5. Lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
3.3. Suy nghĩ về sức sống của những người làm Then trong xã hộ
Quan hiện nay
Trên cơ sở nghiêm cứu hiện trạng đời sống, quá trình vào nghề, học nghề, làm nghề và những đóng góp của Then đối với cộng đồng, chúng ta sẽ thử suy nghĩ về sức sống của Then trong xã hội Tày Văn Quan hiện nay và trong tương lai, tức đưa ra những dự đoán về khả năng tồn tại của Then trong xã hội hiện đại. Liệu trong một xã hội vật chất, mọi thứ đều được lập trình một cách rõ ràng còn có chỗ đứng cho niềm tin tôn giáo và sự tồn tại của những người hành nghề tôn giáo? Đây
là một vấn đề mang tính xã hội mà chúng tôi muốn đặt ra trong luận văn này và có điều kiện sẽ tiếp tục đi sâu nghiên cứu trong tương lai.
Như trong các chương trước đã trình bày, Then xuất hiện và tồn tại trong xã hội Tày song song với quá trình hình thành tộc người. Có thể, sau những biến thiên của lịch sử các giá trị của Then Tày đã có những biến đổi nhất định song dù xã hội có thăng trầm thì giá trị của tín ngưỡng Then, vai trò của những người làm Then vẫn luôn có một chỗ đứng nhất định trong tâm thức những người Tày.
Sau đổi mới, Đảng và Nhà nước ban hành nhiều chính sách phát triển đất nước trong đó có chú trọng tới phát triển khu vực các dân tộc thiểu số nên đời sống của đồng bào có những biến đổi to lớn theo chiều tích cực, đời sống của người ân đầy đủ hơn, trình độ dân trí cũng cao hơn và kéo theo đó sinh hoạt tín ngưỡng trong đó có Then cũng có những bước thăng trầm.
Theo tư liệu hồi cố cho thấy đã có thời kỳ các sinh hoạt tín ngưỡng của đồng bào như Mo – Then – Tào – Pựt bị lên án, đả kích mạnh mẽ từ nhiều phía. Trong những năm thuộc thập kỷ 70 – 80 của thế kỷ XX, các hoạt động tín ngưỡng Mo – Then – Tào – Pựt bị nghiêm cấm hoạt động dưới mọi hình thức. Nhiều Then, Tào trong thời gian này đã bị đưa đi cải tạo, các thành viên trong gia đình có người làm Then cũng bị liên lụy. Phong trào bài trừ Then diễn ra quyết liệt trong cộng đồng, các gia đình có người làm Then gặp phải nhiều chuyện đau lòng.
Ví như trường hợp một cán bộ tỉnh Cao Bằng, bà có căn số phải làm Then, nhưng trong giai đoạn này, phong trào bài trừ các hiện tượng mê tín dị đoan ở Cao Bằng diễn ra mạnh mẽ, bà đã quyết tâm vứt bỏ bát hương thờ tổ Then của tổ tiên nhà mình vì bà là cán bộ Tỉnh, không thể vi phạm các chỉ thị của nhà nước. Và ngay sau đó, em bà, con bà bỗng nhiên bị đột tử. Bà quá sợ hãi bởi đây có lẽ là sự trừng phạt của ma Then dành cho một người không coi trọng tổ tiên như bà. Dù không muốn sau đó bà vẫn phải tự làm lễ Then cầu xin với tổ tiên và khi về hưu bà đã quyết định làm lễ cấp sắc kế nghiệp tổ tiên.
