Hỗ Trợ: utnguyen@gmail.com Ý thức chấp hành pháp luật của người sử dụng lao động

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ TÁC HẠI NGHỀ NGHIỆP, BỆNH NGHỀ NGHIỆP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP MAY MẶC CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY, BIỆN PHÁP CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP (Trang 28 - 29)

Ý thức chấp hành pháp luật của người sử dụng lao động

Doanh nghiệp nắm được các quy định của pháp luật về lao động nhưng để tiết kiệm chi phí nên cố tình không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định về trang cấp thiết bị bảo hộ cho người lao động, bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động, không tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, không đo kiểm môi trường lao động tại nơi làm việc hoặc không sử dụng các biện pháp cải thiện môi trường lao động sau khi đã có kết quả đo kiểm… Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ làm công tác an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp dệt may hầu hết là kiêm nhiệm, không phải là chuyên ngành kỹ thuật nên dẫn đến tình trạng một số vi phạm trong công tác an toàn tại hiện trường sản xuất như vi phạm an toàn điện, vi phạm an toàn thiết bị nâng, thiết bị áp lực…

Việc người sử dụng lao động

Chưa quan tâm, thiếu giải pháp, người lao động thiếu kiến thức, hiểu biết về an toàn, vệ sinh lao động dẫn đến việc không lường trước được các mối nguy hại tiềm ẩn như tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, ô nhiễm môi trường… có thể xảy ra bất cứ lúc nào mà hậu quả là rất lớn, gây thiệt hại không chỉ về con người, kinh tế mà còn vi phạm pháp luật…

Người lao động

Ngành Dệt may còn hạn chế về nhận thức các quy định của pháp luật an toàn, vệ sinh lao động. Họ không biết hoặc không nắm được đầy đủ các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động nên không thể đề xuất, kiến nghị với người sử dụng lao động để đảm bảo doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định của pháp luật, hoặc người lao động biết các quy định của pháp luật nhưng đồng ý thoả thuận với người sử dụng lao động không thực hiện để được làm việc tại doanh nghiệp. Đặc biệt đối với các công nhân may, do trình độ văn hóa còn thấp nên phần lớn công nhân không biết được những quyền lợi mà pháp luật lao động quy định. Một số người lao động không sử dụng phương tiện bảo hộ đã được cung cấp vì họ cho rằng chúng gây vướng víu trong các thao tác hoặc gây nóng bức, khó chịu…

Hỗ Trợ: utnguyen@gmail.com

III. BIỆN PHÁP CẢI THIỆN ĐIỂU KIỆN

LÀM VIỆC TRONG NGÀNH MAY MẶC1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước 1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước

Thứ nhất, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động để doanh nghiệp và người lao động nắm được và thực hiện.

Thứ hai, tăng cường công tác thanh tra, xử lý nghiêm các hành vi cố tình vi phạm của doanh nghiệp nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người sử dụng lao động và bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Thứ ba, ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn thi hành Luật An toàn, vệ sinh lao động đảm bảo đầy đủ và phù hợp với thực tế.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ TÁC HẠI NGHỀ NGHIỆP, BỆNH NGHỀ NGHIỆP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP MAY MẶC CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY, BIỆN PHÁP CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP (Trang 28 - 29)