Sự chuyển biến về xã hội thị trấn SaPa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triền kinh tế xã hội thị trấn sa pa gia đoạn 1991 2011 luận văn ths khu vực học 60 22 01 13 (Trang 55)

1 .Lý do chọn đề tài

6. Bố cục luận văn

2.2. Sự chuyển biến về xã hội thị trấn SaPa

Để đánh giá sự phát triển của một đô thị, ngoài yếu tố kinh tế, yếu tố xã hội như một bức tranh phản ánh lại các giá trị kinh tế.

2.2.1. Đặc điểm dân cư, lao động

2.2.1.1. Đặc điểm dân cư đô thị

- Quy mô dân số của TT Sa Pa ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô dân số đô thị. Năm 2011 dân số thường trú của Sa Pa là 9.480 người tăng 159% so với năm 1991 (năm 1991 là 3.654 người), chiếm 16,8% dân số của toàn huyện , tỷ lệ tăng dân số trung bình hàng năm là 2,59%. Đây là tỷ lệ tăng rất cao so với các đô thị trong tỉnh và trong vùng Tây Bắc. Bên cạnh số dân thường trú, Sa Pa còn có một lượng lớn khách du lịch đến lưu trú ngắn hạn, riêng năm 2011 là 517.000 lượt, quy đổi là 7.080 người, do đó khi tính dân số đô thị sẽ bằng tổng của dân thường trú và tạm trú (16.560 người) [8] [9] [36] [biểu đồ 2.3]. Chiếu theo thang đánh giá của đô thị loại V tối đa đạt 50.000; tại điều 15-NĐ 42 đối với dân số các đô thị vùng cao, đô thị đặc thù quy mô dân số chỉ cần đạt 50%). Đánh giá: 1,77/2 điểm [tham khảo phục lục 2].

- Xu hướng dịch cư: Quá trình phát triển dân số và chuyển cư của TT Sa Pa dẫn đến những biến động về dân số đô thị. Xét về vị trí địa lý và tiềm năng phát triển kinh tế, Sa Pa là nơi hội tụ rất nhiều yếu tố để phát triển. Tuy nhiên, thực tế dân cư nơi đây lại chủ yếu là người dân tộc vùng cao (07 dân tộc: H’Mông, Dao, Tày, Kinh, Dáy, Xa Phó và Hoa) có dân số ít, do đó việc thu hút dân di cư từ các vùng lân cận và đồng bằng đến thị trấn làm ăn, sinh sống để phát triển đô thị là điều cần thiết. Đầu năm 1962, TT bắt đầu đón nhận đồng bào từ Vĩnh Bảo, Kiến An (Hải Phòng); đợt sau 2 xã Đồng Du, Đồng Xá từ Bình Lục, Hà Nam. Tiếp đó đầu năm 1964, Sa Pa đón đồng bào Bình Lục, Hà Nam được bố trí tại 3 điểm là: Hoàng Liên đầu dốc Bản Dền

(Bản Hồ), Mỹ Sơn (Nậm Sài), Na Ve (Thanh Phú). Sau thời gian sinh sống thấy các nơi trên không phù hợp nên bà con chuyển lên Thị trấn và một số chuyển đi nơi khác [36].

Ngoài các đợt lên khai hoang trên từ năm 1959-1978, thị trấn Sa Pa còn được tiếp nhận nhiều đợt cán bộ, giáo viên lên tăng cường: Năm 1976 Nông trường Sa Pa được bổ sung 200 công nhân, bao gồm thanh niên xung phong và bộ đội xuất ngũ; năm 1978 Nông trường và Lâm trường Sa Pa được phát triển mở rộng, tăng cường thêm hơn 600 công nhân ở Hà Nam Ninh. Đây là nguồn cán bộ tăng cường cho Sa Pa, góp phần làm tăng dân số cho TT [36].