Phong trào bài trừ các tệ nạn mê tín dị đoan trong xã hội Tày ở khu vực Việt Bắc thuộc các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên,… diễn ra hết sức
quyết liệt triệt để trong giai đoạn 70 – 80 của thế kỷ XX chủ yếu căn cứ theo chỉ thị số 214/CT-TW của ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam ban hành
ngày 15/01/1975. Chỉ thị này có những quy định cụ thể chặt chẽ “Về việc thực hiện
nếp sống mới trong việc cưới hỏi, việc tang, ngày giỗ, ngày hội” do đồng chí Lê Văn Lương thay mặt ban Bí thư ký. Chỉ thị có dung lượng 3 trang khổ 13x19cm,
gồm 5 mục chính: Về việc cưới; Về việc tang; Về ngày sinh, ngày giỗ; Về ngày hội;
Về bài trừ mê tín dị đoạn. Chúng tôi xin trích nguyên văn mục thứ 5 như sau:
Về bài trừ mê tín dị đoan: Cần phân biệt mê tín dị đoan với tự do tín ngưỡng. Pháp luật nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, nhưng nghiêm cấm việc xem bói, xem số, xem tướng, gọi hồn, lên đồng, xóc thẻ, vẽ bùa, cúng ma, đội bát nhang, mua bán vàng mã, dùng phù phép để chữa bệnh… Tín đồ các tôn giáo, khi có việc cưới, việc tang cũng như mọi công dân khác, phải đúng luật lệ của Nhà nước, ngoài ra nếu có nghi thức tôn giáo thì đó là việc tùy ý quyết định của người có việc cưới việc tang”.
Sau chỉ thị này, Hội đồng chính phủ đã ra Quyết định số 56/CP ngày 18/03/1975 kèm theo là thể lệ; trên cơ sở đó các Tỉnh đã có những hướng dân cụ thể nhằm thi hành cho sát hợp với tình hình của từng địa phương. Do vậy, những chỉ thị này được các địa phương triển khai một cách sâu rộng, nhất là chỉ thị ban ra trong những tháng ngày cuối cùng của cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc sắp đi đến thắng lợi nên niềm tin với Đảng và Nhà nước nên đã được đông đảo quần chúng nghe theo. Các hiện tượng tôn giáo tín ngưỡng Mo – Then – Tào – Pựt hầu như không còn được tiến hành trong cộng đồng, nó được xem là các hoạt động mê tín dị đoan cần phải bài trừ. [48]
Qua đây có thể thấy giai đoạn những năm 70 – 80 của thế kỷ XX là giai đoạn đóng băng của hoạt động tôn giáo tín ngưỡng nói chung và hoạt động Then nói riêng không chỉ ở Lạng Sơn mà còn trên nhiều vùng miền của cả nước. Các Then trong giai đoạn này đều bỏ nghề, bàn thờ Then phải cất giấu thật kỹ. Nếu có gia đình nào có người ốm nặng hay gặp nhiều chuyện bất hạnh đến cầu xin Then làm lễ thì Then phải chờ trời tối rồi lén lút đi hành lễ, khi làm lễ cũng không dám dùng xóc
nhạc (sợ bị chính quyền phát hiện), chỉ dùng lời hát để đến các cửa cầu xin thần linh ban lộc.
Sang đến cuối những năm 80 đầu những năm 90, sau chính sách Đổi mới của Đảng ở Đại hội TW Đảng lần thứ VI (1986), tình hình đất nước có nhiều thay đổi và hoạt động tín ngưỡng – Then Tày ở Lạng Sơn cũng có nhiều khởi sắc. Những người làm Then không bị cấm đoán một cách triệt để như trước, các Then có thể làm những nghi lễ mang tính chất lành mạnh (lễ cúng đầu năm, lễ kỳ yên, các lễ Then chúc tụng,…); còn các nghi lễ mang tính chất mê tín dị đoan như bói toán, chữa bệnh hay vì mục đích kinh tế vẫn bị nghiêm cấm tiến hành. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, số lượng những người làm Then không tăng lên mà chỉ chiếm một số lượng rất ít bởi Đảng và Nhà nước vẫn có những quy định khá chặt chẽ đối với những người làm Then cũng như những người sắp làm lễ cấp sắc.
Giai đoạn từ giữa những năm 90 của thế kỷ XX cho đến nay có thể coi là giai đoạn phục hồi sự phát triển của Then. Chính sách Đổi mới và tăng trưởng kinh tế trong những năm qua của Đảng và Nhà nước đã tác động to lớn tới sự phục hồi những giá trị văn hóa tín ngưỡng truyền thống của dân tộc. Trong nhiều văn kiện của Đảng, vấn đề văn hóa và bản sắc văn hóa dân tộc đã trở thành một vấn đề nóng hổi trong thời đại hội nhập của các nền văn hóa.
