Đặc điểm khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự biến đổi và tác động của hiện tượng hạn hán tại tỉnh gia lai luận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 41)

CHƢƠNG 2 ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4. Đặc điểm khu vực nghiên cứu

2.4.1. Điều kiện tự nhiên

2.4.1.1. Vị trí địa lý

Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm ở phía bắc Tây Nguyên trên độ cao trung bình 700 - 800 mét so với mực nƣớc biển. Tỉnh Gia Lai trải dài từ 12°58'20" đến 14°36'30" vĩ Bắc, từ 107°27'23" đến 108°54'40" kinh Đông. Phía Đông của tỉnh giáp với các tỉnh là Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên. Phía Tây giáp tỉnh Ratanakiri thuộc Campuchia, có đƣờng biên giới chạy dài khoảng 90 km. Phía Nam giáp tỉnh Đắk Lắk, và phía Bắc giáp tỉnh Kon Tum.

Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Gia Lai

Nguồn: [39] 2.4.1.2. Đặc điểm địa hình

Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và nghiêng từ Đông sang Tây, chia thành 3 dạng chính: địa hình đồi núi; địa hình cao nguyên; địa hình thung lũng, đƣợc phân bố dọc theo các sông, suối, khá bằng phẳng, ít bị chia cắt.

Phân hóa khí hậu quan trọng nhất liên quan đến điều kiện địa hình là phân hóa giữa vùng phía Đông và phía Tây Trƣờng Sơn, do tác động của hoàn lƣu gió mùa đối với hai sƣờn của cao nguyên có mặt hƣớng đối lập, thể hiện rõ nhất trong biến trình năm của các yếu tố khí hậu trƣớc hết là mƣa, ẩm. Phân hóa khí hậu theo độ cao địa lý thể hiện chủ yếu và lƣợng các đặc trƣng trung bình của các yếu tố bức xạ, nhiệt, mƣa và các đặc trƣng phức tạp của chúng.

Trong điều kiện vĩ độ thấp, độ cao mặt trời ít thay đổi trong năm, sự tiếp nhận năng lƣợng bức xạ mặt trời ở sƣờn Đông và sƣờn Tây khác nhau nhiều hơn so với sự chênh lệch giữa sƣờn Bắc và sƣờng Nam. Nhìn chung, hệ quả này làm cho

sƣờn Tây nóng hơn sƣờn Đông.

2.4.1.3. Khí hậu

Gia Lai thuộc vùng khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa. Những đặc điểm quan trọng nhất của khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa là:

- Có tổng lƣợng bức xạ thực tế và bức xạ hấp thu vào loại cao nhất trong cả nƣớc (tƣơng đƣơng với vùng đồng bằng ven biển miền Trung và Nam Trung Bộ). Cƣờng độ bức xạ lớn, nhất là bức xạ trực tiếp. Cực đại của bức xạ tổng cộng xuất hiện vào mùa xuân, cực tiểu vào mùa thu. Tuy nhiên, cán cân bức xạ vào loại trung bình.

- Nền nhiệt độ tƣơng đối cao, nhiệt độ trung bình năm ở độ cao 600 – 1000m vào khoảng 19 – 210C và tổng nhiệt độ năm 7000 – 80000. Biên độ nhiệt năm nhỏ (3 – 50C), trong khi biên độ nhiệt ngày thuộc loại lớn nhất nƣớc ta (9 - 110C), tƣơng đƣơng với vùng núi Tây Bắc.

- Nhiệt độ thấp nhất hàng năm phần lớn đều dƣới 150C ở những vùng dƣới 500m, dƣới 100C đối với những vùng trên 800m và dƣới 50C đối với những vùng trên 1500m.

- Mƣa nhiều, phần lớn diện tích có lƣợng mƣa năm trên 2000mm nhƣng chênh lệch rất lớn giữa nơi mƣa nhiều nhất (trên 3000mm/năm, tƣơng đƣơng với những vùng mƣa lớn ở Việt Nam) và nơi mƣa ít nhất (dƣới 1200mm/năm, tƣơng đƣơng với những vùng ít mƣa ở nƣớc ta). Lƣợng mƣa tập trung vào thời kỳ gió mùa Tây Nam (chiếm 80% lƣợng mƣa năm).

