Những căn cứ định hướng phát triển kinh tế xã hội TT SaPa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triền kinh tế xã hội thị trấn sa pa gia đoạn 1991 2011 luận văn ths khu vực học 60 22 01 13 (Trang 78)

1 .Lý do chọn đề tài

6. Bố cục luận văn

3.1. Định hƣớng phát triển K T XH thị trấn SaPa đến năm2020

3.1.1. Những căn cứ định hướng phát triển kinh tế xã hội TT SaPa

Từ những kết quả phân tích thực trạng quá trình phát triển KT – XH ở chương 2, cho thấy quá trình ĐTH ở Sa Pa có nhiều mặt tích cực, song cũng còn nhiều hạn chế.

+ Mặt tích cực:

- ĐTH là một quá trình tiến bộ, là động lực để thúc đẩy quá trình CNH và HĐH của thị trấn. Sự phát triển KT – XH nâng cao vai trò chủ đạo, tiên phong của Sa Pa đối với kinh tế tỉnh Lào Cai. Thể hiện rõ nhất ở việc mở rộng quy mô đô thị về dân số, đóng góp GDP và vai trò của ngành dịch vụ - du lịch đối với nền kinh tế và đối với dân cư đô thị.

- Nhiều chỉ tiêu phát triển KT – XH đã trở thành chỉ tiêu có mức độ ĐTH cao và trở thành thế mạnh của đô thị Sa Pa như: tỷ lệ lao động phi NN, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ trọng của ngành dịch vụ - du lịch, số lượng cơ sở thương mại và dịch vụ. Đây đều là những chỉ tiêu phát triển theo chiều rộng và có liên quan mật thiết đến truyền thống phát triển của huyện Sa Pa nói riêng và tỉnh Lào Cai nói chung.

- ĐTH thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế của khu vực đô thị Sa Pa nói riêng và của toàn huyện Sa Pa nói chung, giảm khu vực NN và tăng ở khu vực phi NN.

- Phát triển KT – XH góp phần tạo việc làm (nhất là đối với huyện vùng cao như Sa Pa), tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đô thị, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng theo hướng hiện đại, từ dó làm nâng cao chất lượng cuộc sống và lối sống văn minh đô thị.

- Hệ thống đô thị ngày càng được mở rộng có mối quan hệ chặt chẽ hơn với vùng nông thôn và với hệ thống đô thị trong vùng góp phần vào chiến lược phát triển chung của hệ thống đô thị của nước ta

+ Mặt hạn chế:

- Quá trình phát triển KT – XH chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu của đô thị. Thực tế hiện nay Sa Pa mới chỉ đạt đô thị loại V trong khi đó, với tiềm năng cần quy hoạch phát triển lên đô thị loại IV – thị xã du lịch, trung tâm du lịch cấp quốc gia.

- Quá trình ĐTH còn yếu kém, cảnh quan đô thị chưa được quy hoạch phát triển theo tiêu chuẩn đô thị năm 2004, hệ thống khu vui chơi giải trí, cây xanh, tuyến phố văn minh chưa đạt chuẩn

- Sự phát triển KT – XH chưa đồng đều giữa các vùng của thị trấn. Mặc dù tốc độ phát triển cao nhưng lại có sự chênh lệch lớn giữa các tổ dân phố, khu ngoại vi chưa được hưởng lợi nhiều từ việc phát triển đô thị Sa Pa theo hướng du lịch.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị còn nhiều yếu kém, nhất là chỉ tiêu về giao thông, nước

- Kiến trúc đô thị còn chắp vá, chưa có quy hoạch chi tiết từng vùng, chưa tạo nên nét độc đáo, điểm nhấn riêng biệt về kiến trúc cảnh quan đô thị trong hệ thống đô thi của nước ta

- Dân nhập cư tăng nhanh, ồ ạt gây khó khăn cho công tác quản lý, mất trật tự an ninh xã hội.

- Kinh tế phát triển theo hướng dịch vụ - du lịch vẫn còn mang tính tự phát, người dân chưa được đào tạo bài bản về nghiệp vụ.

- Chưa có sự liên kết, bắt tay nhau giữa người nhân và doanh nghiệp để cùng phát triển du lịch có trách nhiệm

3.1.2. Định hướng phát triển KT – XH thị trấn Sa Pa đến năm 2020

Quyết định số 46/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển KT – XH tỉnh Lào Cai đến năm 2020; Quyết định số 433/2011/QĐ-UBND ngày 24/2/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển KT – XH huyện Sa Pa đến năm 2020 nêu rõ: huyện Sa Pa huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển đô thị. Chương trình phát triển phải đảm bảo nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư, diệm mạo kiến trúc cảnh quan đô thị theo hướng văn minh, hiện đại, bền vững và giữ gìn những giá trị tinh hoa, bản sắc văn hóa của mỗi đô thị [9] [35].

