Hệ khái niệm công cụ

Một phần của tài liệu Gender and climate change study (Trang 47)

Chương 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Hệ khái niệm công cụ

2.1.1. Biến đổi khí hậu

Theo Điều 1, điểm 2 của Công ƣớc Khung của LHQ về BĐKH (UNFCCC) năm 1992, BĐKH là sự biến đổi của khí hậu do hoạt động của con ngƣời gây ra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và do sự biến động tự nhiên của khí hậu quan sát đƣợc trong những thời kì có thể so sánh đƣợc. Ở Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng đã định nghĩa về BĐKH là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc sự dao dộng của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thƣờng là vài thập kỉ hoặc dài hơn.

Trong trao đổi cấp quốc gia đầu tiên của Việt Nam với Công ƣớc Khung của Liên hợp quốc về BĐKH (tên tiếng anh là UNFCCC), các dự báo chi tiết về biểu hiện của BĐKH đã đƣợc đề cập.

Nhiệt độ trung bình dự báo tăng 2.5°C đến năm 2070. Nhiệt độ trung bình trong nội địa (tập trung chủ yếu ở khu vực cao nguyên) sẽ tăng 2.5°C trong khi nhiệt độ trung bình khu vực duyên hải có thể tăng 1.5°C.

Nhiệt độ cao nhất và thấp nhất trung bình năm cũng đƣợc dự báo tăng; và số ngày trong năm có nhiệt độ cao hơn 25°C cũng sẽ tăng. Hiện tƣợng này sẽ làm ảnh hƣởng tới các hệ sinh thái, mùa màng, và sức khỏe con ngƣời.

Khu vực phía bắc và phía nam chịu tác động của gió mùa tây nam, nhƣng lƣợng mƣa sẽ giảm trong tháng 7, tháng 8 và tăng vào tháng 9, 10, và 11. Ở trung bộ, vào năm 2070, lƣợng mƣa sẽ tăng khoảng 19% trong mùa mƣa.

Tốc độ thoát-bốc hơi nƣớc sẽ tăng do nhiệt độ tăng. Vì mƣa sẽ chủ yếu tập trung vào mùa mƣa nên lƣợng mƣa trong mùa khô ở trung bộ sẽ giảm vào năm 2070 và hạn hán sẽ xảy ra thƣờng xuyên hơn.

Mực nƣớc biển ở Việt Nam đã tăng 5cm trong vòng 30 năm qua. Mực nƣớc biển đƣợc dự báo sẽ tăng 9cm vào năm 2010, 33cm khi bƣớc vào năm 2050, 45cm vào năm 2070, và một mét (m) vào năm 2100.

Trong những năm vừa qua, các cơn bão đổ bộ vào Việt Nam trong tháng 8 ở miền bắc, tháng 10 ở miền trung, và tháng 11 ở miền nam. Nhƣng theo quan sát, mùa bão ngày càng bắt đầu muộn hơn và lui dần về phía nam trong những năm vừa qua.

- BĐKH sẽ làm tăng nhiệt độ bề mặt biển ở các vĩ độ cao hơn trên khu vực Thái bình dƣơng, khiến cho bão nhiệt đới xảy ra thƣờng xuyên ở khu vực tây bắc Thái bình dƣơng ảnh hƣởng tới Việt Nam.

2.1.2. Thích ứng với biến đổi khí hậu

Năm 2008, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng đã đƣa ra định nghĩa về khái niệm “thích ứng”, theo đó thích ứng là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con ngƣời đối với hoàn cảnh hoặc môi trƣờng thay đổi nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thƣơng do dao động hoặc BĐKH hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do nó mang lại [Bộ TNMT, 2008]. Nhƣ vậy thích ứng bao gồm những hoạt động điều chỉnh trong các hệ thống tự nhiên và con ngƣời để đối phó với những tác động có thể có của BĐKH, làm giảm bớt sự nguy hại hoặc khai thác những cơ hội có lợi từ BĐKH. Các hoạt động thích ứng đƣợc thực hiện nhằm giảm thiểu khả năng bị tổn thƣơng trƣớc tác động của BĐKH cũng cần đƣợc hỗ trợ để tăng cƣờng năng lực thích ứng với BĐKH.