- Các yếu tố khí hậu, thời tiết biến đổi theo mùa, nổi bật nhất là thời kỳ gió mùa Tây Nam, ẩm. Sự hình thành hai thời kỳ gió mùa Đông Bắc, ẩm ứng với gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông dẫn đến sự biến dạng trong biến trình năm của một số yếu tố và đặc trƣng khí hậu khác nhƣ nhiệt độ, lƣợng bốc hơi, mây, nắng... o với biến trình ở các vùng khí hậu nhiệt đới thông thƣờng.

Khí hậu và thổ nhƣỡng Gia Lai rất thích hợp cho việc phát triển nhiều loại cây công nghiệp ngắn và dài ngày, chăn nuôi và kinh doanh tổng hợp nông lâm nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao.

2.4.1.4. Các nguồn tài nguyên

đƣợc hình thành trên nhiều loại đá mẹ thuộc 7 nhóm chính: đất phù sa, đất xám, đất đen, đất đỏ, đất mùn vàng đỏ, Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá. Phần lớn đất đai màu mỡ, giàu chất dinh dƣỡng, đất có tầng dày canh tác rất phù hợp với phát triển cây trồng mà đặc biệt là cây công nghiệp lâu ngày. Các vùng thung lũng và khu vực đất bằng có nhiều sông suối chảy qua, thuận lợi cho việc mở rộng diện tích sản xuất đất nông nghiệp và phát triển nuôi trồng thủy sản.

* Tài nguyên nước

Có 2 hệ thống sông lớn trên địa bàn tỉnh Gia Lai: Sông Ba và sông Sê San: Sông Ba bắt nguồn từ vùng núi Kon Plon chảy qua các huyện K'Bang, An Khê, Kon Chro, đến Đông Bắc thị trấn Ayun Pa gặp nhánh Iayun hợp lại và xuôi v ề tỉnh Phú Yên. Sông có diện tích lƣu vực 1283km2. Về mùa lũ có lƣu lƣợng nƣớc 94,5 m3/s, mức nƣớc có thể dâng tới 7 - 9m, vào mùa kiệt lƣu lƣợng nƣớc chỉ khoảng 5-8m3/s (tại An Khê).

Do bắt nguồn từ vùng núi cao qua nhiều dạng địa hình có cấu tạo địa chất phức tạp, lòng sông sâu, dốc, sản phẩm phù sa thô, tạo nên dải đất phù sa hẹp vài chục mét ven sông ở khu vực An Khê, đến vùng hạ lƣu (huyện Ayun Pa và Krong Pa) tạo thành dải đất phù sa khá lớn, sản phẩm phù sa mịn hơn.

Sông Ba và nhánh sông Iayun là nguồn cung cấp nƣớc mặt cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong vùng. Nhiều công trình thuỷ điện nhỏ, thuỷ lợi lớn đã đƣợc xây dựng, nhất là hồ Ayun Hạ có khả năng tƣới cho 9.000-9.500 ha lúa 2 vụ và nhiều cây hoa màu khác.

Sông Sê San là ranh giới tự nhiên giữa 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum ở phía Tây Bắc tỉnh Gia Lai, có các nhánh suối của huyện MangYang, K'Bang, Chƣ Pah, Ia Grai đổ vào. Hai bên triền sông là những dải núi cao sƣờn dốc làm hạn chế rất nhiều đến khả năng bồi đắp sản phẩm phù sa. Do có sự chênh lệch độ cao lớn, lòng sông dốc nên có nhiều tiềm năng về thuỷ điện, thuỷ lợi. Một số nơi đã và đang đƣợc xây dựng nhƣ:

- Thuỷ điện: Ryninh. Ialy, Iakha... - Thuỷ lợi: Ia Hrung, Ianăng, Biển Hồ...

Ngoài hệ thống sông Ba và sông Sê San, phía tây tỉnh Gia Lai còn có hệ thống sông Sêrêpôk, gồm các suối ở huyện Chƣprông, Đức Cơ, Chƣ Sê nhƣ Ia Lốp, Ia Hleo, Ia Krel... chảy về phía Tây, đổ vào sông Sêrêpôk của CamPuChia. Diện tích lƣu vực khoảng 1.145km2, ở đây cũng có tiềm năng lớn về thuỷ điện, thuỷ lợi, có các công trình đã xây dựng nhƣ thuỷ điện IađrăngII, Iakrel..., thuỷ lợi Hoàng Ân...

