Thay đổi về độ tuổi kết hôn của thanh niên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề hôn nhân gia đình của thanh niên nông thôn hiện nay ( qua khảo sát hai trường hợp huyện phù cừ, tỉnh hưng yên) luận văn ths ngôn ngữ và văn hóa việt nam 60 22 01 13 (Trang 78)

Có sự khác biệt đáng kể ở nam và nữ trong quan niệm về tuổi kết hôn. Mặc dù đa số nam nữ thanh niên đều cho rằng độ tuổi kết hôn hiện nay tăng lên so với trước kia. Tuy nhiên, cũng có tới 26,6% nữ giới trả lời rằng tuổi kết hôn hiện nay vẫn giữ nguyên so với trước kia, trong khi tỷ lệ này ở nam giới là 0%. Ngoài ra, có tới 40,9% nam giới trả lời là tuổi kết hôn hiện nay giảm đi so với trước kia trong khi tỷ lệ này ở nữ chỉ chiếm con số rất nhỏ 4,3%.

Bảng 3 5. Tuổi kết hôn theo giới tính Tuổi kết hôn Tuổi kết hôn

thay đổi so với trước

Giới tính

Nam Nữ Tổng

Tần suất Tỷ lệ % Tần suất Tỷ lệ % Tần suất Tỷ lệ %

Tăng lên 94 59,1 96 69,1 190 63,8

Giữ nguyên 0 0,0 37 26,6 37 12,4

Giảm đi 65 40,9 6 4,3 71 23,8

Tổng 159 100,0 139 100,0 298 100,0

Kết quả khảo sát về tuổi kết hôn thực tế của thanh niên cho thấy, đa số thanh niên đã kết hôn ở độ tuổi từ 19-22 tuổi (chiếm tỷ lệ 50%), trong khi đó

tuổi kết hôn mong muốn hoặc dự kiến ở những người chưa kết hôn là từ 27- 30 tuổi (chiếm tỷ lệ 58,1%).

Bảng 3 6. Tuổi kết hôn thực tế và dự kiến

Nhóm tuổi Tuổi kết hôn thực tế1 Tuổi kết hôn dự kiến2

Tần suất Tỷ lệ % Tần suất Tỷ lệ % 19-22 tuổi 112 50,0 0 0,0 23-26 tuổi 67 29,9 12 16,2 27-30 tuổi 43 19,2 43 58,1 Trên 30 tuổi 2 0,9 19 25,7 Tổng: 224 100,0 74 100,0

Như vậy, những người đã lập gia đình họ kết hôn sớm hơn ở độ tuổi từ 19-22; Trong khi ở những người hiện tại chưa kết hôn thì họ mong muốn hoặc dự định sẽ kết hôn ở độ tuổi muộn hơn một cách khá rõ nét, thậm chí có tới 25,7% người trả lời họ sẽ kết hôn khi nào họ trên 30 tuổi.

Với bối cảnh tại huyện Phù Cừ giáp ranh với thủ đô Hà Nội, thanh niên có nhiều cơ hội tìm việc làm ở các địa điểm lân cận, đây cũng là một vùng chiêm trũng đất đai màu mỡ có nghề trồng nhãn, vải phát triển. Những năm gần đây một số nhà máy, xí nghiệp ở gần đó mọc lên, nhu cầu và các cơ hội việc làm, thoát ly đồng ruộng của thanh niên ngày càng cao. Thanh niên ở đây có xu hướng di cư ra các điểm đô thị lân cận để tìm việc làm, hoặc ở địa phương vừa trồng lúa, vừa tìm cách phát triển kinh tế bằng nghề phụ như chăn nuôi, và trồng nhãn, vải. Đặc điểm này có thể ảnh hưởng tới độ tuổi kết hôn của thanh niên. Như đã phân tích ở phần trên, nhiều thanh niên muốn có nghề nghiệp ổn định, hoặc có nguồn thu nhập ổn định rồi mới tiến hành kết hôn hoặc lập gia đình.

1 Tuổi kết hôn thực tế của những thanh niên đã lập gia đình

Tiểu kết Chƣơng 3:

