Chương 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Phân công lao động theo giới trong lao động sản xuất nông nghiệp tại xã
- Khả năng nhiệt độ trung bình của huyện Giao Thuỷ sẽ tăng thêm 1,2 độ C vào năm 2050 và 2,4 độ C vào cuối thế kỷ 21.
- Lƣợng mƣa trung bình năm tăng dần đều so với mốc thời kỳ 1980 – 1999, đến cuối thể kỷ 21, lƣợng mƣa tăng trung bình 7,9% so với thời kỳ so sánh.
- Trong quá khứ, phải mất 50 năm mực nƣớc biển trung bình mới tăng 20 cm nhƣng theo kịch bản về BĐKH thì chỉ trong 35 năm nữa, tính từ năm 2010 mực nƣớc trung bình sẽ tăng thêm 20 cm.
3.2. Phân công lao động theo giới trong lao động sản xuất nông nghiệp tại xã Giao Xuân Giao Xuân
Trong phần này tác giả tập trung phân tích các đặc điểm phân công lao động trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của phụ nữ và nam giới, từ đó giúp tìm hiểu sự khác biệt về khả năng dễ bị tổn thƣơng và năng lực khác nhau trong việc đối phó với BĐKH.
Giao Xuân là xã lao động thuần nông với khoảng 70% dân số trong ngành nông nghiệp, trong đó tỉ lệ phụ nữ làm nông chiếm 60%. Thông tin thu thập tại xã Giao Xuân cho thấy có sự phân công lao động rất rõ ràng giữa phụ nữ và nam giới trong các hoạt động sản xuất và sự phân chia lao động này có thể đƣợc tóm tắt trong bảng sau đây:
Bảng 3.4. Phân công lao động trong sản xuất nông nghiệp ở xã Giao Xuân (ghi chú: X: có tham gia)
Hoạt động Nam Nữ Hoạt động Nam Nữ
Trồng trọt
Làm đất X X Bón phân X
Chọn giống X Điều tiết nƣớc X
Gieo mạ X Gặt X
Cấy X Vận chuyển X X
Phun thuốc X X Phơi thóc X X
Trồng rau X
Tƣới rau X
Thu hoạch hoa màu X
Bán X
Chăn nuôi Nuôi trồng thủy sản
Mua giống X Thả giống X
Vệ sinh chuồng trại X Chắm sóc hàng ngày X
Bán X Thu hoạch X
Chăn thả gia súc X Bán X
Làm thuê (trông nom) X
Làm thuê (thu hoạch) X X
Đánh bắt tự nhiên (bao gồm tại cả vùng đệm quốc gia Xuân Thủy)
Mò ngao X
Bắt hải sâm X
Bán sản phẩm X
(Nguồn: Thảo luận nhóm 2015)
Kết quả thảo luận nhóm cho thấy trong hoạt động chăn nuôi gia súc và gia cầm tại địa phƣơng, phụ nữ đóng vai trò chính, gần nhƣ 100% phụ nữ đảm nhận các hoạt động nhƣ mua giống, chuẩn bị thức ăn cho gia súc gia cầm và công việc chăm sóc. Đây là một trong những xu hƣớng thay đổi về phân công lao động trong vòng mƣời năm qua khi phụ nữ ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt và chăn nuôi, trong khi trƣớc kia nam giới đóng vai trò quyết định về giống và tham gia vào làm đất, vận chuyển khi thu hoạch thì những công việc này phụ nữ ngày càng đảm nhiệm và có tiếng nói quyết định hơn.
Đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản và đánh bắt tự nhiên: đây là lĩnh vực sinh kế nam giới đóng vai trò chủ đạo và có tính quyết định từ việc chọn giống, chăm nom, thu hoạch và chịu trách nhiệm bán sản phẩm. Phụ nữ cũng tham gia vào hoạt động nuôi trồng thủy sản nhƣng chủ yếu là tham gia hoạt động thu lƣợm đánh bắt quy mô nhỏ. Do vùng đệm của rừng quốc gia Xuân Thủy cũng nằm trên xã Giao
Xuân nên ngƣời dân địa phƣơng còn thƣờng xuyên thu lƣợm sản phẩm trên vùng đệm này và thông tin khảo sát cho thấy đa phần công việc này do phụ nữ đảm nhận. Điều này đƣợc lý giải do việc thu lƣợm đòi hỏi tính kiện nhẫn và linh động về thời gian, thuận lợi cho phụ nữ trong khi nam giới có thể tìm kiếm các cơ hội việc làm tốt hơn.
Phân tích trên cho thấy dù có sự thay đổi về vai trò của phụ nữ trong hoạt động trồng trọt và chăn nuôi nhƣng sự thay đổi này lại không xảy ra trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Thực tế việc phân công lao động trong ngành nuôi trồng thủy sản cho thấy nam giới vẫn đƣợc nhìn nhận và mong đợi là ngƣời làm việc quan trọng, đòi hỏi tính kỹ thuật và mức độ đầu tƣ rủi ro và tính nguy hiểm cao hơn, đôi khi là có sự nguy hiểm nếu nhƣ hộ gia đình quyết định đầu tƣ lớn trong hoạt động sản xuất nhƣ nuôi trồng thủy sản, trong khi phụ nữ thƣờng làm những công việc đƣợc coi là “nhẹ nhàng”, lặp đi lặp lại và đòi hỏi tính kiên nhẫn và tính kỹ thuật “không khó”. Điều này sẽ đƣợc nêu rõ hơn trong phần phân công lao động trong nuôi trồng thủy sản.
Vậy đâu là yếu tố ảnh hƣởng đến sự thay đổi phân công lao động và vai trò của phụ nữ trong hoạt động trồng trọt. Trong các trƣờng hợp gia đình có chồng di cƣ lao động ngoại tỉnh, các công việc sản xuất nông nghiệp do phụ nữ đảm nhiệm bởi mọi trách nhiệm trong gia đình đặt lên vai ngƣời phụ nữ, và trong trƣờng hợp này, họ gần nhƣ không có sự lựa chọn nào khác. Có thể thấy trong hoàn cảnh nào, phụ nữ nhìn chung đóng vai trò chủ động trong hoạt động sản xuất nông nghiệp trồng trọt, ngay cả trong trƣờng hợp khi ngƣời chồng không di cƣ lao động ở nơi khác.
“Vợ tôi quyết định chủ động đƣợc tôi mừng lắm, vợ chồng tôi bình đẳng trong việc ra quyết định liên quan đến sản xuất lúa và hoa màu của gia đình, phụ nữ cũng có tiếng nói rất tích cực trong gia đình. Tôi thấy vai trò phụ nữ và nam giới trong gia đình là ngang nhau. Phụ nữ quản lý kinh tế nói chung có khi tốt hơn nam giới” (PVS, nam, 43 tuổi, hộ cận nghèo, làm nông).
Một lý do làm tăng quyền quyết định của phụ nữ đó chính là năng lực của họ trong việc chuyển đổi và thích nghi cách thức sản xuất/chiến lƣợc sinh kế. Nhiều
phụ nữ tích cực và nhanh nhạy trong chuyển đổi loại cây trồng khác nhau để phù hợp với thị trƣờng, nhằm mang lại lợi ích tối đa cho gia đình. Sự đóng góp này đã đƣợc nhìn nhận tích cực từ không chỉ từ các thành viên trong gia đình mà còn từ cộng đồng.
Trồng lúa và hoa mầu đã làm đi làm lại hàng bao nhiêu năm nay, thực tế từ khi mƣời mấy tuổi lao động cùng mẹ và gia đình, nên tôi có thể chủ động trong công việc này. Có chia sẻ với chồng chủ yếu để chia sẻ thông tin còn chồng hoàn toàn có thể tin tƣởng cho tôi công việc này khi anh ấy lên thành phố làm ăn” (PVS, Phụ nữ, 38 tuổi, hộ trung bình, làm nông và lao động làm thuê NTTS).