* Tài nguyên Rừng

Rừng tự nhiên là thảm phủ tốt và an toàn nhất đối với sự hình thành và biến đổi đất đai, sau đó là cây lâu năm, các loại cỏ tự nhiên. Thảm phủ không những cung cấp tàn tích hữu cơ cho đất mà còn hạn chế quá trình rửa trôi, xâm thực, trƣớc sự tác động của mƣa, dòng chảy bề mặt. Thảm phủ ngăn chặn quá trình nung nóng bề mặt đất dƣới tác động của nắng, hạn chế tác động của gió.

Do trải rộng trên nhiều vùng khí hậu nên các hệ sinh thái rừng Gia Lai phong phú. Hệ động thực vật phong phú và đa dạng cả về giống, loài và số lƣợng các thể có giá trị. Đặc biệt, có nhiều loài thú quý hiếm.

Rừng ở Gia Lai do nhiều hệ thực vật tạo nên nhƣ: hệ thực vật tại chỗ, hệ thực vật phía Bắc (Bắc Việt Nam- Nam Trung Quốc), hệ thực vật phía Nam (Indonexia- Malayxia).

Các loại thảm thực vật tự nhiên

a. Rừng rậm chủ yếu thƣờng xanh:

Loại rừng này vốn phân bố rất rộng rãi ở nhiều chế độ nhiệt ẩm và trên ph ần lớn các loại đất khác nhau của Tây Nguyên và Gia Lai vốn chiếm một diện tích lớn. Tuy nhiên, do sự tàn phá từ lâu đời và lặp đi lặp lại nhiều lần dƣới hình thức chủ yếu là đốt nƣơng làm rẫy, cho nên đại bộ phận diện tích của chúng đã bị thay thế bởi hàng loạt thảm thực vật thứ sinh khác nhau. Thành phần loại, cấu trúc và nhiều tính chất khác của loại rừng này thay đổi rõ rệt khi đi từ thấp lên cao.

Loại rừng này phân bố ở độ cao chủ yếu từ 600 m trở xuống, ở những nơi có lƣợng mƣa trung bình năm thƣờng lớn đến 2000 - 2500 mm hay hơn nữa, có thời kỳ gió mùa Đông Bắc không dài và khắc nghiệt, trên các loại đất feralit đỏ, đỏ nâu hay vàng nâu, không có lớp đá ong chặt, đƣợc hình thành do sự phong hoá của

nhiều loại đá mẹ khác nhau (bazan đaxit, đá phiến, gtanit.v.v...) hay cả trên phù sa c ổ, nói không có khả năng giữ nƣớc lớn hay gần mức nƣớc ngầm.

Vì đƣợc phát triển dƣới chế độ nhiệt ẩm và thổ nhƣỡng rất thuận lợi cho nên đây là loại rừng có rất nhiều loài cây nói chung, cây gỗ nói riêng, có nhiều cây gỗ to nhất, có trữ lƣợng gỗ trên đơn vị diện tích thuộc loại cao nhất, có nhiều loại gỗ quý cũng nhƣ tỷ trọng gỗ quý trong trữ lƣợng gỗ cao nhất.

b. Rừng rậm nhiệt đới nửa rụng lá:

Phần lớn cây gỗ của tầng trên rụng lá trong thời kỳ gió mùa Đông Bắc, trong khi nhiều cây gỗ của tầng dƣới thƣờng xanh. Loại rừng này ở Tây Nguyên gặp chủ yếu ở địa hình thấp, nơi có lƣợng mƣa ít hơn với thời kỳ gió mùa Đông Bắc kéo dài hơn nên trên đất ít có khả năng giữ nƣớc hơn so với các loại rừng rậm ƣa mƣa và rừng rừng rậm thƣờng xanh thời kỳ gió mùa Tây Nam.

c. Rừng và tràng tre:

Gia Lai rừng và tràng các loài thuộc dƣới họ tre Bambusoideae chiếm một diện tích khoảng 5 ngàn ha. Có ba loại chính là rừng tre, rừng lồ Ô và tràng le, tất cả đều có nguồn gốc thứ sinh và tập trung chủ yếu ở độ cao dƣới 1000m.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Gia Lai còn tồn tại một diện tích rừng thông, rừng khộp, các loại trảng cây bụi và trảng cỏ.