Không thể phủ nhận rằng, điều kiện kinh tế và các giá trị vật chất là những yếu tố được thanh niên nông thôn ngày nay đề cao, và vì vậy nó tác động tới mô hình lựa chọn bạn đời của thanh niên cũng như đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống gia đình của họ. Ngoài ra, trào lưu xã hội và sở thích của giới trẻ cũng là những yếu tố có tác động không nhỏ tới vấn đề HN-GĐ của thanh niên nông thôn hiện nay. Sự phát triển ngày càng mạnh mẽ về khoa học công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin cùng với việc kết nối thông qua các mạng xã hội (như facebook) cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới vấn đề HN-GĐ của thanh niên. Kết quả khảo sát bảng hỏi cũng như thảo luận nhóm cho thấy hầu hết thanh niên đều thừa nhận, họ bị chi phối bởi các mối quan hệ thông qua giao tiếp trực tuyến (online) trên điện thoại và mạng xã hội facebook khi tìm hiểu người yêu hoặc tìm kiếm bạn đời. Khi người trẻ tập trung cho công việc và làm kinh tế thì họ không có thời gian đi tìm hiểu người yêu như ngày xưa nữa, họ kết nối với bạn bè qua điện thoại và mạng xã hội facebook hàng ngày, từ những người đã quen kết nối với người chưa quen; rồi dần dần trở nên quen biết nhau. Mô hình tìm hiểu và đi tới quyết định hôn nhân của thanh niên Phù Cừ hiện nay không bó hẹp trong phạm vi làng xã họ sinh sống, mà mở rộng ra các khu vực lân cận xung quanh (thường là trong nội huyện, nội tỉnh) hoặc là nơi mà họ làm việc.

Ngoài ra, một số yếu tố khác có tác động tới mô hình quyết định kết hôn và lựa chọn bạn đời của thanh niên cũng như các mối quan hệ trong các gia đình trẻ bao gồm: chủ gia đình, tuổi kết hôn… Nhiều thanh niên thừa nhận rằng người chủ gia đình (thường là bố: 84,9%), do nắm quyền chủ yếu về kinh tế, nên họ có thể chi phối các quyết định hệ trọng trong hôn nhân của con cái. Mặc dù vậy, vai trò của phụ nữ trong gia đình (đặc biệt là người mẹ) cũng không kém phần quan trọng trong các quyết định kết hôn của con cái ngay cả

khi họ không phải là chủ gia đình. Tuổi kết hôn lý tưởng hiện nay, theo các thanh niên chưa lập gia đình là từ 27-30 tuổi (58,1). Đối với các thanh niên đã lập gia đình thì tuổi kết hôn thực tế của họ sớm hơn (19-22 tuổi: 50%). Tuy nhiên khi thảo luận nhóm thì các thanh niên cả những người đã hoặc chưa kết hôn đều cho rằng, tuổi kết hôn lý tưởng của họ là từ 25-27 tuổi, tùy vào điều kiện và hoàn cảnh kinh tế lúc đó, nếu chưa ổn định về kinh tế hoặc công ăn việc làm thì họ có thể kết hôn muộn hơn.

KẾT LUẬN

Từ phân tích và dẫn chứng ở các phần trên, chúng tôi xin đưa ra một số kết luận về vấn đề hôn nhân gia đình của thanh niên ở Phù Cừ như sau:

Nghiên cứu đã cho thấy thực tế là sự biến động về kinh tế xã hội, đặc biệt là sự biến đổi của các giá trị văn hoá truyền thống đã tác động tới suy nghĩ và đánh giá của thanh niên Phù Cừ về vấn đề hôn nhân gia đình. Theo quan niệm truyền thống thì hôn nhân được xếp vào bậc quan trọng thứ hai trong số ba việc lớn mà một người phải làm trong cuộc đời. Ngày nay, giới trẻ nông thôn ở Phù Cừ cũng có cách nghĩ tương tự, họ cũng cho rằng: hôn nhân là bước chuyển lớn cần chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi quyết định kết hôn, đặc biệt là chuẩn bị về các điều kiện kinh tế. Điều đó chứng tỏ, phần lớn các thanh niên ở Phù Cừ xác định rõ thái độ nghiêm túc của bản thân đối với hôn nhân. Thanh niên ở Phù Cừ hiện nay quan niệm về hôn nhân - gia đình thực tế hơn nhưng vẫn ưu tiên lựa chọn các giá trị tinh thần hơn các giá trị vật chất, xu hướng đề cao gia đình cá nhân của bản thân mình, sống độc lập hơn là dựa vào cha mẹ ngày càng rõ nét.

Nếu theo các quan niệm hôn nhân truyền thống ở Phù Cừ thì quyền quyết định hôn nhân diễn ra theo chiều dọc: cha mẹ quyết định, con cái nghe lời, thì ngày nay nó diễn ra theo cả chiều dọc và chiều ngang: con cái từ chỗ hoàn toàn không có quyền quyết định hôn nhân của mình đã trở thành chủ thể chính trong việc quyết định hôn nhân; cha mẹ từ chỗ là người hoàn toàn quyết định hôn nhân của con cái đã mất đi quyền lực tuyết đối và trở thành người tham gia vào việc quyết định hôn nhân. Cuộc khảo sát ở Phù Cừ cho thấy: Những người tham gia vào việc quyết định tới vấn đề hôn nhân ngoại trừ bản thân người kết hôn còn có các thành viên trong gia đình bao gồm ông bà, cha mẹ và anh chị. Mặc dù trong việc hôn nhân có rất nhiều thành viên trong gia

đình tham gia (cha mẹ, ông bà, anh chị) nhưng người đưa ra quyết định cuối cùng vẫn là bản thân người kết hôn.