Hiện nay dân số Thị trấn có 8.865 khẩu, bao gồm 2670 hộ (2.670 người). Tuy Sa Pa là vùng đất của nhiều sắc thái các tộc người sinh sống, nhưng dân cư tại TT chủ yếu là dân tộc Kinh 7925 người, chiếm 89,4 %; dân tộc Mông có 314 người chiếm 3,54 %; dân tộc Dao có 120 người chiếm 1,35 %; Dân tộc Tày 287 người chiếm 3,24 %; dân tộc Giáy 90 người chiếm 1,02 %; dân tộc Phù Lá có 23 người chiếm 0,26 %; các dân tộc khác có 106 người chiếm 1,2% [28] [33] [36].

Thực tế điều tra hộ gia đình năm 2011 cho thấy, tổng số 210 hộ, có 182 hộ gia đình được chuyển đến trước năm 1991, chiếm 86,7%. Trong đó, nhóm hộ 2 (thuộc tổ dân cư 4A,4B) có tới 51/55 hộ (chiếm 92,7%) đã sinh sống ở Sa Pa từ những ngày đầu. Đây cũng được coi là tổ dân cư đến nhập cư sớm nhất, giàu có nhất tại TT Sa Pa hiện nay. Những hộ dân chuyển đến trong giai đoạn 1991 – 2000 chiếm số lượng rất nhỏ, ở nhóm điều tra số 1 có 12 hộ dân, chủ yếu tập trung ở tổ dân cư số 7B (khu chợ Sa Pa) chuyên kinh doanh buôn bán. Nhóm nhập cư muộn nhất là 10 hộ dân trong tổ 1, chuyển đến từ năm 2001 – 2011, lý do chuyển cư của các hộ dân chủ yếu là do phát triển kinh tế,

đặc biệt là từ khi huyện Sa Pa có một số dự án trồng cây dược liệu và trồng hoa [tham khảo thêm bảng 3 phục lục 1].

- Mật độ dân số:TT Sa Pa là nơi có mật độ dân số tập trung cao nhất huyện Sa Pa. Năm 2011, là 3.973người/km2 (tính cả dân số bán trú quy đổi là 6.982người/km2) tăng 2,59 lần so với năm 1991 (1.531 người/km2). Mật độ này cao hơn nhiều so với mức trung bình của toàn huyện (83,7 người/km2) và của tỉnh Lào Cai (96 người/km2). Mật độ tăng nhanh qua các năm ngoài yếu tố do gia tăng cơ giới còn do một số lớn dân nhập cư tạm trú làm ăn theo vụ và khách du lịch. Mặt khác số người Kinh chuyển lên giai đoạn trước đây cũng quay trở lại thị trấn để phát triển kinh tế[bảng 2.4].

Biểu đồ 2.4: Tốc độ gia tăng dân số thị trấn Sa Pa giai đoạn 1991 - 2011

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Sa Pa

3654 4156 5123 6458 8980 9480 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 10000

Năm 1991 Năm 1995 Năm 2000 Năm 2005 Năm 2009 Năm 2011

Bảng 2.4: Mật độ dân số thị trấn Sa Pa giai đoạn 1991 – 2011

Đơn vị: Người/km2

Đơn vị

hành chính Năm 1991 Năm 1995 Năm 2000 Năm 2005 Năm 2011

TT Sa Pa 1.531 1.741 2.147 2.706 3.973

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2011

Mật độ dân số tăng nhanh, chứng tỏ chức năng đô thị ngày càng được phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Chiếu theo tiêu chuẩn đánh giá của đô thị loại V, mật độ dân số phải đạt tối đa >4.000 người/km2. Đô thị Sa Pa là 6.982người/km2, đánh giá: đạt 5/5 điểm [tham khảo phục lục 2].

2.2.1.2. Đặc điểm lao động đô thị

- Lao động của huyện: Năm 2011 tổng số lao động là 29.875 người, tăng 4,4% so với năm 2005 (21.670 người). Tỷ lệ dân số hoạt động trong các ngành kinh tế so với dân số trong độ tuổi lao động có chiều hướng ổn định trong những năm gần đây. Tuy nhiên, thực tế số lao động trong ngành nông – lâm – thủy sản vẫn còn chiếm tỉ lệ cao. Năm 2005, tổng số lao động của toàn huyện là 21.670 người, trong đó ngành nông – lâm – thủy sản là 17.370, chiếm 80,2%. Đến năm 2011, là 20.288, chiếm 67,9%. Tuy cơ cấu lao động có sự chuyển dịch, giảm ở ngành nông – lâm – thủy sản tăng ở công nghiệp – xây dựng và dịch vụ nhưng sự chuyển dịch này còn chậm, chưa tương xứng với sự phát triển về ngành du lịch của huyện [biểu đồ 2.4; biểu đồ 2.5].