Không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất trồng trọt, phụ nữ xã Giao Xuân còn tham gia các nghề khác để tăng thu nhập gia đình nhƣ làm muối, chuyển đổi về cây trồng vật nuôi. Nhiều phụ nữ ở xã Giao Xuân tìm kiếm thu nhập thêm từ nghề phụ, khai thác các sản phẩm phụ từ vùng đệm của vƣờn quốc gia Xuân Thủy để tăng các khoản thu nhập cho gia đình nhƣ cào ngao, lặn lội vùng nƣớc lợ để kiếm sò, hải sâm. Với vai trò phụ nữ đang đảm nhận, tiếng nói và quyền quyết định ngày càng quan trọng trong hoạt động sản xuất lúa và hoa màu của phụ nữ là do gia tăng trách nhiệm và vai trò của họ trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, cần phải bổ sung rằng trong bối cảnh áp dụng máy móc kĩ thuật trong hoạt động sản xuất là phổ biến, điều này đã phần nào giúp giảm khối lƣợng công việc nặng nhọc một cách đáng kể trong hoạt động trồng trọt, và đây cũng là yếu tố góp phần thúc đẩy sự tham gia nhiều hơn của phụ nữ.
Bảng 3.5. Yếu tố khoa học kĩ thuật ảnh hƣởng đến sự tham gia vào hoạt động sản xuất
Trƣớc đây Hiện nay
Cày bừa/ Làm đất
Nam giới thực hiện bằng sử dụng trâu bò
Hộ gia đình thuê máy cày (thƣờng là nam giới là ngƣời vận hành máy cày)
Cấy lúa Phụ nữ cấy là chủ yếu (phụ nữ tự thực hiện hoặc giúp nhau cấy đổi công cho nhanh).
Nam giới trợ giúp việc vận chuyển mạ ra đồng bằng cách gánh/thồ bằng xe.
Phụ nữ vẫn là ngƣời thực hiện việc cấy lúa nhƣng việc thuê ngƣời diễn ra phổ biến hơn vì cày máy, bắt buộc phải cấy nhanh
Nam giới trợ giúp việc vận chuyển bằng máy, hoặc có thể thuê xe vận chuyển
Phun thuốc sâu
Nam đảm nhiệm chủ yếu Nữ cũng tham gia làm vì đã có bình máy
Làm cỏ lúa Nữ thực hiện Nữ thực hiện
Gặt Cả nam và nữ cùng làm Cả nam và nữ cùng làm. Có máy gặt trợ giúp đối với những thửa ruộng lớn
Chở lúa về Nam thực hiện là chính. Trƣớc đây công việc khá vất vả do phải chở bằng xe thồ, gánh
Có thể thuê công nông chở về hoặc nhà có máy cày thì lắp đầu máy chở về
Tuốt lúa Tuốt bằng máy đạp chân. Máy tuốt lúa (Nguồn: Thảo luận nhóm, 2015)
Phụ nữ đóng vai trò chính trong hoạt động trồng trọt cũng lý giải cho việc tỉ lệ cao phụ nữ ở xã Giao Xuân tham gia vào các tập huấn và chƣơng trình chia sẻ thông tin về khuyến nông là hơn 65% phụ nữ [Báo cáo kinh tế xã hội xã Giao Xuân, 2014]. Phụ nữ chiếm đa số trong hoạt động sản xuất nông nghiệp trồng trọt do đó
phụ nữ là ngƣời phụ nữ chủ động cho các hoạt động nhƣ giống cây trồng trong khi nam giới quyết định về việc nuôi trồng hải sản nhƣ nuôi tôm, nuôi ngao vì đây thƣờng là những hoạt động đỏi hỏi vốn đầu tƣ lớn và “phải rất cẩn trọng về vấn đề kĩ thuật và việc chăm nuôi hàng ngày, sai một li sẽ có ảnh hƣởng lớn đến kết quả nuôi trồng” [Thảo luận nhóm, 2015]. Phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động chăn nuôi và trồng trọt, trong khi nam giới đóng vai trò cốt cán và quan trọng trong các hoạt động nuôi trồng thủy sản ở địa phƣơng.
