Định tội danh theo mặt chủ quan của tội phạm

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TÌM HIỂU QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP: Chương 2: Một số lý luận thực tiễn về định tội danh với hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp ppt (Trang 38 - 41)

Mặt chủ quan của tội phạm được hiểu là mặt bên trong của tội phạm thể hiện tâm lý của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội mà họ đã thực hiện và đối với hậu quả nguy hiểm do hành vi đĩ gây ra. Mặt chủ quan của tội phạm nĩi chung bao gồm lỗi, động cơ, mục đích phạm tội [71,tr.99]. Mặt chủ quan của tội xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp bao gồm 2 dấu hiệu bắt buộc: lỗi và mục đích phạm tội.

 Lỗi:

Lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đĩ gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vơ ý [71,tr.101].

Đối với tội xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp, lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Nghĩa là về lý trí, người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi đĩ; và về ý chí, người phạm tội mong muốn cho hậu quả xảy ra, hoặc tuy khơng mong muốn nhưng cĩ ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra [71,tr.105,107]. Khi định tội danh đối với tội xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp, cần chứng minh được rằng người thực hiện hành vi chiếm đoạt, sử dụng bất hợp pháp các đối tượng sở hữu cơng nghiệp đang được bảo hộ tại Việt Nam nhận thức rõ rằng hành vi đĩ của mình là nguy hiểm cho xã hội, vì nhắm đến lợi ích của mình trong hoạt động kinh doanh mà họ mong muốn, hoặc để mặc hậu quả nguy hiểm của hành vi của mình mà họ đã thấy trước xảy ra cho xã hội.

Mục đích phạm tội là kết quả trong ý thức chủ quan mà người phạm tội đặt ra phải đạt được khi thực hiện hành vi phạm tội [71,tr.115].

Đối với tội “xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp”, pháp luật quy định chỉ cấu thành tội phạm khi người phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội vì mục đích “kinh doanh”. Kinh doanh, theo nghĩa hẹp, được hiểu là mọi hoạt động tổ chức mua bán để thu lời [78,tr.353], tức là hoạt động xảy ra trong quá trình lưu thơng, phân phối sản phẩm. Theo nghĩa rộng, kinh doanh là một hoạt động nhằm mục đích thu lợi nhuận, bao gồm cả trong quá trình tổ chức sản xuất, lưu thơng và phân phối sản phẩm. Mục đích “kinh doanh” ở đây cần phải được hiểu theo nghĩa rộng, tức là mục đích thu lợi nhuận cho hoạt động tổ chức sản xuất, lưu thơng và phân phối sản phẩm.

“Mục đích phạm tội”, mà cụ thể ở đây là mục đích “kinh doanh”, là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm của tội xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp. Đây là trường hợp mà hành vi khách quan khơng phản ánh được mục đích phạm tội. Bản thân hành vi chiếm đoạt, sử dụng các đối tượng sở hữu cơng nghiệp đang được bảo hộ tại Việt Nam cùng với các dấu hiệu khách quan khác chưa đủ nguy hiểm đáng kể cho xã hội, chỉ khi đặt nĩ trong mối quan hệ với mục đích phạm tội là “kinh doanh” thì tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội tăng lên, hành vi trở nên nguy hiểm đáng kể cho xã hội và bị coi là tội phạm. Vì vậy, trong quá trình định tội danh, chủ thể định tội phải chứng minh được hành vi chiếm đoạt, sử dụng bất hợp pháp các đối tượng sở hữu cơng nghiệp đang được bảo hộ tại Việt Nam được thực hiện vì mục đích kinh doanh của người phạm tội: thu lợi nhuận trong quá trình tổ chức sản xuất, lưu thơng, phân phối sản phẩm.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TÌM HIỂU QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP: Chương 2: Một số lý luận thực tiễn về định tội danh với hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp ppt (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w