Lao động trong ngành dịch vụ cũng có nhiều sự chuyển biến phù hợp với xu thế phát triển chung của đô thị. Năm 2005, tổng số lao động là 3.770 người, trong đó lao động làm việc trong lĩnh vực nhà hàng – khách sạn là 970 người đến năm 2011 tăng lên 1.900 người, tăng 14,4 lần. Sự phát triển của lao động ngành là hoàn toàn phù hợp với mức độ phát triển của hoạt động kinh

doanh dịch vụ - du lịch ở TT Sa Pa. Bên cạnh đó, các lĩnh vực khác như giáo dục – đào tạo từ 966 người tăng lên 1.424 người; dịch vụ khác từ 879 người tăng lên 1.345 người... [bảng 10 phục lục].

- Lao động của thị trấn Sa Pa: Tính hết năm 2011, dân số TT Sa Pa là 9.480 người, trong đó tổng số lao động là 6.327 người, chiếm 66,7% dân số của thị trấn. Điều này là hoàn toàn hợp lý khi Sa Pa là một trung tâm du lịch lớn của tỉnh Lào Cai nên rất thu hút lao động từ TP. Lào Cai và các tỉnh lân cận đến định cư, làm việc [36].

Lao động phi nông nghiệp: Tính hết năm 2011, tổng số lao động phi nông nghiệp của TT Sa Pa có 5.677 người, chiếm 89,53% cơ cấu dân số của thị trấn và chiếm 75,64% lao động phi nông nghiệp của toàn huyện (huyện Sa Pa 7.236 người). Trong giai đoạn từ năm 1991 – 2011, số lao động phi nông nghiệp của TT Sa Pa tăng liên tục, từ 1.132 người (1991) tăng lên 5.677 người (2011) tăng 5,01 lần. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tăng nhanh, cũng chứng tỏ tốc độ phát triển kinh tế của đô thị Sa Pa trong giai đoạn mới. Bên cạnh đó cũng lý giải chức năng đô thị của Sa Pa là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của toàn huyện [biểu đồ 2.6].

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng được thể hiện rõ ở sự biến động ngành nghề của các hộ điều tra ở thị trấn Sa Pa.Theo thực tế điều tra hộ gia đình tại TT Sa Pa, từ năm 1991 đến năm 2011 có sự chuyển biến mạnh mẽ về ngành nghề. Số hộ thuần nông trung bình (năm 1991-1995) là 182 hộ (chiếm 86,6%) đến giai đoạn 2006-2011 đã giảm xuống còn 41 hộ (chiếm 19,5%); trong khi đó hộ thuần phi nông nghiệp giai đoạn 1991-1995 chỉ có 3 hộ (1,4%) đến giai đoạn 2006-2011 tăng nhanh là 149 hộ (70,9%). Sự chuyển biến này là hoàn toàn phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của toàn huyện Sa Pa từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ [biểu đồ 2.8, tham khảo thêm phục lục 1, bảng 3].

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Sa Pa năm 2011

80% 3%

17%

Biểu đồ 2.5: Tỉ lệ lao động các ngành huyện Sa Pa năm 2005

Nông, lâm, thủy sản Công nghiệp, xây dựng Dịch vụ

68% 8%

24%

Biểu đồ 2.6: Tỉ lệ lao động các ngành huyện Sa Pa năm 2011

Đối với ngành kinh doanh dịch vụ du lịch tập trung chủ yếu ở hộ dân cư thuộc nhóm điều tra số 1 (tổ 7A, 7B, 7C) và số 4 (tổ 4A, 4B). Lĩnh vực kinh doanh bao gồm: nhà nghỉ; nhà hàng; cửa hàng bán đồ lưu niệm, đồ phục vụ nhu cầu du lịch của khách (trekking); quán bar và buôn bán các mặt hàng trong chợ Sa Pa cũ.