Trên cơ sở tiềm năng của TT Sa Pa, thực hiện nhiệm vụ của Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH huyện Sa Pa đến năm 2020, mục tiêu của Chương trình phát triển đô thị thị trấn Sa Pagiai đoạn 2012-2020 là: TT Sa Pa được mở rộng, phát triển trở thành đô thị loại IV, trở thành thị xã trực thuộc tỉnh vào năm 2015 và được công nhận là trung tâm du lịch cấp quốc gia, là trung tâm kinh tế, văn hóa lớn, đô thị hiện đại của tỉnh Lào Cai; trở thành địa bàn quan trọng về giao lưu kinh tế, phát triển du lịch, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh; các vấn đề văn hóa - xã hội được giải quyết tốt, môi trường sinh thái được bảo vệ, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm, chính trị ổn định.

Định hướng một số chỉ tiêu KT – XH của Sa Pa đến năm 2020:  Định hướng về vị trí, chức năng đô thị:

Quyết định số 46/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển KT – XH tỉnh Lào Cai đến năm 2020, tính chất của đô thị Sa Pa được nêu rõ: “Là đô thị du lịch trực thuộc tỉnh, trung tâm chuyên ngành cấp quốc gia, trung tâm tổng hợp câp tiểu vùng, giao lưu giữa các xã trong huyện, giữa các huyện trong tỉnh và các huyện của tỉnh Lai Châu”.

Theo Quyết định số 450/QĐ-UBND ngày 9/3/2011 của UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng đô thị du lịch Sa Pa, tỉnh Lào Cai đến năm 2020, tính chất của đô thị Sa Pa được xác định: “Là đô thị du lịch quan trọng của quốc gia; là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hoa xã hội của huyện Sa Pa, đến năm 2014 đủ điều kiện để trở thành đô thị loại IV; đến năm 2016: trở thành thị xã du lịch thuộc tỉnh: là thị xã du lịch có vai trò quan trọng đối với du lịch quốc gia và khu vực” [9] [37].

 Định hướng về quy mô đô thị: Đô thị Sa Pa, quy mô mở rộng từ 2.386 ha lên 4.637ha, bao gồm thị trấn Sa Pa hiện nay và các vùng phụ cận [bảng 3.1].

Bảng 3.1: Khu vực xác định quy mô thị trấn Sa Pa đến năm 2020

Phạm vi Diện tích Ghi chú

1 Thị trấn Sa Pa 2.386 ha

2 Phần mở rộng, gồm một phần các xã giáp ranh của thị trấn

2.1 Một phần xã Sa Pả 673ha (24,4% diện tích xã: 2.603 ha)

2.2 Mô ̣t phần xã Lao Chải 734ha (23,6% diê ̣n tích xã: 3.144ha)

2.3 Mô ̣t phần xã San Sả Hồ 862ha (15,4% diê ̣n tích xã: 5.590ha)

3 TỔNG 4.637

Nguồn: Quy hoạch chung đô thị Sa Pa đến năm 2020

 Định hướng về chỉ tiêu phát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng:

Định hướng đến năm 2015, tăng trưởng toàn ngành dịch vụ đạt 18,2%/năm; Tăng trưởng tổng doanh thu thương mại đạt 23%/năm; doanh thu từ dịch vụ đạt 21,5%/năm; Giai đoạn 2016-2020, tăng trưởng toàn ngành dịch vụ đạt 15,5%/năm; tăng trưởng tổng doanh thu thương mại đạt 18,5%/năm; doanh thu từ dịch vụ đạt 17,2%. Phương hướng phát triển cơ cấu nội ngành

dịch vụ trong từng giai đoạn: Đến năm 2015, tăng cường phát triển dịch vụ du lịch; các loại hình dịch vụ hỗ trợ, phục vụ sự phát triển du lịch và các ngành tiểu thủ công nghiệp và xã hội, đó là: vận tải, thương mại, thông tin liên lạc, tài chính và giáo dục. Giai đoạn 2016-2020, tập trung vào các ngành dịch vụ chủ đạo có cơ hội tăng cường vị thế cạnh tranh trên các lĩnh vực du lịch, thương mại, khoa học và công nghệ [37].

Công nghiệp - xây dựng: Đến 2015 tăng trưởng ngành CN - XD bình quân đạt 18,5%/năm; trong đó công nghiệp khai thác khoáng sản đạt 6,5%/năm, công nghiệp chế biến đạt 13%/năm, sản xuất và phân phối điện nước đạt 15%/năm, ngành xây dựng đạt 19,1%/năm.Giai đoạn 2016-2020 tăng trưởng ngành CN - XD bình quân đạt 15%/năm; trong đó công nghiệp khai thác khoáng sản đạt 3%/năm, công nghiệp chế biến đạt 7,5%/năm, sản xuất và phân phối điện nước đạt 8,5%/năm, ngành xây dựng đạt 15,8%/năm [8] [37].