Ngoài ra, Tỉnh Gia Lai còn có nhiều tiềm năng khoáng sản phong phú và đa dạng. Trong đó có những loại có giá trị kinh tế cao nhƣ: Kim loại quý (quặng bôxít, vàng, sắt, kẽm), đá granít, đá vôi, đất sét, cát sỏi xây dựng…

2.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

2.4.2.1. Điều kiện kinh tế

a) Nông nghiệp

Trong những năm gần đây sản xuất nông lâm nghiệp tỉnh Gia Lai đã có bƣớc phát triển, tạo tiền đề để đi vào thế ổn định và phát triển tƣơng đối đồng đều. Thêm vào đó, do tính chất đặc biệt của khí hậu cho phép bố trí một tập đoàn cây trồng, vật nuôi phong phú, đa dạng, có giá trị kinh tế cao; xây dựng các vùng s ản xuất nông nghiệp tập trung có quy mô lớn với những sản phẩm hàng hóa có l ợi thế cạnh

tranh nhƣ cà phê, cao su, hạt điều, mía đƣờng, bông, thuốc lá, chăn nuôi bò...

Một trong những thế mạnh của Gia Lai là sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế là hai cao nguyên đất đỏ bazan (cao nguyên Pleiku và cao nguyên Hà Nừng- chiếm gần 1/3 diện tích đất tự nhiên của tỉnh), vùng đất này rất phù hợp để phát triển cây công nghiệp ngắn và dài ngày.

Tổng diện tích gieo trồng năm 2016 đạt 526.385 ha, bằng 102,15% kế hoạch, tăng 3% so với cùng kỳ. Tổng sản lƣợng lƣơng thực đạt 536.540 tấn, đạt 94,68% kế hoạch, giảm 2,88% so với cùng kỳ.

Chƣơng trình MTQG về xây dựng thôn mới đƣợc tập trung đôn đốc, chỉ đạo thực hiện. Năm 2016 đã công nhận thêm 9 xã đạt chuẩn nông thôn mới, hiện toàn tỉnh có 30 xã đạt chuẩn.

Bảng 2.4. Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành phân theo ngành kinh tế Năm Tổng số Tổng Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ và các hoạt động khác 2007 7797602 7.165.258 606.540 25.805 2008 10765573 9.583.133 1.149.471 32.969 2009 11886475 10.561.999 1.284.848 39.628 2010 15789539 14.379.324 1.369.958 40.257 2011 25936932 23.98.1686 1.908.055 47.191 2012 28.367.979 25.978.401 2.323.044 66.534 2013 31.339.382 28.043.486 3.177.505 118.391 2014 34.265.859 30.674.665 3.467.765 123.429 Sơ bộ 2015 38.820.273 34.202.970 4.453.735 162.568

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Gia Lai, 2016 [3]

Giá trị ngành trồng trọt phân theo nhóm cây trồng sơ bộ 2015 đạt 4.202.970 triệu đồng, trong đó, giá trị sản xuất cây hàng năm (lƣơng thực có hạt, rau, đậu,

hoa, cây cảnh và cây công nghiệp hàng năm) đạt 11.386.256 triệu đồng (chiếm 33,29%); giá trị sản xuất cây lâu năm (bao gồm cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm nhƣ dừa, điều, cà phê, chè, cao su, hồ tiêu…) đạt 22.816.444 triệu đồng (chiếm 66,71%)

Bảng 2.5. Diện tích, sản lƣợng một số loài cây trồng chính tại tỉnh Gia Lai

Đơn vị: ha

Năm Diện tích Sản lƣợng

Tổng số Lúa Ngô Tổng Lúa Ngô

2006 123.064 68.726 54.337 477.593 281.231 196.362 2007 125.142 67.579 57.562 483.468 279.200 204.268 2008 123.605 68.316 55.289 485.387 293.200 192.187 2009 127.151 69.947 57.204 496.602 288.212 208.390 2010 127.281 70.394 56.887 528.832 310.140 218.692 2011 121.152 70.450 50.702 500.967 293.262 207.705 2012 126.735 73.415 53.320 540.997 332.684 208.313 2013 126.630 73.981 52.649 542.928 330.517 212.411 2014 127.759 75.196 52.563 566.738 350.101 216.637 Sơ bộ 2015 126.816 75.225 51.591 552.460 333.123 219.337

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Gia Lai, 2016 [3]

Bảng 2.6. Năng suất lúa tại tỉnh Gia Lai 2006 – 2014

Đơn vị: tạ/ ha

Năm Cả năm Vụ Mùa Vụ Đông Xuân

2006 40,90 34.2 56.2 2007 41,31 34.5 55.9 2008 42,91 36.2 56.5 2009 41,20 34.1 55.7 2010 44,10 37.9 56.3 2011 41,60 39.2 46.15 2012 45,32 38.8 57.56 2013 44,68 39.8 53.89 2014 46,56 40.5 57.87