Về cơ bản, thuật ngữ thích ứng BĐKH thƣờng đƣợc dùng để chỉ việc ứng phó với những thay đổi theo xu thế dài hạn của khí hậu và những thay đổi về môi trƣờng do khí hậu gây ra. Thông thƣờng thuật ngữ này không chỉ những "điều chỉnh" ngắn hạn để ứng phó với các biến động ngắn hạn của khí hậu. Ví dụ nhƣ nông dân nuôi tôm ở Việt Nam thƣờng xuyên thay đổi canh tác và giá cả theo dự đoán thu hoạch dựa trên điều kiện thời vụ. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai hình

thức điều chỉnh ngắn hạn và dài hạn là không rõ ràng. Trong thực tế, thích ứng có thể tiến hành theo từng bƣớc, nhƣ ngƣời dân và các tổ chức thực hiện hàng loạt các điều chỉnh ngắn hạn. Phạm vi của các hành động thích ứng là rất rộng. Thích ứng không đƣợc hiểu theo một nghĩa hạn hẹp và có thể đƣợc thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ, thích ứng có thể gồm các hành động bảo vệ sinh kế và đời sống, duy trì sức khỏe cộng đồng, duy trì nền kinh tế và các nguồn lực, và ngăn chặn suy thoái môi trƣờng. Những hành động thích ứng này có thể đƣợc thực hiện theo biện pháp công nghệ (ví dụ nhƣ tăng cƣờng phòng chống lũ), biện pháp về hành vi (ví dụ nhƣ thay đổi chế độ ăn uống của ngƣời dân khi một loại cây lƣơng thực nào đó ít đƣợc canh tác), biện pháp về quản lý (ví dụ nhƣ lập kế hoạch phân bổ nƣớc trong hệ thống thủy lợi) hoặc biện pháp về chính sách (ví dụ nhƣ thay đổi ƣu tiên trong y tế để phù hợp với thay đổi về rủi ro bệnh tật). Đối với ngành nông nghiệp ở Việt Nam, các hành động thích ứng có thể là rất quan trọng. Nhiều sức ép về khí hậu ảnh hƣởng đến các hoạt động sinh kế này của ngƣời dân và rất nhiều ngƣời nghèo và ngƣời dễ bị tổn thƣơng phụ thuộc vào các hoạt động sinh kế này, đặc biệt là phụ nữ nông thôn và các nhóm dân tộc thiểu số. Thích ứng có thể thực hiện ở bất kỳ quy mô nào, theo các chƣơng trình và chiến lƣợc của các tổ chức quốc tế đối với các hành động đƣợc thực hiện bởi các cá nhân và các hộ gia đình. Các cuộc thảo luận quốc tế thƣờng tập trung vào việc thúc đẩy thích ứng dự phòng - "thích ứng thực hiện trƣớc khi xảy ra tác động của BĐKH"- hay là thích ứng chủ động. Điều này nhấn mạnh sự cần thiết để thực hiện các bƣớc điều chỉnh trƣớc khi có thể xảy ra các tác động của BĐKH, để cộng đồng, xã hội chủ động chuẩn bị đối với những thay đổi và làm giảm tác động và gánh nặng chi phí trong tƣơng lai.

Bản báo cáo đánh giá lần thứ hai của nhóm công tác II của Ủy ban Liên Chính phủ về thay đổi khí hậu (IPCC) đã đề cập và mô tả 288 phƣơng pháp thích ứng khác nhau. Cách phân loại phổ biến là chia các phƣơng pháp thích ứng thành 8 nhóm nhƣ sau.

(1). Chấp nhận tổn thất: Tất cả các phƣơng pháp thích ứng khác có thể đƣợc so sánh với cách phản ứng cơ bản “không làm gì cả”, ngoại trừ chịu đựng hay chấp nhận những tổn thất. Về mặt lý thuyết, chấp nhận tổn thất xảy ra khi bên chịu tác động không có khả năng chống chọi lại bằng bất cứ cách nào (ví dụ ở cộng đồng

nghèo khó) hay ở nơi mà giá phải trả cho các hoạt động thích ứng là cao so với sự rủi ro và các thiệt hại có thể.

(2). Chia sẻ tổn thất: loại phản ứng thích ứng này liên quan đến việc chia sẻ những tổn thất giữa một cộng đồng dân cƣ lớn. Cách thích ứng này thƣờng xảy ra trong một cộng đồng truyền thông và trong xã hội công nghệ cao, phức tạp. Trong xã hội truyền thống, nhiều cơ chế tồn tại để chia sẻ tổn thất giữa cộng đồng mở rộng, nhƣ là giữa các hộ gia đình, họ hàng, thôn bản…Mặt khác, với các cộng đồng lớn phát triển cao thì sự chia sẻ tổn thất thông qua cứu trợ cộng đồng, phục hồi và tái thiết bằng các nguồn quỹ cộng đồng, hoặc cũng có thể thông qua bảo hiểm cá nhân.

(3). Làm thay đổi nguy cơ: ở mức độ nào đó, con ngƣời có thể kiểm soát đƣợc những mối nguy hiểm từ BĐKH. Đối với một số hiện tƣợng tự nhiên nhƣ lũ lụt, hạn hán thì những biện pháp thích hợp là công tác đắp đập, đào mƣơng, đắp đê…để kiểm soát lũ lụt. Có thể điều chỉnh làm chậm tốc độ BĐKH bằng cách giảm phát thải khí nhà kính và cuối cùng là ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí.

