Giải pháp ứng phó với BĐKH đối với sản xuất Ngô tại tỉnh Tuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến cây ngô tại tỉnh tuyên quang (Trang 77 - 85)

CHƢƠNG 3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

3.3 Đề xuất một số giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu đối với sản xuất

3.3.2 Giải pháp ứng phó với BĐKH đối với sản xuất Ngô tại tỉnh Tuyên

Quang

Mặc dù đánh giá tác động BĐKH đối với cây Ngô tại địa phƣơng năng suất cây Ngô nhìn chung trong tƣơng lai có xu hƣớng tăng tuy nhiên xét cục bộ, năng suất cây Ngô ở tỉnh Tuyên Quang vẫn phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác nhân nhiên quan, trong đó các yếu tố thời tiết có ảnh hƣởng quan trọng đến năng suất cây Ngô. Trong thời gian tới, trƣớc những tác động tiêu cực của yếu tố thời tiết khí hậu trong bối cảnh khí hậu đặt ra một thách thức không nhỏ trong việc phát triển cây Ngô ở tỉnh Tuyên Quang. Từ những phân tích ở trên, đề tài định hƣớng một số giải pháp nhằm phát triển bền vững cây Ngô tại địa phƣơng nhƣ sau:

- Kêu gọi những nguồn vốn đầu tư, các chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương và nhà nước về sản xuất Ngô, nâng cao sinh kế của người dân trồng Ngô. Cần có các nguồn vốn đầu tƣ để ngƣời dân tại địa phƣơng mở rộng quy mô sản xuất và áp dụng các biện pháp kỹ thuật công nghệ cao vào quá trình trồng, mặt khác cây Ngô là cây chịu ảnh hƣởng lớn khi hiện tƣợng thời tiết cực đoan xảy ra vì vậy khi bị chịu ảnh hƣởng sẽ gây ra thiệt hại lớn, nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng cần có các chính sách hỗ trợ ngƣời dân trồng tiêu khi có thiệt hại xảy ra, nhằm gíup đỡ ngƣời dân giảm chi phí thiệt hại, động viên ngƣời dân trong quá trình sản xuất, tạo niềm tin vào chính quyền địa phƣơng và nhà nƣớc.

- Cần tính toán xây dựng đảm bảo các hồ chứa nước, các công trình thủy lợi tại tỉnh Tuyên Quang. Do đặc tính sinh trƣởng và phát triển của cây Ngô tại địa phƣơng, trong những năm gần đây chịu ảnh hƣởng của yếu tố thời tiết đặc biệt là hạn hán vào mùa khô, do hệ thống thủy lợi tại địa phƣơng chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu tƣới tiêu vào mùa khô.

- Đẩy mạnh mở rộng sản xuất trồng Ngô theo quy mô trang trại, áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác tiến bộ. Mặc dù là địa phƣơng có diện tích và sản lƣợng Ngô lớn ở khu vực miền bắc tuy nhiên việc sản xuất cây Ngô tại địa phƣơng còn mang tính chất sản xuất manh mún, thủ công, nhỏ lẻ, theo hộ gia đình trong những năm gần đây do nhu cầu và Ngô mang lại giá trị kinh tế, các hộ dân đã mở rộng sản xuất, một số hộ đã mở rộng sản xuất theo hƣớng trang trại, tuy nhiên chƣa đƣợc phổ biến mở rộng trên toàn tỉnh, khi áp dụng sản xuất theo mô hình trang trại, ngƣời dân sẽ thu lại đƣợc hiệu quả sản xuất cao, tiết kiệm đƣợc chi phí, và dễ dàng áp dụng những canh tác kỹ thuật tiến bộ hơn.

- Cần có các biện pháp phòng ngừa sâu bệnh hại kịp thời, người dân cần được tập huấn các kỹ năng nhận biết và xử lý khi sâu bệnh hại xảy ra từng bước đưa khoa học, công nghệ vào quá trình trồng, chế biến Ngô tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trƣờng. Ngƣời dân tại địa phƣơng về kiến thức sản xuất Ngô chủ yếu là kiến thức bản địa, kinh nghiệm sản xuất lâu năm, khi dịch bệnh xảy ra trên diện rộng, thiệt hại lớn thì ngƣời dân mới kịp thời phát hiện. Vì vậy ngƣời dân cần đƣợc tập huấn các kỹ năng nhận biết và xử lý sâu bệnh hại để giảm thiểu thiệt hại do sâu bệnh hại gây ra, và có các biện pháp phòng tránh ngay từ đầu. Áp dụng các biện pháp khoa học công nghệ vào quá trình trồng, chế biến để nâng cao năng suất, sản lƣợng và chất lƣợng của sản phẩm từ Ngô.