Trong ba nhóm dân cư điều tra tại TT Sa Pa, số hộ thuần nông tập trung chủ yếu ở tổ 1 – vùng ngoại vi của TT. Giai đoạn 2006-2011, tổng số hộ thuần nông của tổ 1 là 41 hộ, chiếm 100% hộ thuần nông của TT. Từ năm 1991-2000, các hộ dân cư ở đây sống chủ yếu dựa vào trồng trọt. Bắt đầu năm 2000 trở lại đây, họ trồng hoa phục vụ nhu cầu hoa tươi của TP. Lào Cai và du khách; đến năm 2004 cây dược liệu là cây trồng đem lại thu nhập chính của các hộ dân ở tổ 1.

Lao động trong ngành dịch vụ - du lịch: Đối với đô thị du lịch Sa Pa, ngành dịch vụ - du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế huyện. Trong giai đoạn từ năm 2000 – 2011, lao động của ngành liên tục tăng nhanh, từ 824 người (2000) tăng lên 1.900 người (2011), tăng 2,3 lần. Chất lượng lao động cũng ngày một được cải thiện. Trong năm 2000, lao động được đào tạo hệ đại học và trên đại học chỉ có 47 người (5,7%), lao động đào tạo trung cấp và cao đẳng là 164 người (19,9%); lao động được đào tạo là 227 người (27,5%); còn lại là 386 người (46,8) chưa được đào tạo. Đến năm 2011, số lao động tốt nghiệp đại học và trên đại học là 210 (11%); số lao động đã qua đào tạo trung cấp và cao đẳng là 395 người (20,7%), lao động đã qua đào tạo 685 người (36,5%), 610 người (32,1%) chưa qua đào tạo về du lịch [bảng 2.5] [18].

Thực tế điều tra tại các hộ dân cư kinh doanh dịch vụ - du lịch tại TT (169/210 hộ) hầu hết lao động không được đào tạo bài bản. Tổng số 533 lao động (210 hộ), chỉ có 109 người đã tốt nghiệp từ hệ THCN trở lên (phục vụ

chủ yếu trong ngành giáo dục hoặc khối hành chính của huyện), 103 lao động được đào tạo thông qua các lớp ngắn hạn, còn lại là các lao động tự học, kinh doanh tự phát là chủ yếu. Đặc biệt ở tổ dân cư số 7B (khu chợ Sa Pa) số lao động chủ yếu là tốt nghiệp THPT và THCS, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật là 36 người (24,1%) [tham khảo bảng 9, phục lục 1].

Chất lượng lao động tăng, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tăng nhanh là yếu tố quan trọng đánh giá tỷ lệ đô thị hóa. Chiếu theo thang đánh giá của tiêu chuẩn đô thị loại V, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp phải đạt tối đa >70%. Đối với đô thị Sa Pa năm 2011 là 75,64%. Đánh giá: Đạt 5/5 điểm [tham khảo phục lục 2].

Bản đồ 2.7: Tốc độ phát triển lao động phi nông nghiệp thị trấn Sa Pa giai đoạn 1991 - 2011

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Sa Pa năm 2011

Năm 1991 Năm 1995 Năm 2000 Năm 2005 Năm 2009 Năm 2011

1132 1779 2310 3428 5465 5677 Người

Biều đồ 2.8: Sự biến động cơ cấu ngành nghề các hộ điều tra giai đoạn 1991 - 2011

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp phiếu điều tra hộ gia đình năm 2011

Bảng 2.5: Trình độ lao động trực tiếp phục vụ ngành du lịch huyện Sa Pa giai đoạn 2000 – 2011

Đơn vị tính: Người

Năm 2000 2006 2007 2008 2009 2011

Tổng số lao động 824 1.200 1.500 1.600 1.700 1.900 Trong đó:

Đại học và trên đại học 47 100 110 115 125 210 Trung cấp và cao đẳng 164 296 310 315 340 395 Đào tạo về du lịch 227 368 418 462 505 685 Chưa đào tạo về du lịch 386 436 662 708 730 610

