Nơi cư trú sau khi kết hôn theo giới tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề hôn nhân gia đình của thanh niên nông thôn hiện nay ( qua khảo sát hai trường hợp huyện phù cừ, tỉnh hưng yên) luận văn ths ngôn ngữ và văn hóa việt nam 60 22 01 13 (Trang 57 - 58)

Phương án trả lời Giới tính Tổng

nam nữ Ở nhà chồng Tần suất 67 28 95 Tỷ lệ 42,1% 20,1% 31,9% Ở nhà vợ Tần suất 0 29 29 Tỷ lệ 0,0% 20,9% 9,7% Ở riêng Tần suất 92 82 174 Tỷ lệ 57,9% 59,0% 58,4% Tổng số người trả lời 159 139 298

Có sự chênh lệch đáng kể giữa nam và nữ trong phương án lựa chọn “ở nhà chồng” và “ở nhà vợ” khi được hỏi nơi cư trú mà họ đang (hoặc sẽ) sinh sống cùng nhau sau khi kết hôn. Mặc dù đa số nam nữ đều lựa chọn “ở nhà riêng”, tuy nhiên, nhiều nam thanh niên cho rằng, sau khi kết hôn, họ ở nhà họ - tức là nhà chồng (42,1%) trong khi tỷ lệ này ở nữ chỉ là 20,1%. Không có nam thanh niên nào muốn ở nhà vợ sau khi kết hôn.

So sánh tương quan về địa bàn khảo sát cho thấy một sự khác biệt giữa thanh niên thị trấn và xã Minh Hoàng. Đại đa số thanh niên thị trấn đều có nơi cư trú thực tế ở nhà riêng (93%), chỉ có 7% ở nhà chồng sau khi kết hôn, trong khi tỷ lệ thanh niên xã ở nhà chồng chiếm tới 13%. Và không có thanh niên nào ở nhà vợ sau khi kết hôn. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả khảo sát định tính thảo luận các nhóm thanh niên ở hai tiểu khu vực thị trấn và xã khi có tới 75% số người đã kết hôn trả lời rằng họ đang ở riêng và 41,7% ở nhà chồng.

Mức độ tham gia các hoạt động của gia đình và họ hàng sau khi kết hôn của thanh niên tương đối cao. Trong đó, sau khi kết hôn, hoạt động thăm hỏi (cha mẹ, họ hàng) được thanh niên chú trọng hơn cả với 97% người lựa chọn.

Tiếp theo là các hoạt động lễ tết, cưới hỏi, tang ma và giỗ chạp giao động trong khoảng từ 77,5% đến 87,2%.

Biểu 2. Mức độ tham gia các hoạt động sau kết hôn

So với thời điểm trước khi kết hôn, các hoạt động này có thay đổi tuy không nhiều. Xu hướng thay đổi của các hoạt động sau khi kết hôn của thanh niên tăng nhẹ với 39,1% người cho rằng mức độ các hoạt động tăng lên, 34,3% người đánh giá ở mức độ giữ nguyên và 26,6% đánh giá ở mức độ giảm đi.

2.5. Con cái và mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình

- Số thành viên và số con trong gia đình:

Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ gia đình có tổng số bốn thành viên chiếm đa số (54%). Điều này cũng phù hợp với kết quả khảo sát về số thế hệ trong gia đình như đã phân tích ở trên, trong đó gia đình có từ hai tới ba thế hệ được cho là hình thức phổ biến ở Phù Cừ, trong đó các thành viên chủ yếu là cha mẹ và con cái sống cùng với ông/bà nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề hôn nhân gia đình của thanh niên nông thôn hiện nay ( qua khảo sát hai trường hợp huyện phù cừ, tỉnh hưng yên) luận văn ths ngôn ngữ và văn hóa việt nam 60 22 01 13 (Trang 57 - 58)