- Quy hoạch xây dựng nhà máy chế biến hạt Ngô, thức ăn chăn nuôi từ Ngô quy mô nhỏ và vừa tỉnh tuyên quang. Tại địa phƣơng cho sản lƣợng lớn Ngô qua mỗi năm, tuy nhiên trên địa bàn toàn huyện, hay toàn tỉnh ít có nhà máy chế biến hạt Ngô, việc xây dựng nhà máy chế biến hạt Ngô giúp ngƣời dân trồng Ngô ổn định đầu ra cho sản phẩm, ổn định việc sản xuất, nâng cao đời

sống cho ngƣời dân, tránh tình trạng bị thƣơng lái, ép giá, và không có đầu ra cho sản phẩm.

- Truyền thông giáo dục cho công đồng người dân về BĐKH, và thông báo kịp thời các thông tin về diễn biến thời tiết, khí hậu tại địa phương. Hiện tại việc tiếp cận của ngƣời dân địa phƣơng đối với thông tin về BĐKH đang còn thấp, vì vậy cần có các hoạt động tuyên truyền, giáo dục cho cộng đồng ngƣời dân về BĐKH để ngƣời dân có ý thức trong việc bảo vệ môi trƣờng ứng phó với BĐKH. Ngoài ra việc thông báo kịp thời các thông tin về diễn biến thời tiết và khí hậu giúp ngƣời dân kịp thời có biện pháp phòng tránh và giảm nhẹ rủi ro thiên tai

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận

1. Luận văn đã đánh giá đƣợc xu thế biến đổi khí hậu khu vực Tuyên Quang từ số liệu quan trắc thời kỳ 1961-2015.

Đối với các yếu tố trung bình: Trong thời kỳ 1961-2015, nhiệt độ không khí trung bình năm có xu thế tăng khoảng 0,1 - 0, 2 o

C/thập kỷ, tốc độ tăng nhiệt độ trong mùa đông, mùa thu nhanh hơn so với mùa xuân, mùa hè. Lƣợng mƣa năm có xu thế giảm từ 2-3mm/năm, giảm trong các mùa hè, thu và tăng trong mùa đông. Tổng lƣợng bốc hơi năm và các mùa đều có xu thế tăng với tốc độ xu thế năm là 20-34mm/thập kỷ. Tốc độ gió lớn nhất trung bình năm và các mùa đều có xu thế giảm với tốc độ giảm từ 0,5-2m/s/thập kỷ.

Đối với các yếu tố cực trị về nhiệt độ: Nhiệt độ tối cao năm và các mùa có xu thế tăng với tốc độ xu thế của năm là 0,1-0,2°C/thập kỷ. Nhiệt độ tối thấp năm và các mùa cũng thể hiện xu thế tăng với tốc độ tăng lớn hơn so với tốc độ tăng của nhiệt độ trung bình và nhiệt độ tối cao, 0,4-0,7°C/thập kỷ.

Đối với các hiện tượng cực đoan liên quan đến nhiệt độ: Số ngày nắng nóng năm có xu thế tăng từ 1-6 ngày/thập kỷ. Số ngày rét hại năm có xu thế giảm từ 1-2 ngày/thập kỷ. Số ngày rét hại trong mùa đông có xu thế giảm từ 1- 1,5 ngày/thập kỷ. Số ngày rét đậm năm có xu thế giảm xấp xỉ 3 ngày/thập kỷ. Số ngày rét đậm trong mùa đông giảm từ 2-2,5 ngày/thập kỷ.

Đối với các hiện tượng cực đoan liên quan đến lượng mưa: Số ngày có mƣa lớn hơn hoặc bằng 50 mm (R50) chiếm ƣu thế là xu thế giảm, từ 0,1-0,3 ngày/thập kỷ, riêng tại Na Hang tăng 0,7 ngày/thập kỷ. Số ngày có mƣa lớn hơn hoặc bằng 100mm (R100) năm ở tỉnh Tuyên Quang chiếm ƣu thế là xu thế tăng.

2. Luận văn đã đánh giá đƣợc tác động của BĐKH đến năng suất Ngô

tỉnh Tuyên Quang.

Sử dụng mô hình Aquacrop tính toán năng suất cho cây Ngô theo kịch bản nền (1986-2005) và dự kiến đến 2100 theo hai kịch bản BĐKH RCP4.5 và RCP8.5 cho các huyện, thành phố thuộc tỉnh Tuyên Quang nhƣ sau:

phố thuộc tỉnh Tuyên Quang ở các thời kỳ của các kịch bản biến đổi khí hậu đều tăng so với thời kỳ nền (1986-2005). Năng suất ngô đông xuân tại các huyện, thành phố thuộc tỉnh Tuyên Quang tăng ít nhất ở đầu thế kỷ (thời kỳ 2016-2035 thuộc kịch bản RCP4.5) với mức tăng từ 13.63- 13.69% và năng suất ngô đông xuân tăng nhiều nhất ở cuối thế kỷ (thời kỳ 2080-2099) thuộc kịch bản RCP8.5 với mức tăng từ 35.65-55.02%.