Về hoạt động nuôi trồng thủy sản, hiện nay hoạt động ngƣ nghiệp ở xã có hai loại là nƣớc lợ và nƣớc ngọt. Nuôi trồng nƣớc ngọt chiếm diện tích không đáng kể, chỉ khoảng 40ha nằm rải rác trong các hộ gia đình. Phần lớn diện tích ngƣ nghiệp còn lại là mặn lợ, chiếm khoảng 713 ha đất phía ngoài đê biển với 3 hình thức chính là i) nuôi trồng hải sản, gồm nuôi ngao và làm đầm, ii) khai thác hải sản tự nhiên, gồm khai thác sử dụng công cụ thô sơ và công cụ hiện đại và iii) thƣơng mại thủy sản [Báo cáo KTXH xã Giao Xuân, 2014].
Theo báo cáo của xã Giao Xuân, mức độ đa dạng nguồn lợi thủy sản của vùng bãi bồi huyện Giao Thủy nói chung, Vƣờn Quốc gia Xuân Thủy nói riêng đƣợc đánh giá rất cao và nhiều loài có giá trị cao về cả kinh tế lẫn khoa học thuộc bộ cá vƣợc, cá trích. Nhóm giáp xác sinh sống trong hệ sinh thái ven biển của xã tƣơng đối đa dạng, trong đó có các loài nhƣ cua bùn, các loài ghẹ và họ tôm rảo, và tôm vàng. Ngao và nghêu là hai loại đƣợc nuôi trồng phổ biến nhất ở bãi bồi xã Giao Xuân và đem lại giá trị kinh tế rất lớn cho ngƣời nuôi. Hầu hết các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao đối với ngƣời dân xã Giao Xuân từ lâu nay bị suy giảm về trữ lƣợng phân bố trong tự nhiên, cả những loài bản địa nhƣ ngao đỏ, don, móng tay.
Hiện nay chủ yếu các vây nuôi ngao trong các bãi triều, thiếu quy hoạch và chủ yếu là các vây có diện tích nhỏ (1-2ha). Để tham gia nuôi ngao, hộ nuôi ngao phải có tiềm năng kinh tế cao (hộ khá hoặc giàu), đó là một thách thức đáng kể cho bất cứ hộ dân nào và khó có cơ hội cho hộ nghèo nuôi ngao. Để nuôi một hecta ngao, chi phí năm đầu tiên lên đến trên 600 triệu đồng, chi phí năm thứ 2 tuy ít hơn nhƣng cũng đến vài trăm triệu. Chi phí cho cả một vụ nuôi xấp xỉ trên dƣới một tỉ đồng trên một hecta. Nhƣ vậy muốn nuôi ngao đa số hộ nuôi cần vốn vay từ ngân
hàng. Điều này giúp lý giải một phần tại sao không có một phụ nữ nào là chủ của các cơ sở nuôi trồng thủy sản ở địa phƣơng vì công việc nuôi trồng thủy sản thƣờng đòi hỏi vay vốn ngân hàng, có tài sản thế chấp, có quyết định giao cho thuê đất và hợp đồng thuê đất kèm theo hoàn thành mọi nghĩa vụ tài chính. Trong trƣờng hợp này, ngƣời phụ nữ thƣờng yếu thế hơn so với nam giới. Các nghiên cứu do các tổ chức phi chính phủ thực hiện tại xã trong quá trình thiết kế các can thiệp sinh kế cho thấy trong các hoạt động nuôi trồng thủy sản và đánh bắt tự nhiên, nam giới đóng vai trò chủ đạo trong tất cả các khâu từ chọn giống, thả nuôi tới chăm nom và thu hoạch trong nuôi trồng thủy sản. Đối với đánh bắt thủy hải sản tự nhiên, phụ nữ chủ yếu tham gia đánh bắt hoạt động quy mô nhỏ, sản lƣợng thấp và bán cá trong khi đó, nam giới thƣờng đánh bắt với công nghệ cao và sản lƣợng lớn [MCD, 2014].