(4). Ngăn ngừa các tác động: là một hệ thống các phƣơng pháp thƣờng dùng để thích ứng từng bƣớc và ngăn chặn các tác động của biến đổi và bất ổn định khí hậu, ví dụ, trong lĩnh vực nông nghiệp là thay đổi trong quản lý mùa vụ nhƣ tăng tƣới tiêu, chăm bón thêm, kiểm soát côn trùng và sâu bệnh gây hại.

(5). Thay đổi cách sử dụng: áp dụng khi những rủi ro của BĐKH ngăn cản hoặc tạo sự mạo hiểm cho sự tiếp tục của các hoạt động phát triển kinh tế. Ví dụ, nông dân có thể sử dụng các giống cây chịu hạn tốt hoặc các giống cây chịu đƣợc độ ẩm đất thấp. Tƣơng tự, đất trồng trọt có thể chuyển đổi sang đất trồng cỏ hay rừng, hoặc có những cách sử dụng khác nhƣ làm khu vui chơi giải trí, làm nơi trú ẩn của động vật hoang dã…

(6). Thay đổi, chuyển địa điểm: một sự đối phó mạnh mẽ hơn là thay đổi, chuyển địa điểm các hoạt động kinh tế. ví dụ, việc di chuyển các cây trồng chính và vùng canh tác ra khỏi khu vực khô hạn đến một khu vực mát mẻ, thuận lợi hơn và có thể sẽ thích hợp hơn cho các cây trồng trong tƣơng lai.

(7). Nghiên cứu khoa học, công nghệ: đây là quá trình thích ứng có thể đƣợc phát triển bằng cách nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học, công nghệ mới và phƣơng pháp mới về thích ứng.

(8). Giáo dục, thông tin và khuyến khích thay đổi hành vi: Đây là một kiểu hoạt động thích ứng khác là sự phổ biến kiến thức thông qua các chiến dịch thông tin công cộng và giáo dục, dẫn đến việc thay đổi hành vi. Hiểu biết về sự thích ứng với BĐKH cũng có thể đƣợc nâng cao bằng cách nghiên cứu kỹ sự thích ứng với khí hậu hiện tại và khí hậu tƣơng lai. Thích ứng với khí hậu hiện tại không giống nhƣ thích ứng với khí hậu trong tƣơng lai và điều đó ảnh hƣởng đến quyết định lựa chọn phƣơng thức thích ứng.

Nghiên cứu này tập trung xem xét các tác động của BĐKH đến phụ nữ và nam giới từ lăng kính giới, có nghĩa là xem xét các tác động này cụ thể thông qua các hoạt động sản xuất nông nghiệp, sự thay đổi và thích ứng của ngƣời dân đối với BĐKH và bình đẳng giới. Nếu BĐKH đƣợc xem là một thách thức to lớn đối với sự phát triển của loài ngƣời, những phân tích tác động cụ thể đối với phụ nữ và nam giới, sự tác động và trải nghiệm BĐKH khác nhau sẽ đòi hỏi các chính sách và biện pháp can thiệp khác nhau, đây cũng chính là một yếu tố quan trọng làm nên các chính sách có nhạy cảm giới. Điều này sẽ đóng góp tích cực cho sự phát triển bình đẳng và bền vững.

Thích ứng với BĐKH sẽ tập trung phân tích xem xét từ ba khía cạnh chính sau đây

- Thay đổi trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp nhằm giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực gây ra do BĐKH

- Thay đổi trong các hoạt động phi sản xuất nhằm giảm các tác động xấu gây ra bởi BĐKH

- Sự tham gia của ngƣời dân vào các hoạt động ứng phó với BĐKH trong các hoạt động cộng đồng.

2.1.3. Giảm nhẹ biến đổi khí hậu

Theo báo cáo đánh giá thứ 4 của Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH [IPCC, 2007], phát thải khí nhà kính toàn cầu tăng lên kể từ các thời kỳ tiền công nghiệp hóa, với mức tăng 70% từ năng 1970 đến 2004. Với những chính sách giảm nhẹ

BĐKH hiện tại và thực tiễn phát triển bền vững liên quan, việc phát thải khí nhà kính toàn cầu sẽ tiếp tục gia tăng trong một vài thập kỷ tới [IPCC, 2007]. Do đó việc nghiên cứu về thích ứng và giảm nhẹ BĐKH đóng vai trò quan trọng cho việc đề xuất và thực thi các chính sách, chiến lƣợc nhằm thích ứng và giảm nhẹ BĐKH. Một số khái niệm về giảm nhẹ BĐKH đƣợc đƣa ra nhƣ sau:

 Là sự can thiệp của con ngƣời nhằm giảm nguồn phát thải khí nhà kính và tăng bể chứa khí nhà kính [IPCC, 2001].