Trong văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta khẳng định: “Tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng…”. Và gần đây nhất, các dự thảo văn kiện trình Đại hội XI của Đảng đều coi văn hóa là một trong những định hướng lớn trong phát triển kinh tế -xã hội của đất nước: "Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển”. Văn hóa các DTTS cũng nằm chung trong mạch nguồn của văn hóa dân tộc Việt Nam, cùng với bản sắc của mình góp phần làm phong phú hơn cho nền văn hóa Việt Nam “thống nhất trong đa dạng”.
Chính vì vậy, Then đã được phục hồi và mang những diện mạo mới; những người làm Then lại trở về với vị thế của người chăm lo phần hồn cho cộng đồng, được cộng đồng yêu kính, tôn trọng.
Tuy nhiên, hiện nay nước ta đang đứng trước ngưỡng cửa của sự hội nhập văn hóa quốc tế, thế giới này đang chuyển mình sang một thời đại mới – thế giới phẳng với những bình đẳng về kinh tế, văn hóa, không phân biệt tôn giáo, sắc tộc; bởi vậy có nhiều khi bản sắc văn hóa dân tộc phải đứng trước những lựa chọn khó khăn. Đối với Then cũng vây liệu sự tồn tại của Then trong hệ thống văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng dân tộc sẽ như thế nào trong tương lai? Đây là một câu hỏi chúng tôi muốn đặt ra sau những ngày đến với thực địa, sau những nghiên cứu về đời sống của những con người hành nghề tôn giáo này.
Tại địa bàn nghiên cứu chính của chúng tôi là khu vực Văn Quan, Lạng Sơn thì số lượng những người làm Then trong 10 năm trở lại đây (từ năm 2000 đến nay) không có sự tăng lên mà thậm chí còn giảm đi. Theo thống kê năm 2000 của Đoàn Thị Tuyến tại Văn Quan, có tổng số 51 người làm Then và đến năm 2010 theo số lượng thống kê chưa đầy đủ khi chúng tôi đến địa bàn khảo sát, cả huyện hiện có khoảng 40 người làm Then. Như vậy trong 10 năm, số lượng những người làm Then tại địa bàn huyện có xu hướng giảm. Số lượng người mới làm lễ cấp sắc rất hạn chế trong khi những Then lớn tuổi thì đã qua đời. Song nói chung tất cả các thôn bản trong toàn huyện đều không thể thiếu vắng hình bóng những ông/ bà Then. Vai trò của họ trong cộng đồng là không thể phủ nhận và thay thế như trong phần [3.1] chúng tôi đã phân tích. Và tín ngưỡng Then không hoàn toàn là một hiện tượng mê tín dị đoan cần được nghiêm cấm hoạt động như trong một thời gian chúng ta đã làm. Chắc chắn không phải do mê tín mà một cán bộ phụ nữ xã, một người sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng, cả nhà làm Đảng viên như bà Hoàng Thị Bình (mà chúng tôi chọ làm đối tượng khảo sát chính) lại quyết định bỏ qua tất cả những định kiến về Then, những ánh nhìn của cộng đồng để ra nhập vào thế giới Then. Hơn ai hết bà là người hiểu các chỉ thị, các chính sách, các
đó không đơn thuần là sở thích, là nhu cầu hay nguyện vọng của bản thân bà, của gia đình tổ tiên mà còn là đáp ứng những nhu cầu của xã hội của cộng đồng. Ra nhập thế giới Then là bắt đầu một giai đoạn khó khăn trong cuộc đời với những thay đổi; phải làm quen với một công việc mới; với bổn phận và trách nhiệm đối với chính bản thân và cộng đồng. Họ phải là người gương mẫu, chuẩn mực, được cộng đồng tin yêu, không thể hành động bừa bãi, luôn phải giữ mình trong sạch cùng với hàng loạt các kiêng kỵ. Con đường đến với nghề Then là một con đường chông gai nhưng người ta vẫn phải dấn thân bởi khi đặt chân lên con đường đó có nghĩa họ đã đặt một chân vào thế giới thần linh và hơn thế đó sứ mệnh, bổn phận, trách nhiệm với cộng đồng.