Thông tin thu thập về quyền sử dụng đất ở cho thấy trong 208 ngƣời trả lời phỏng vấn theo bảng hỏi, có đến 40% giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đứng tên chồng, trong khi chỉ có 26% có tên của cả vợ và chồng, tên vợ là 14% và tên ngƣời khác (trong trƣờng hợp cha mẹ cho đất nhƣng đất vẫn đứng tên cha mẹ) là 20%. Điều này cho thấy sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới trong việc sở hữu đất ở và điều này cho thấy nếu phải sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng, nam giới sẽ có nhiều thuận lợi hơn và chủ động hơn để đầu tƣ cho các hoạt động sinh kế. Tiếp cận với các nguồn lực đầu vào trong sản xuất cũng sẽ ảnh hƣởng đến năng lực ứng phó của mỗi cá nhân trong cộng đồng.
Nhƣ đã nói ở trên, các hoạt động nuôi trồng thủy sản không chỉ liên quan đến vốn, kiến thức và còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Qua phỏng vấn với ngƣời dân địa phƣơng và tham vấn tháng 5 năm 2014 do tổ chức phi chính phủ Oxfam và MDC thực hiện tại xã Giao Xuân về nuôi trồng thủy sản cho thấy hầu hết các chủ nuôi dự báo vụ nuôi thả ngao năm 2014 là lỗ vì đầu năm thời tiết nồm ấm bất thƣờng, ngao chết nhiều kéo dài. Nuôi trồng thủy sản có nhiều rủi ro, một vụ thất bát là chủ nuôi có thể trắng tay, nguy cơ đói nghèo có thể trở lại. Chính vì các yêu cầu về nuôi ngao, đa số chủ của các đầm nuôi ngao là nam giới và nhiều ngƣời trong số họ không phải là ngƣời địa phƣơng.
Thực tế không chỉ khó khăn trong việc tiếp cận và sở hữu nguồn vốn để gây dựng sản xuất nuôi trồng thủy sản, công việc này còn đòi hỏi các kĩ thuật nuôi trồng
thủy sản phức tạp và đòi hỏi kiến thức cập nhật chuẩn xác hơn so với trồng trọt. Ngƣời tham gia nuôi trồng thủy sản cần có hiểu biết và đƣợc tập huấn thƣờng xuyên về thực hành nuôi trồng thủy sản tốt. Đây là những trở ngại đáng kể cho phụ nữ nói chung trong việc làm chủ hoặc đóng vai trò chủ chốt nếu gia đình có cơ sở nuôi trồng thủy sản vì nói chung hiện tại nam giới nắm vững kỹ thuật và đƣợc tập huấn thƣờng xuyên hơn.
Theo báo cáo của xã, trƣớc kia xã có nhiều đầm nuôi tôm sú, từ năm 2004 đến này nuôi đầm thua lỗ liên tục nên các hộ nuôi trồng thủy sản tập trung nhiều vào nuôi ngao. Theo đó, nguyên nhân nuôi tôm thất bại là do nguồn nƣớc ô nhiễm, nƣớc bẩn, tôm không sống đƣợc. Ngoài ra các dịch vụ chăm sóc (thuốc chữa bệnh, chăm sóc, con giống…) còn yếu kém.
Nói đến sinh kế xã Giao Xuân thì không thể nói đến vùng bờ Giao Xuân thuộc rừng quốc gia Xuân Thủy. Đây là nguồn lợi thủy sản, nguồn lợi này là vùng tập trung nhiều nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú. Nguồn lợi này đang hàng này góp phần không nhỏ vào thu nhập của mỗi hộ gia đình và thu nhập chung của xã