Nông, lâm, thủy sản: Đến năm 2015 tốc độ tăng trưởng và giá trị sản xuất ngành nông-lâm-thủy sản đạt 4,5%/năm và 4,4%/năm; trong đó tăng trưởng ngành nông-lâm nghiệp đạt 4,1%/năm và thủy sản đạt 14,5%/năm.Giai đoạn 2016-2020 tốc độ tăng trưởng và giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản đạt 4%/năm và 4,1%/năm; trong đó tăng trưởng ngành nông, lâm nghiệp đạt 3,5%/năm và thủy sản đạt 12,5%/năm [37].

Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, khai thác tối đa lợi thế về phát triển du lịch tại Sa Pa; đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến du lịch, giới thiệu hình ảnh và con người Sa Pa với các nhà đầu tư, du khách trong và ngoài nước. Phát triển du lịch gắn liền với bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan, môi trường sinh thái.

- Về thương mại:Khu vực đô thị: Nâng cấp, đầu tư phát triển hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, cửa hàng; hình thành các trung tâm

thương mại, các chợ văn hóa tại các trung tâm cụm xã có lợi thế về phát triển du lịch. Đến năm 2015, đầu tư xây dựng mới, nâng cấp và hoàn thiện các chợ: Sa Pa, Bản Dền, Thanh Phú, chợ hoa Sa Pa, chợ đêm Sa Pa, Tả Văn, Tả Phìn; đến năm 2020, đầu tư xây dựng các chợ cho những cụm xã chưa có chợ[37].

Khu vực nông thôn, vùng sâu: Củng cố hình thành hệ thống dịch vụ thương mại nông thôn bao gồm mạng lưới chợ, cửa hàng và các hợp tác xã dịch vụ thương mại; chú trọng phát triển các chợ đầu mối tiêu thụ nông sản, chợ trung tâm xã; chú trọng phát triển các chợ vùng sâu, vùng xa gắn với yêu cầu giao lưu văn hóa của đồng bào các dân tộc.Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, dịch vụ và đầu tư, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm.

 Định hướng một số chỉ tiêu về xã hội:

Theo định hướng phát triển đến năm 2020, TT Sa Pa sẽ trở thành thị xã du lịch thuộc tỉnh với diện tích được mở rộng, do đó dân số toàn đô thị cũng tăng nhanh. Đến năm 2020, dân số toàn đô thị đạt 41,0 nghìn người (bao gồm cả khách du lịch và lao động đăng trí tạm trú. Ngoài dân số thường trú tại TT Sa Pa, lượng khách du lịch và số lao động theo thời vụ chiếm phần quan trọng đối với sự phát triển của quy mô dân số toàn đô thị. Với quy hoạch phát triển mới, đặc biệt là hệ thống đường xuyên Á sẽ được thông xe vào năm 2014, tương lai số khách du lịch đến với Sa Pa sẽ ngày càng ổn định tăng nhanh [9].

Định hướng dân số tăng nhưng quy mô mở rộng sẽ là thách thức cho mật độ dân số. Theo chỉ tiêu dân số toàn đô thị tiêu chuẩn đô thị loại IV, dân số phát đạt ≥ 4.000 người/km2 (đối với đô thị miền núi, hải đảo), đô thị Sa Pa năm 2020 đạt 8.493 người/km2 (tính cả dân số quy đổi). Định hướng này sẽ kéo theo sức ép về nhà ở, cơ sở hạ tầng, môi trường đô thị, các vấn đề về an toàn an ninh xã hội.

Bảng 3.2: Định hƣớng một số chỉ tiêu Xã hội ở TT Sa Pa đến năm 2020

Các chỉ tiêu 2011 2015 2020 2011-

2012

- Dân số toàn đô thị (1.000 người) + Dân số nội thị (1.000 người) + Dân số quy đổi khách du lịch(1.000 người) + Thành phần dân số khác (lao động phục vụ du lịch, lao động theo vụ....) 16,6 9,4 7,0 0,2 28,8 18,9 8,1 1,8 41,0 26,2 11,1 3,7 Tăng 24,4 Tăng 16,8 Tăng 4,1 Tăng 3,5 - Mật độ dân số (người/km2) + Mật độ dân thường trú (người/km2) + Mật độ cả dân thường trú và tạm trú (người/km2) 3.973 6.982 4.314 7.624 5.227 8.493 Tăng 1.254 Tăng 1.511