Đối với Ngô Hè Thu: Năng suất ngô hè thu tại các huyện, thành phố thuộc tỉnh Tuyên Quang ở các thời kỳ của các kịch bản biến đổi khí hậu đều tăng so với thời kỳ nền (1986-2005), trong đó, kịch bản RCP4.5 tăng nhiều hơn kịch bản RCP8.5 trừ hai huyện Na Hang và Lâm Bình có năng suất ngô Hè Thu ở kịch bảng RCP8.5 tăng nhiều hơn kịch bản RCP4.5.

3. Đề xuất một số giải pháp ứng phó tại địa phƣơng.

BĐKH diễn ra ở địa phƣơng chủ yếu theo hƣớng tăng nhiệt độ và gia tăng các hiện tƣợng thời tiết cực đoan nhƣ mƣa đá, lốc xoáy, rét đậm rét hại, hạn hán..làm giảm năng suất và sản lƣợng cây trồng cần đƣa ra các biện pháp sau:

Đối với cơ chế chính sách: Triển khai thực hiện chính sách mới của nhà

nƣớc về hỗ trợ sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt là chính sách hỗ trợ sản xuất cây Ngô.

Đối với giải pháp kỹ thuật: Xây dựng các hệ thống công trình thủy lợi

đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất tƣới tiêu của ngƣời dân, thƣờng xuyên nâng cấp cải tạo hồ chứa nƣớc, đào kênh mƣơng làm thủy lợi mỗi năm. Mùa mƣa lũ, hạn hán sẽ xuất hiện bất thƣờng do đó thời vụ gieo trồng cần đƣợc nghiên cứu, sắp xếp lại cho phù hợp khí hậu. Lập kế hoạch điều chỉnh thời vụ gieo trồng, đẩy mạnh áp dụng kỹ thuât vào sản xuất, hƣớng dẫn ngƣời nông làm đúng quy trình kỹ thuật; xây dựng cơ cấu sản xuất hợp lý, chuyển đổi mùa vụ, chuyển đổi cơ cấu giống hợp lý. Tổ chức tốt khâu thu hoạch, sơ chế và bảo quản nông sản sau thu hoạch.

Đối với giải pháp kinh tế: Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn nhà nƣớc

đầu tƣ cho nông nghiệp, nông thôn. Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, khuyến khích vốn đầu tƣ từ các doanh nghiệp

Đối với công tác vận động, tuyên truyền: Các cấp đảng uy và chính

quyền địa phƣơng tập trung chỉ đạo sản xuất, định hƣớng cho các vùng co tiềm năng chuyển đổi cơ cấu, phát triển sản xuất theo hƣớng thị trƣờng. Tăng cƣờng công tác khuyến nông cho ngƣời dân địa phƣơng, triển khai một số mô hình mới, phổ biến kiến thức trong canh tác, các hoạt động cung ứng dịch vụ để hỗ trợ nông dân sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao.

II. Kiến nghị

Tuy đã đạt đƣợc một số kết quả trong nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH đến cây Ngô tỉnh Tuyên Quang, trên cơ sở khoa học và thực tiễn từ luận văn tác giả có một số kiến nghị nhƣ sau:

1. Trong quá trình nghiên cứu diễn biến khí hậu tại tỉnh Tuyên Quang các số liệu trong quá trình quan trắc, số liệu đôi khi còn khuyết thiếu bởi nhiều lý do. Số liệu đƣợc sử dụng trong luận văn vẫn còn một số vấn đề, gây ảnh hƣởng đến kết quả nghiên cứu và chuỗi số liệu không đủ dài theo thời gian ở một số trạm, không đủ dày theo không gian,.với nhƣng yếu tố này dẫn đến việc phân tích xu thế của một vài yếu tố chƣa đầy đủ, thiếu chính xác. Ví dụ thiếu số liệu quan trắc ở Trạm Na Hang. Vì vậy cần:

- Bổ sung các cơ sở dữ liệu.