Việc quyết định kết hôn của thanh niên ở Phù Cừ có sự tham gia của hai chủ thể đó là con cái – bản thân người kết hôn và cha mẹ của họ. Khác với trước đây, khi các thế hệ ông bà đi trước thường chịu quan niệm là “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”. Trong chuyện hôn nhân của con cái trong gia đình, người lớn tuổi như ông bà và đặc biệt là cha mẹ có vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định kết hôn của con cái. Lấy người nào, ở đâu, gia cảnh ra sao … đều do cha mẹ quyết định. Bản thân con cái – người kết hôn chỉ tuân thủ theo những sắp xếp của hai bên gia đình. Tuy nhiên hiện nay vấn đề này đã thay đổi so với trước đây: con cái – bản thân người kết hôn đã tham gia và người đưa ra quyết định chính. Có thể nhận thấy có tới 50% thanh niên ở xã Minh Hoàng và Trần Cao khi được hỏi đều lựa chọn phương án “con cái tự quyết định nhưng có hỏi ý kiến cha mẹ”, tiếp theo là “cha mẹ quyết định nhưng có hỏi ý kiến con cái” (28,5%) và “con cái hoàn toàn tự quyết định” (20,8%). Có rất ít (0,7%) người cho rằng vấn đề quyết định kết hôn theo quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”.

Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng cho thấy, có tới 43% người được hỏi lựa chọn nghề nghiệp ổn định là phẩm chất cần có ở người bạn đời. Đây cũng là đặc điểm được lựa chọn nhiều nhất so với các tiêu chí còn lại (tiếp theo là chăm chỉ 31,5% và hiền lành 21,8%). Như vậy, có thể thấy, yếu tố kinh tế đã có sự chi phối rất lớn trong việc lựa chọn phẩm chất bạn đời của thanh niên ở Phù Cừ. Quyết định lựa chọn bạn đời của thanh niên ở vùng quê này cũng trở nên thực tế hơn khi mà tiêu chí đưa ra là “có nghề nghiệp ổn định” được lựa chọn nhiều hơn hẳn các phẩm chất còn lại.

Tuy nhiên, quan điểm về người chủ động trong hôn nhân vẫn theo truyền thống. Có tới 89,6% người được khảo sát cho rằng con trai là người

chủ động trong hôn nhân – rất cao so với tỷ lệ 10,4% cho rằng nữ là người chủ động trong hôn nhân.

Về địa điểm cư trú sau kết hôn, có 58,4% người được hỏi lựa chọn ở riêng, 31,9% ở nhà chồng và 9,7% ở nhà vợ. Tuy nhiên khi hỏi thực tế bản thân người tham gia khảo sát đang ở đâu thì kết quả có khác biệt, có tới 89,3% người ở riêng và chỉ có 10,7% trường hợp ở nhà chồng còn lại không có trường hợp nào ở nhà vợ. Như vậy, tuy quan niệm vẫn có người cho biết việc ở nhà chồng hoặc ở chung với bố mẹ nhưng trong thực tế xu hướng vẫn là ở riêng là chủ yếu. Thanh niên ở Phù Cừ hiện nay ngày càng muốn thể hiện sự độc lập của bản thân, ít phụ thuộc vào cha mẹ hơn so với trước, đặc biệt là sau khi họ đã lập gia đình và có con cái. So sánh tương quan về địa bàn khảo sát cho thấy một sự khác biệt giữa thanh niên thị trấn và xã Minh Hoàng. Đại đa số thanh niên thị trấn đều có nơi cư trú thực tế ở nhà riêng (93%), chỉ có 7% ở nhà chồng sau khi kết hôn, trong khi tỷ lệ thanh niên ở xã Minh Hoàng cư trú ở nhà chồng sau khi kết hôn chiếm tới 13%. Và không có thanh niên nào trả lời rằng họ ở nhà vợ sau khi kết hôn. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả khảo sát định tính thảo luận các nhóm thanh niên ở hai tiểu khu vực thị trấn Trần Cao và xã Minh Hoàng khi có tới 75% số người đã kết hôn trả lời rằng họ đang ở riêng và 41,7% ở nhà chồng.

