay đổi lượng mưa

Do ảnh hƣởng của BĐKH, nguồn nƣớc ngọt đang ngày càng trở nên khan hiếm ở nhiều vùng trên cả nƣớc, ảnh hƣởng đến sản xuất NTTS. Sự thay đổi lƣợng mƣa làm tăng nguy cơ lũ lụt và hạn hán ảnh hƣởng tiêu cực đến NTTS. Lƣợng mƣa lớn kèm theo gió mạnh khiến NTTS dễ bị tổn thƣơng, ngƣời nuôi bị thất thoát về NTTS. Thay đổi lƣợng mƣa có thể gây tác động trực tiếp đến môi trƣờng nƣớc nuôi thủy sản nhƣ làm giảm nhiệt độ, oxy, pH, độ kiềm và độ mặn, làm xáo trộn âm thanh,... Hoặc tác động gián tiếp nhƣ làm sụp tảo và sự tích tụ vật chất hữu cơ ở đáy ao, đầm NTTS, sự khuấy trộn lớp bùn đáy làm phát lộ lớp vi khuẩn yếm khí khiến một số đối tƣợng nuôi bị phơi nhiễm với khí H2S độc hại.

Kết quả thảo luận nhóm với cộng đồng ngƣ dân khu vực nghiên cứu về ảnh hƣởng của sự thay đổi lƣợng mƣa cho thấy, lƣợng mƣa thay đổi ảnh hƣởng lớn nhất đến điều kiện kinh tế - xã hội. Tổng điểm đánh giá ảnh hƣởng của thay đổi lƣợng mƣa đến NTTS là 34 điểm, trong đó lƣợng mƣa thay đổi ảnh hƣởng của cộng đồng với 15 điểm, tiếp theo là nhóm ảnh hƣởng đến đối tƣợng NTTS với 12 điểm, thấp nhất là thuộc nhóm ảnh hƣởng đến môi trƣờng, HST liên quan là 7 điểm (Bảng 3.6).

Bảng 3.6. Tổng hợp kết quả thảo luận và chấm điểm của cộng đồng về mức độ ảnh hƣởng của thay đổi lƣợng mƣa đến hoạt động nuôi trồng thủy

sản

STT Đối tƣợng bị ảnh hƣởng Biểu hiện của ảnh hƣởng Điểm

1 Ảnh hƣởng đến đối tƣợng 12

1.1. Sức đề kháng của đối tƣợng nuôi

Mƣa lớn gây hiện tƣợng sốc ngọt do nƣớc từ thƣợng nguồn đổ về làm cho nhiều loài nƣớc mặn, lợ chết

4

1.2. Tỷ lệ sống Giảm đi 3

1.3. Tốc độ sinh trƣởng Không rõ ràng 1

1.4. Khả năng sinh sản Không rõ ràng 1

1.5. Số vụ nuôi trong năm

(vụ/năm) Giảm đi do mƣa lớn cuốn trôi/làm chết đối tƣợng NTTS 1 1.6. Nguồn thức ăn

Nguồn thức ăn giảm do dòng chảy đầu nguồn cuốn theo những sinh vật là nguồn thức ăn của đối tƣợng NTTS

STT Đối tƣợng bị ảnh hƣởng Biểu hiện của ảnh hƣởng Điểm

1.7 Hình thức nuôi Không rõ ràng 1

2 Ảnh hƣởng đến chất lƣợng môi trƣờng, hệ sinh thái 7

2.1. Chất lƣợng môi trƣờng nƣớc

Làm thay đổi các yếu tố môi trƣờng nƣớc sông nhƣ pH, độ mặn, nhiệt độ...

3

2.2. Chất lƣợng hệ các HST Gây ngập lụt, làm thay đổi các điều

kiện môi trƣờng nƣớc 4

3 Ảnh hƣởng đến điều kiện kinh tế - xã hội của cộng đồng 15

3.1. Cơ sở hạ tầng nuôi trồng Gây sạt lở bờ sông, hƣ hỏng hệ

thống chống ngập 5

3.2. Sản lƣợng nuôi trồng Không rõ ràng 1

3.3. Diện tích nuôi trồng

Mƣa lớn làm cho tốc độ dòng chảy lớn, ảnh hƣởng đến số vụ, giảm diện tích NTTS

3

3.4. Doanh thu từ NTTS Giảm doanh thu từ hoạt động NTTS 2

3.5. Chất lƣợng đời sống dân cƣ phụ thuộc vào NTTS

Mƣa nhiều ảnh hƣởng đến một số hoạt động sản xuất của ngƣời dân, đặc biệt đối với NTTS, kéo theo giảm nguồn thu nhập, giảm chất lƣợng sống của cộng đồng dân cƣ

4

Tổng 34

Theo kết quả tổng hợp đƣợc thì ảnh hƣởng của thay đổi lƣợng mƣa đến các đối tƣợng NTTS có thể thấy rằng có sự thay đổi mức ảnh hƣởng từ thấp đến cao. Mức độ ảnh hƣởng thấp nhất đó là ảnh hƣởng vào tốc độ sinh trƣởng, khả năng sinh sản, mùa vụ nuôi, nguồn thức ăn, hình thức nuôi. Ảnh hƣởng của lƣợng mƣa cao nhất đến cơ sở hạ tầng, chất lƣợng đời sống của dân cƣ và sức đề kháng của nhóm đối tƣợng nuôi trồng, chất lƣợng HST. Mƣa lớn có thể gây sạt lở bờ sông, các công trình, hạ tầng, đặc biệt ảnh hƣởng đến tính mạng của ngƣ dân và các đối tƣợng nuôi có thể chết hàng loạt do bị sốc ngọt. Kết quả mô phỏng ở hình 3.8.

Hình 3.8. Mức độ ảnh hƣởng của thay đổi lƣợng mƣa đến hoạt động nuôi trồng thủy sản xã Nam Phú

3.3.3. Ảnh hưởng của nước biển dâng

Mực nƣớc biển dâng cao kèm theo mƣa bão lớn hơn có thể sẽ ảnh hƣởng tới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản tại xã nam phú, huyện tiền hải, tỉnh thái bình và đề xuất các giải pháp ứng phó (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)