Bởi vậy, khi căn cứ vào đời sống của những người làm Then, vị trí và vai trò của họ với cộng đồng cũng như những điều chúng ta vừa xem xét có thể khẳng định Then và những người làm Then có một sức sống mãnh liệt đối với xã hội mà họ đang sống. Dù có những giai đoạn “đóng băng”, có những thời kỳ các ông/bà Then bị đối xử như những “tội đồ” nhưng với giá trị tự thân với sức sống mãnh liệt của mình Then vẫn đứng vững trong lòng những người yêu Then; vẫn là các nghệ sĩ dân gian, là sợi dây cố kết cộng đồng, là người thầy thuốc dân gian… Qua những điều đó để thêm một lần nữa khẳng định những giá trị, vai trò và sự tồn tại lâu bền của Then không chỉ trong cộng đồng Tày ở Văn Quan, Lạng Sơn mà còn ở các vùng miền khác của đất nước; và thời điểm tồn tại của Then không phải chỉ là những ngày đã qua mà cả trong những thời gian sắp tới.
Tiểu kết chương 3
Trải qua bao biến thiên của lịch sử, Then vẫn giữa nguyên vẹn những giá trị đối với mỗi con người và với cả cộng đồng bản làng trong xã hội Tày từ thuở hồng hoang cho tới ngày nay. Ở Then tích hợp những giá trị văn học, nghệ thuật, diễn xướng và cả những giá trị văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng của cộng đồng Tày. Then và những người làm Then là một phần lịch sử sống động của tộc người Tày từ quá trình tụ cư, cộng cư cho tới khi hoàn thiện các thiết chế xã hội. Ngay từ khi mới ra đời Then đã mang vai trò là cầu nối giữa thế giới hữu hình – thế giới của những
người đang sống với thế giới siêu linh. Then mang đến cho con người niềm tin và hy vọng vào những điều tốt đẹp; Then giáo dục truyền thống “uống nước nhớ nguồn”; Then giúp con người cân bằng tâm lý, trị liệu bằng liệu pháp tinh thần…. Dù trong xã hội hiện đại, Then đã có những biến đổi về hình thức, dù số lượng những người làm Then có đang mai một. Song bản chất tín ngưỡng tôn giáo mang đậm chất Shaman trong Then vẫn còn nguyên vẹn. Hàng đêm, trong tiếng âm thanh dìu dặt của cây đàn tính, tiếng hát du dương, điệu múa và âm thanh rộn ràng của chùm nhạc xóc cùng không gian đượm mùi hương trầm vẫn khiến những người Tày ngây ngất trong những lễ Then. Đó là một phần đời sống của họ, dù lịch sử có thăng trầm, cuộc sống vẫn biến thiên nhưng vẫn có những giá trị trường tồn với thời gian.
KẾT LUẬN
1. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc một người bình thường ra nhập vào thế giới
Then. Song hai yếu tố được chúng tôi xem như căn nguyên quan trọng nhất là quan
niệm về căn số (chủ yếu xuất phát từ khía cạnh tâm sinh lý) của đồng bào và chính
những người được chọn; yếu tố thứ hai xuất phát từ những dồn nén xã hội buộc họ
phải trở thành Then. Yếu tố thứ nhất được chúng tôi phân tích cụ thể và đưa những dẫn chứng từ chính cuộc đời và suy nghĩ của bà Then Hoàng Thị Bình (đối tượng nghiên cứu chính của luận văn), quan niệm về căn Then, vốn Then và căn bệnh phi nhả - bệnh ma Then hành vẫn là những căn cứ chính để người ta xem xét một ai đó có thể trở thành Then hay không. Hiện nay, cũng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, những áp lực cuộc sống lên con người ngày càng lớn, tất cả dồn nén lại khiến con người phải tìm đến một phương cách để giải thoát, chính vì vậy nhiều người tìm đến các nghi lễ Then để mong có được sự bình yên trong tâm hồn hay trở thành Then để giải tỏa những áp lực vô hình mà xã hội mang đến. Tuy nhiên, trong luận văn này chúng tôi chưa có điều kiện để tiếp xúc nhiều với các đối tượng làm Then ở các địa bàn khác nhau nên cũng chưa thể có câu trả lời chính xác để phân tích về yếu tố xã hội và những tác động tới việc trở thành Then. Chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi này cụ thể hơn trong các công trình nghiên cứu tiếp theo.
2. Luận văn đã khắc họa một cách tương đối trọn vẹn về đời sống của những người làm Then trên mọi khía cạnh: hoạt động đời thường, cuộc sống Đạo, những vật