Mức độ tham gia các hoạt động của gia đình và họ hàng sau khi kết hôn của thanh niên tương đối cao. Trong đó, sau khi kết hôn, hoạt động thăm hỏi được thanh niên chú trọng hơn cả (97%). Tiếp theo là các hoạt động lễ tết, cưới hỏi, tang ma và giỗ chạp. So với thời điểm trước khi kết hôn, các hoạt động này có thay đổi tuy không nhiều.

Về số thành viên và số con trong gia đình, kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ gia đình có tổng số bốn thành viên chiếm đa số (54%). Điều này cũng phù hợp với kết quả khảo sát về số thế hệ trong gia đình như đã phân tích ở trên,

trong đó gia đình có từ hai tới ba thế hệ được cho là hình thức phổ biến nhất hiện nay ở Phù Cừ. Trong khi được hỏi về số con mong muốn thì tỷ lệ thanh niên trả lời chiếm đa số với 61,7% muốn có 2 con, 24,2% muốn có 3 con, không ai muốn có một con và tỷ lệ rất ít người muốn có 4 con (14,1%). Điều này càng khẳng định sự gia tăng của loại hình gia đình hạt nhân với số con ít (2 con).

Số liệu khảo sát ở Phù Cừ cho thấy, việc muốn có con trai vẫn là một mục tiêu theo đuổi của nhiều gia đình từ các góc độ khác nhau, trong đó mục tiêu chủ yếu nhất là sinh con trai để có người nối dõi và trợ giúp cha mẹ già.

Một vấn đề rất đáng quan tâm hiện nay là mối quan hệ cha mẹ - con cái trong các gia đình khuyết thiếu, gia đình có cha mẹ li dị, cha hoặc mẹ mất sớm, cha hoặc mẹ đi làm vắng nhà lâu ngày. Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu đi sâu vào vấn đề này ở Việt Nam nhưng các kết quả thảo luận nhóm 22 thanh niên trong khuôn khổ đề tài này gợi ra rằng do thiếu sự quan tâm đầy đủ của cha mẹ về vật chất hoặc tinh thần, quá trình phát triển nhân cách của thanh niên trong những gia đình này gặp những khó khăn nhất định, dẫn đến những hệ quả xã hội tiêu cực về sau. Trong các gia đình này, điều kiện kinh tế thường khó khăn hơn vì một người cha hoặc mẹ phải đảm đương cuộc sống của cả gia đình; mối quan hệ tình cảm trong gia đình thường bị thiếu hụt do người cha hoặc mẹ phải dành thời gian lo lắng cuộc sống vật chất của gia đình nên không có thời gian dành chăm sóc con cái.

Trong gia đình, vợ và chồng bình đẳng trước trách nhiệm của gia đình, dòng họ và các công việc chung. Các vấn đề quan trọng của cuộc sống gia đình đều có sự bàn bạc và tham gia giữa vợ và chồng. Mặc dù vậy, kết quả khảo sát ở Phù Cừ vẫn cho thấy có sự phân biệt khá rõ về các công việc cụ thể của hai giới: phụ nữ đảm đương các công việc nội trợ, chăm sóc con cái và các việc vặt khác trong gia đình, còn đàn ông thì phụ trách các công việc xã

hội với làng xóm, cộng đồng và tạo thu nhập. Sự tham gia của ông, bà trong các công việc gia đình cũng như trong các quyết định kết hôn của con cháu ngày nay, theo số liệu ở Phù Cừ thì đã trở nên mờ nhạt.

Nhìn chung, số liệu khảo sát từ nghiên cứu này đã cho thấy một tín hiệu đáng mừng bởi tính đúng đắn và chuẩn mực trong các giá trị về hôn nhân-gia đình mà thanh niên hướng tới. Thanh niên nông thôn ở Phù Cừ ngày nay đã có suy nghĩ thực tế hơn, chủ động hơn trong việc lựa chọn bạn đời và thực hành đời sống hôn nhân, xu hướng sống độc lập không muốn dựa vào bố mẹ, vẫn tôn trọng nhiều hệ giá trị truyền thống khi đánh giá cũng như đưa ra quan niệm về hôn nhân, gia đình. Tuy nhiên, bên cạnh đó do hoàn cảnh sống, môi trường, quan niệm về hôn nhân gia đình của chính bố mẹ có thể ảnh hưởng đến con cái, khiến cho nhiều thanh niên vẫn còn mơ hồ về các giá trị, đặc biệt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề hôn nhân gia đình của thanh niên nông thôn hiện nay ( qua khảo sát hai trường hợp huyện phù cừ, tỉnh hưng yên) luận văn ths ngôn ngữ và văn hóa việt nam 60 22 01 13 (Trang 78)