Bảng 2.7. Diện tích gieo trồng, diện tích thu hoạch và sản lƣợng một số cây lâu năm

Đơn vị: ha Diện tích gieo trồng 2011 2012 2013 2014 2015 Điều 19.390 19.510 17.808 17.055 17.177 Hồ tiêu 7.360 8.401 10.391 13.104 14.505 Cao su 95.704 102.993 105.064 103.001 102.640 Cà phê 77.569 77.688 78.030 79.122 79.732 Chè 1.075 891 880 861 851

Diện tích thu hoạch

Điều 16.534 16.740 16.563 16.584 16.538 Hồ tiêu 5.440 6.221 7.530 10.065 10.909 Cao su 52.599 56.950 58.019 57.311 64.527 Cà phê 75.283 75.481 75.965 76.523 75.854 Chè 1.075 891 871 841 851 Điều 12.633 13.392 13.060 13.855 14.057 Sản lƣợng Hồ tiêu 24.605 28.206 32.497 39.650 43.601 Cao su 79.022 87.532 89.929 81.895 93.564 Cà phê 151.771 166.662 187.439 196.900 201.012 Chè 5.198 6.274 6.710 6.690 6.700

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Gia Lai, 2016 [3]

Cà phê và cao su là hai loại cây lâu năm có diện tích gieo trồng, diện tích thu hoạch và sản lƣợng lớn nhất. Cây cà phê đƣợc trồng nhiều nhất ở các huyện Ia rai (17.102 ha), huyện Chƣ Prông (13.227 ha), huyện Đak Đoa (14.117 ha) theo số liệu thống kê sơ bộ năm 2015, toàn tỉnh có 7932 ha diện tích cây cà phê, trong đó diện tích cho thu hoạch là 75854ha, sản lƣợng suất đạt 201012 tấn.

chăn nuôi tỉnh Gia Lai đạt 4.453.735 triệu đồng, trong đó, chăn nuôi lợn chiếm tỷ trọng nhiều nhất, đạt 2.085.042 triệu đồng (chiếm 46,82%), chăn nuôi trâu, bò đạt 1.974.735 triệu đồng (chiếm 44,34%), chăn nuôi gia cầm đật 298.322 triệu đồng,

Nuôi trồng thủy sản: Sơ bộ đến 2015, huyện Đak Đoa đạt đƣợc giá trị sản phẩm nuôi trồng thủy sản thu đƣợc trên 1 hecta mặt nƣớc cao nhất, đạt 145,4 triệu đồng; tiếp đến là các huyện Ia Pa (137,16 triệu đồng), huyện Đak Pơ (123,7 triệu đồng), huyện Chƣ Prông (đạt 124,74 triệu đồng)…, thấp nhất là huyện Đức Cơ, giá trị sản phẩm thu đƣợc chỉ đạt 51,38 triệu đồng trên 1 hecta mặt nƣớc.

b) Lâm nghiệp

Kết quả thống kê từ 2006 đến 2015 cho thấy xu hƣớng giảm tổng diện tích rừng hiện có trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Trong khi, diện tích rừng tự nhiên giảm xuống thì diện tích rừng trồng có xu hƣớng tăng nhẹ trong một số năm gần đây

Bảng 2.8. Diện tích rừng trồng hiện có theo phân loại rừng

Đơn vị: ha Năm Tổng số Rừng tự nhiên Rừng trồng 2006 761,682 726,137 35,545 2007 719,314 683,190 36,125 2008 717,411 682,264 35,147 2009 715,692 680,435 35,257 2010 699,080 664,237 34,843 2011 719,477 664,877 54,600 2012 720,587 658,958 61,630 2013 719,894 658,566 61,328 2014 623,281 555,807 67,474 Sơ bộ 2015 623,281 555,807 67,474

Nguồn: Niên giám thống kê Gia Lai 2016 [3]

Thực hiện chủ trƣơng chung của ngành về việc xã hội hoá nghề rừng nhằm thu hút các thành phần kinh tế xã hội tham gia quản lý và xây dựng vốn rừng, tỉnh Gia Lai đã và đang thực hiện chƣơng trình giao đất giao rừng có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự biến đổi và tác động của hiện tượng hạn hán tại tỉnh gia lai luận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)