- Tăng trưởng kinh tế (%) 16 16 14 Giảm 2

- Tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm

(%) 1,45 1,45 1,45

Không tăng

- Tỉ lệ hộ nghèo (%) 13 11 5 Giảm 8

Nguồn: Quy hoạch chung đô thị Sa Pa đến năm 2020

Định hướng tỉ lệ hộ nghèo đến năm 2020 giảm xuống còn 5% (giảm 8%) là một thách thức đối với đô thị du lịch Sa Pa. Theo quy mô đô thị, Sa Pa năm 2020 sẽ mở rộng thêm các phần thuộc các xã phụ cận của bà con các dân tộc thiểu số. Tại đây, so sánh mặt bằng trung với dân thị trấn trình độ dân trí của bà con còn thấp, hơn nữa vấn đề tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm

nghèo, định hướng phát triển kinh tế theo hướng kinh doanh – dịch vụ du lịch cũng là một thách thức lớn đối với đô thị Sa Pa [9].

 Định hướng cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng đô thị

- Định hướng phát triển giao thông đô thị:

Định hướng đến năm 2020, giao thông đô thị sẽ thiết lập hệ thống giao thông đáp ứng nhu cầu, từng bước giải quyết vấn đề ùn tắc, ô nhiễm môi trường, đảm bảo phát triển giao thông đô thị bền vững; Thiết kế mạng lưới có khả năng liên thông cao, phân tách luồng giao thông quá cảnh với giao thông đô thị, du lịch; Đa dạng hóa phương tiện giao thông phục vụ du lịch trong đó ưu tiên các loại phương tiện sử dụng năng lượng sạch.

Quốc lộ 4D vẫn đóng vai trò là đường đối ngoại chính, vì vậy cần nâng cấp, mở rộng tuyến giai đoan 2016-2020 nhằm đảm bảo lưu thông và an toàn. Quy mô tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp 3 miền núi với bề rộng nền 12m, mặt đường rộng 7-9m. Hành lang an toàn mỗi bên rộng 15m.

Tuyến tỉnh lộ: Tỉnh lộ 152 và tỉnh lộ 155 kết nối Sa Pa với các xã phía Nam và phía Bắc huyện tạo thành trục giao thông theo hướng Bắc Nam. Hiện nay nhu cầu liên kết giữa các xã trong huyện đều thông qua thị trấn Sa Pa và phải đi xuyên qua trung tâm TT đã tạo áp lực giao thông lên mạng lưới đường đô thị. Đến năm 2020, sẽ sử dụng tuyến đường thuộc dự án Violet kết hợp với xây dựng mới đoạn tuyến kết nối với tuyến thuộc dự án Sườn đồi Con gái tạo thành tuyến hỗ trợ tỉnh lộ 152 với tỉnh lộ 155 giảm áp lực giao thông [9].

Giao thông khu vực đô thị trung tâm: Định hướng nâng cấp hoàn thiện chất lượng mạng lưới đường hiện trạng;Kết hợp với các tuyến giao thông trong các dự án đồng thời xây dựng mới một số đoạn tuyến kết nối để tạo thành mạng lưới liên thông kết nối giữa các khu chức năng của đô thị.

Bản đổ 3.1: Các luồng vận tải đối ngoại Bản đồ 3.2: Các trục giao thông chính.

- Hệ thống nhà ở: Định hướng đến năm 2020, phát triển quỹ nhà ở mới cần đảm bảo hài hòa với không gian cảnh quan chung. Các dự án đô thị mới đảm bảo môi trường phát triển bền vững;khu vực đô thị trung tâm, có thể tăng mật độ xây dựng nhà ở, tăng diện tích sàn nhà ở, tuy nhiên cần đảm bảo diện tích, không gian mở, đặc biệt là các điểm nhìn trong đô thị. Khu vực biệt thự Pháp cũ, không khuyến khích xây dựng nhà ở mới. Đối với nhà ở dạng này phải bảo tồn kiến trúc, cảnh quan theo Quy chế đô thị Sa Pa năm 2004. Tỷ lệ nhà ở kiên cố khá kiên cố, bán kiên cố năm 2012 đạt 69,37% cao hơn mức tối đa quy định là từ 55-65%, do đó đề xuất cho năm 2020 khi đã mở rộng và các năm tiếp theo đạt trên 65% [9].

- Công trình y tế:Tăng khả năng phục vụ và chất lượng phục vụ cộng đồng của các trung tâm y tế. Bổ xung trang thiết bị cần thiết, cải tạo xây dựng thêm các hạng mục phù hợp với tiêu chuẩn, đông thời xây dựng và đấu nối hạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triền kinh tế xã hội thị trấn sa pa gia đoạn 1991 2011 luận văn ths khu vực học 60 22 01 13 (Trang 78)