- Xây dựng tu bổ các trạm đo, cung cấp các thiết bị mới hiện đại hơn. 2. Luận văn có sử dụng các kịch bản BĐKH tỉnh Tuyên Quang để cung cấp các thông số đầu vào cho mô hình. Tuy vậy, các kịch bản đã đƣợc công bố đều chƣa đề cập đến độ tin cậy hay tính bất định của các kịch bản. Vì vậy cơ sở khoa học để đánh giá tác động của BĐKH trong tƣơng lai khi dựa vào các kịch bản này chƣa cao. Khi chƣa biết đƣợc mức độ tin cậy của các kịch bản BĐKH thì những thông tin mà các kịch bản đem đến chƣa đủ cơ sở vững chắc cho bài toán đánh giá tác động của BĐKH trong tƣơng lai. Nhƣ đã biết, việc xây dựng các kịch bản BĐKH hiện nay chủ yếu dựa vào kết quả dự tính khí hậu tƣơng lai từ các mô hình khí hậu. Các kết quả này có tính bất định do, sự không chắc chắn trong các kịch bản phát thải khí nhà kính, mức độ nhạy của hệ thống khí hậu đối với các tác động từ tự nhiên và con ngƣời, và sai số của chính các mô hình khí

hậu khi xây dựng kịch bản. Vì vậy cần phải có kết quả dự tính khí hậu tƣơng lai từ nhiều mô hình khác nhau để qua đó có thể xác định đƣợc mức độ tin cậy của các kịch bản hay các khả năng có thể xảy ra của khí hậu trong tƣơng lai ứng với các xác suất khác nhau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt

1. Bộ Tài nguyên Môi trƣờng (2009). Kịch bản Biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam. Hà Nội.

2. Bộ Tài nguyên Môi trƣờng (2012). Kịch bản Biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam. Hà Nội.

3. Bộ Tài nguyên Môi trƣờng (2016) Kịch bản Biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam. Hà Nội.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2011). Mô đun đặc điểm sinh học cây ngô, nghề trồng ngô. Hà Nội.

5. Cục thống kê Tuyên Quang ( 2017). Niên giám thông kê huyện Tỉnh Tuyên Quang (2017). Tuyên Quang.

6. Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (2017). Báo cáo Tăng cường năng lực thích ứng với Biến đổi khí hậu tại Tuyên Quang. Tuyên Quang.

7. Viện Khoa học Khí tuợng Thủy văn và môi trƣờng (2010). Dự án “Tăng cường năng lực quốc gia ứng phó với BĐKH ở việt nam nhằm giảm nhẹ tác động và kiểm soát phát thải khí nhà kính” - 00060851, “Cuốn sách những kiến thức cơ bản về BĐKH” sản phẩm thuộc hợp đồng :060910/CBCC ký ngày 06/09/2010. Hà Nội.

8. Nguyễn Vũ Ngọc Linh (2013). Đánh giá tác động của BĐKH đến hoạt động sản xuất nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên. Hà Nội.

9. Nguyễn Văn Tuyến và cộng sự (2017). Mô phỏng năng suất và nhu cầu tƣới cho cây bắp (Zea Mays L) vào mùa khô ở vùng ngập lũ huyện Châu Phú, Tỉnh An Giang”. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

10.Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (2017). Báo cáo Tăng cường năng lực thích ứng với Biến đổi khí hậu tại Tuyên Quang. Tuyên Quang.

11.Nguyễn Văn Viết, Đinh Vũ Thanh (2012). Tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực nông nghiệp và giải pháp ứng phó. Hà Nội.

Tài liệu tiếng anh

12.D. Raes, P. Steduto, T. Hsiao and E. Fereres (2012). Aquacrop Version 4.0 Ref. manual. FAO, Rome, Italy.

13.IPCC, (2012). Managing the Risks of Extreme Events and Disasters to Advance Climate Change Adaptation. A Special Report of Working Groups I and II of the Intergovernmental Panel on Climate Change, 582 pp.

14.IPCC, (2013). IPCC Fifth Assessment Report: Climate Change 2013 - The Physical Science Basis. Cambridge University Press, Cambridge, UK, 1535 pp.

15.IPCC, (2007). Climate Change 2007: The Physical Science Basis. Contribution of Working Group I to the Fourth Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change, 996 pp.

16.Nicholas Stern (2005). Stern Review: “The Economics of climate change”

17.Riahi, K., A. Gruebler, and N. Nakic´enovic´, (2007). Scenarios of long- term socio-economic and environmental development under climate stabilization. Technol. Forecasting Soc. Change, 74, 887-935.

18.T.O. Oseni and M.T. Masarirambi (2011). Effect of Climate Change on Maize (Zea mays) Production and Food Security in Swaziland.

Horticulture Department, Faculty of Agriculture, Luyengo Campus, University of Swaziland, P.O. Luyengo, M205, Swaziland.

Website

19.Đài Khí tƣợng Thủy văn tỉnh Tuyên Quang http://tuyenquang.kttvvietbac.org

20.Cổng thông tin điện tử tỉnh Tuyên Quang http://tuyenquang.gov.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến cây ngô tại tỉnh tuyên quang (Trang 77 - 85)