Chỉ số khô hạn Thời kỳ gió mùa Đông Bắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự biến đổi và tác động của hiện tượng hạn hán tại tỉnh gia lai luận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 69 - 72)

CHƢƠNG 2 ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Kết quả tính toán chỉ số khô hạn K

3.3.3. Chỉ số khô hạn Thời kỳ gió mùa Đông Bắc

Khô hạn tại tỉnh Gia Lai chủ yếu xảy ra vào thời kỳ hoạt động của gió mùa Đông Bắc, với tần suất và cƣờng độ cao ở hầu hết các khu vực trên địa bàn nghiên

cứu (Bảng 3.3, Bảng 3.4, Bảng 3.5)

Trạm An Khê có tần suất xảy ra hạn trong thời kỳ gió mùa Đông Bắc là 67%, trong đó hạn hán ở mức khô trở lên chiếm khoảng 19,4%

Trạm Ayunpa và trạm Pleiku có tần suất và mức độ hạn cao hơn nhiều so với trạm An Khê, với tần suất xảy ra hạn lần lƣợt là 95% (trạm Ayunpa) và 98% (trạm Pleiku), hạn hán ra từ mức độ khô đến rất khô chiếm ƣu thế, xấp xỉ 78% ở cả 2 trạm. Chỉ số khô hạn có trị số cao nhất đƣợc ghi nhận vào thời kỳ gió mùa Đông Bắc năm 2006 – 2007, tại trạm Ayunpa (K=17,48) và tại trạm Pleiku (K=17,34) vào năm năm 1982 – 1983.

Các năm xuất hiện khô hạn rất nặng (K > 4) vào thời kỳ gió mùa Đông Bắc theo kết quả tính toán chỉ số K là:

+ Trạm An Khê: Hạn rất nặng vào thời kỳ gió mùa Đông Bắc năm 1982, 1989, 1991, 1992, 1994, 2001, 2004

+ Trạm Ayunpa: 1982, 1983, 1989, 1994, 2001 – 2006, 2004 - 2015

+ Trạm Pleiku: 1980, 1982, 1989, 1991, 1992, 1994, 1997, 2991 – 2003, 2006, 2014, 2015

Phân tích xu thế chỉ số khô hạn thời kỳ gió mùa Đông Bắc trong thời kỳ 1980 – 2016 cho thấy xu thế hạn hán có khả năng tiếp tục tăng lên tại trạm Ayunpa, trong khi tình trạng khô hạn ở trạm Pleiku và trạm An Khê có xu hƣớng giảm xuống.

Hình 3.6.Diễn biến chỉ số khô hạn thời kỳ gió mùa Đông Bắc tại trạm An Khê, trạm Ayunpa, trạm Pleiku thời kỳ 1980 – 2016

Hai chỉ số hạn đều cho thấy có sự tƣơng đồng khá tốt trong việc nắm bắt và mô tả điều kiện khô hạn tại khu vực nghiên cứu. Thống kê chung kết quả tính toán từ chỉ số SPI và chỉ số K, xác định đƣợc những năm có mức độ khô hạn kéo dài và có cƣờng độ cao trên địa bàn tỉnh Gia Lai là: 1981 – 1983, 1989, 1992 - 1994, 1997, 2004, 2006, 2014, 2015. Kết quả nghiên cứu và tính toàn này là phù hợp với điều kiện khô hạn thực tế tại địa phƣơng trong quá khứ. Tuy nhiên, vẫn tồn tại sự chƣa thống nhất về mức độ khô hạn giữa các chỉ số theo phân cấp hạn hán. Thực tế điều kiện khô hạn xảy ra tại tỉnh Gia Lai nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung khá nặng nề trong các năm hạn kể trên, và cũng là những thời kỳ hoạt động mạnh mẽ của hiện tƣợng Elnino. Nhƣ vậy có thể thấy, chỉ số K khá phù hợp với điều kiện thực tế. Điều này có thể đƣợc giải thích do chỉ số SPI chỉ đƣợc tính toán từ lƣợng mƣa, trong khi chỉ số K còn tính đến ảnh hƣởng của lƣợng bốc hơi. Ở một khía cạnh nào đó, chỉ số SPI hoàn toàn có thể mô tả đƣợc điều kiện hạn hán trên khu vực này nếu ngƣỡng phân cấp hạn hán đƣợc xác định lại.

Sự khác biệt về tần suất và xu thế hạn giữa các trạm khí tƣợng là kết quả của sự phân bố không đồng đều theo không gian và thời gian của một số yếu tố khí hậu

(nhiệt độ, lƣợng mƣa, lƣợng bốc hơi) trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Địa hình là một yếu tố địa lý có ảnh hƣởng quan trọng đến sự hình thành khí hậu Tây Nguyên, là nhân tố khí hậu địa phƣơng có thể gây ra những phân hóa khí hậu trong vùng, có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống và sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự biến đổi và tác động của hiện tượng hạn hán tại tỉnh gia lai luận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)