Nguồn:Phòng văn hóa thông tin huyện Sa Pa năm 2011

0 50 100 150 200 250 1991-1995 1996-2000 2001-2005 2006-2011 Hộ thuần phi NN 3 11 34 149 Hộ kiêm NN và phi NN 25 51 73 20 Hộ thuần nông 182 148 103 41

2.2.2 Mức sống dân cư

Với tốc độ phát triển kinh tế theo hướng tập trung chủ đạo vào dịch vụ - du lịch nên đời sống của người dân tại Sa Pa không ngừng được tăng cao. Năm 2011, thu nhập bình quân đầu người/năm đạt 39,811 triệu đồng/người/năm gấp 1,55 lần thu nhập bình quân đầu người của cả nước (1.160 USD, quy đổi là 25.520.000 VNĐ) [8] [37]. Theo tiêu chuẩn đô thị loại V phải đạt thu nhập bình quân so với cả nước >0,5 lần. Đánh giá: 2/2 điểm [tham khảo phục lục 2].

Từ năm 1991 đến năm 2011, mức sống của người dân TT Sa Pa đã có sự chuyển biến tích cực, đáng mơ ước. Theo kết quả điều tra các hộ gia đình năm 2011, thu nhập bình quân của các hộ gia đình tăng rất nhanh, nguồn thu chính cũng thay đổi. Giai đoạn 1991-1995, Tổng TNBQ/hộ/năm 41 triệu đồng, trong đó nguồn thu chính từ sản xuất NN là 29,66 triệu đồng (72,3%); dịch vụ - du lịch 7,36 triệu đồng (17,9%), còn lại là nguồn thu từ làm nhà nước. Giai đoạn 2006-2011, Tổng TNBQ/hộ/năm 161,1 triệu đồng, trong đó nguồn thu chính từ sản xuất NN chuyển sang kinh doanh dịch vụ - du lịch 99,33 triệu đồng (61,7%) và làm nhà nước 30,1 triệu đồng (18,7%), nguồn thu từ làm NN là 31,57 (19,6%); nhóm hộ điều tra số 1 và 2 không có nguồn thu từ NN, chủ yếu là từ dịch vụ - du lịch và làm nhà nước [biểu đồ 2.9, 2.10; bảng 6 phục lục].

Hiện nay, mức sống của người dân đô thị Sa Pa cũng có sự phân chia rõ rệt theo ngành nghề. Các hộ gia đình ở tổ dân cư số 1, 2A, 2B, 13, 14, thu nhập chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp (trồng cây dược liệu, hoa, cây su su, lê, đào...); tổ dân cư số 4A, 4B, 5A, 5B, 7A, 7B, 7C, 8A, 8B, 11A, 11B sống bằng nghề kinh doanh DV – DL. Các tổ dân cư còn lại nằm trong khu hành chính và có xen kẽ hoạt động kinh doanh buôn bán DV – DL [phỏng vấn sâu lãnh đạo thị trấn].

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp kết quả điều tra năm 2011

72% 18%

10%

Biểu đồ 2.9: Cơ cấu thu nhập bình quân/năm của các hộ gia đình điều tra giai đoạn 1991-1995

Nông nghiệp Dịch vụ du lịch Làm nhà nước

19%

62% 19%

Biểu đồ 2.10: Cơ cấu thu nhập bình quân/năm của các hộ gia đình điều tra giai đoạn 2006-2011

2.2.3. Hệ thống nhà ở đô thị

Nhà ở khu vực đô thị tại Sa Pa khá đa dạng bao gồm nhiều kiểu nhà: Nhà truyền thống có vườn, nhà phố, biệt thự kiểu Pháp, kiểu nhà thành thị, nhà ống và nhà ở khối lớn. Khu vực thị trấn có các đường phố được xây dựng từ trước có nhà ở đã được xây dựng kiên cố cao từ 2 đến 5 tầng theo dạng ô phố với chức năng ở và góp phần tham gia thương mại, dịch vụ ... Hiện nay, nhà ở trên địa bàn thị trấn có tỷ lệ nhà ở kiên cố, khá kiên cố, bán kiên cố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triền kinh tế xã hội thị trấn sa pa gia đoạn 1991 2011 luận văn ths khu vực học 60 22 01 13 (Trang 55)