 Là những thay đổi về kỹ thuật và các giải pháp thay thế nhằm giảm nguồn phát thải khí nhà kính. Mặc dù một số chính sách về xã hội, kinh tế và kỹ thuật có thể giảm sự phát thải khí nhà kính, giảm nhẹ BĐKH mang nghĩa thực thi các chính sách nhằm giảm nhẹ khí nhà kính và tăng bể chứa các khí nhà kính [IPCC, 2007].

 Là sự can thiệp của con ngƣời nhằm giảm nguồn phát thải hoặc tăng bể chứa các khí nhà kính. Ví dụ việc sử dụng năng lƣợng hóa thạch một cách hiệu quả hơn cho các hoạt động công nghiệp hoặc sản xuất điện, chuyển sang sử dụng các nguồn năng lƣợng tái tạo (năng lƣợng mặt trời và năng lƣợng gió) và mở rộng diện tích rừng và các bể chứa khác nhằm giảm nhẹ CO2 trong khí quyển [UNFCCC, 2011].

Nhƣ vậy có thể thấy, các khái niệm giảm nhẹ BĐKH đƣợc đƣa ra đều tập trung vào hai mục tiêu chính là giảm nguồn phát thải khí nhà kính và tăng bể chứa khí nhà kính. Trong đó, khái niệm giảm nhẹ BĐKH do IPCC (2007) đề xuất là khái niệm đầu tiên tổng quát nhất và đầy đủ nhất về các mặt của giảm nhẹ cũng nhƣ việc thực thi chiến lƣợc giảm nhẹ BĐKH. Dù giảm nhẹ BĐKH là một trong những can thiệp quan trọng khi nói đến BĐKH nhƣng trong nghiên cứu này, các phân tích về sự tham gia của phụ nữ và nam giới trong các hoạt động ứng phó với BĐKH chỉ tập trung vào các hoạt động thích ứng với BĐKH.

2.1.4. Bình đẳng giới, quan hệ giới và vấn đề giới Bình đẳng giới

Giới là một thuật ngữ xã hội học bắt nguồn từ môn Nhân loại học nghiên cứu về vai trò, trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quy định cho nam và nữ, bao gồm việc phân chia lao động, các kiểu phân chia lao động, các kiểu phân chia, các nguồn

và lợi ích. Giới đề cập đến các quy tắc tiêu chuẩn theo nhóm tập thể chứ không theo thực tế cá nhân. Có thể định nghĩa ngắn gọn, giới là quan hệ xã hội giữa nam và nữ và cách thức mối quan hệ xã hội đó đƣợc xây dựng nên trong xã hội [Lê Thị Quý, 2009]. Nhƣ vậy, giới là khái niệm để chỉ quan niệm xã hội về vai trò của phụ nữ và nam giới, trẻ em trai và trẻ gái cũng nhƣ mối quan hệ xã hội giữa phụ nữ và nam giới. Những quan niệm và mối quan hệ này do xã hội tạo ra và đƣợc học hỏi trong quá trình xã hội hóa. Do đó trong các bối cảnh xã hội và thời điểm khác nhau thì những quan niệm, cơ hội và mối quan hệ giữa phụ nữ và nam giới khác nhau và có thể thay đổi đƣợc. Giới xác định những gì đƣợc mong đợi, đƣợc cho phép và tạo nên giá trị cho phụ nữ và nam giới trong những bối cảnh cụ thể. Trong hầu hết xã hội đều có sự khác biệt và bất bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới trong trách nhiệm đƣợc phân công, hoạt động thực hiện, sự tiếp cận và kiểm soát nguồn lực cũng nhƣ cơ hội ra quyết định. Theo Luật bình đẳng giới đƣợc phê duyệt năm 2006 của Việt Nam, giới đƣợc quy định là đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội.

Theo LHQ, BĐG nói đến sự bình đẳng về quyền con ngƣời, trách nhiệm và cơ hội giữa phụ nữ và nam giới, trẻ em trai và trẻ em gái. Bình đẳng không có nghĩa là phụ nữ và nam giới sẽ là nhƣ nhau mà có nghĩa là quyền con ngƣời, trách nhiệm và cơ hội của phụ nữ và nam giới sẽ không phải phụ thuộc vào việc họ là phụ nữ hay nam giới [LHQ, 2008]. Bình đẳng giới không phải là vấn đề của phụ nữ mà phải là mối quan tâm và sự tham gia của nam giới cũng nhƣ phụ nữ trong quá trình thúc đẩy.

Một phần của tài liệu Gender and climate change study (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)