Đối với các doanh nghiệp may mặc Việt Nam

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ TÁC HẠI NGHỀ NGHIỆP, BỆNH NGHỀ NGHIỆP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP MAY MẶC CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY, BIỆN PHÁP CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP (Trang 29 - 33)

Thứ nhất, tăng cường nhận thức của doanh nghiệp dệt may về CSR (trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp). Để thực hiện tốt, trước hết các doanh nghiệp cần có nhận thức sâu sắc về vấn đề này, làm sao để việc thực hiện CSR trở thành động cơ bên trong của các doanh nghiệp, được xem là hành vi đạo đức và được điều khiển bằng động cơ đạo đức từ những người đứng đầu doanh nghiệp.

Thứ hai, các giải pháp về sản xuất sạch hơn gồm: Tránh các rò rỉ, rơi vãi trong quá trình vận chuyển và sản xuất, hay còn gọi là kiểm soát nội vi; Ðảm bảo các điều kiện sản xuất tối ưu từ quan điểm chất lượng sản phẩm, sản lượng, tiêu thụ tài nguyên và lượng chất thải tạo ra; Tránh sử dụng các nguyên vật liệu độc hại bằng cách dùng các nguyên liệu thay thế khác; Cải tiến thiết bị để cải thiện quá trình sản xuất; Lắp đặt thiết bị sản xuất có hiệu quả, và thiết kế lại sản phẩm để có thể giảm thiểu lượng tài nguyên tiêu thụ.

Thứ ba, chú trọng tới vai trò và quyền lợi của người lao động: Để làm được điều này, các công ty cần có chế độ lương bổng, phúc lợi thỏa đáng, đáp ứng nhu cầu của cuộc sống và tạo động lực để người lao động hứng thú với công việc; Xây dựng môi trường làm việc an toàn, vệ sinh; Giờ làm việc và nghỉ ngơi đảm bảo đúng quy định; Đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế đầy đủ. Khi người lao động được đáp ứng về thu nhập, môi trường làm việc thì họ sẽ cống hiến hết mình cho doanh nghiệp.

Hỗ Trợ: utnguyen@gmail.com

Thứ tư, bảo đảm an toàn lao động cho người lao động: Doanh nghiệp dệt may cần trang bị và yêu cầu sử dụng đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động cho 100% lao động dệt may như: mũ, khẩu trang, bịt nút tai...; Tổ chức khám sức khỏe định kỳ, có chế độ bồi dưỡng cho người lao động làm việc tại các vị trí nguy hiểm, độc hại, trang bị tủ đồ, tủ thuốc tại các khu vực sản xuất…; Tổ chức định kỳ các lớp tập huấn về phòng cháy, chữa cháy, an toàn vệ sinh lao động cho người lao động.

Thứ năm, tăng cường đối thoại xã hội và nâng cao chất lượng đối thoại xã hội đối với người lao động. Các doanh nghiệp dệt may cần: Xây dựng và thực hiện đối thoại xã hội xuất phát từ ý chí, mong muốn thực sự của lãnh đạo doanh nghiệp; Đối thoại xã hội phải được đưa vào tầm nhìn dài hạn, có các kế hoạch và con người thực hiện và vận hành cụ thể, thậm chí với chi phí cụ thể; doanh nghiệp cần hiện thực hóa các thỏa ước, tránh tình trạng chậm về tiến độ và thiếu về số lượng cũng như chất lượng các thỏa ước đã nêu.

Thứ sáu, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người lao động thực hiện tốt các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, chấp hành nghiêm chỉnh các quy chuẩn, tiêu chuẩn, các biện pháp làm việc an toàn và phát hiện, xử lý kịp thời những hiện tượng thiếu an toàn vệ sinh trong sản xuất. Tăng cường công tác tự kiểm tra đánh giá tại cơ sở nhằm phát hiện kịp thời và chấn chỉnh những sai phạm trong an toàn, vệ sinh lao động.

Thứ bảy, định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết công tác an toàn, vệ sinh lao động hàng quý, hàng năm với các nội dung: Phân tích các kết quả, các thiếu sót, tồn tại và các bài học kinh nghiệm; Tổ chức khen thưởng đối với các đơn vị và cá nhân làm tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động, phát động phong trào thi đua đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động.

Hỗ Trợ: utnguyen@gmail.com

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế ngày càng phát triển và hiện đại như hiện nay, việc hội nhập kinh tế đã thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Từ đó, dẫn đến việc số lượng công nhân ngày càng nhiều và thời gian làm việc của người lao động

Hỗ Trợ: utnguyen@gmail.com

cũng gia tăng theo. Vấn đề tai nạn lao động lại một lần nữa trở thành tiêu điểm của xã hội và mối lo của rất nhiều người lao động cũng như doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc nâng cao nhận thức về ý nghĩa an toàn lao động và các biện pháp bảo hộ trong công ty, xưởng sản xuất là rất đáng quan tâm. An toàn lao động đóng một vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng không những đối với người lao động, doanh nghiệp nói riêng mà còn ảnh hưởng đến yếu tố kinh tế và xã hội.

Nói tóm lại, chúng ta cần tăng cường tham gia, phối hợp với người sử dụng lao động hoặc đơn vị sử dụng lao động để triển khai tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về an toàn vệ sinh lao động, thực hiện và đảm bảo tốt công tác an toàn vệ sinh lao động để có một môi trường làm việc, điều kiện làm việc tốt nhất cho người lao động an tâm khi làm việc, góp phần nâng cao nâng suất, hiệu quả trong lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Những tài liệu thống kê và phân tích được trình bày trong bài nghiên cứu trên đã cho ta thấy rõ những ảnh hưởng cũng như tầm quan trọng của công tác an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp từ đó có những bài học đưa ra những biện pháp khắc phục và cải thiện một cách rõ ràng và cụ thể. Với kiến thức còn hạn hẹp, bài nghiên cứu có thể còn nhiều thiếu sót, nhóm chúng em mong nhận những sự góp ý, đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn. Xin chân thành cảm ơn!

Hỗ Trợ: utnguyen@gmail.com

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bài giảng An toàn và vệ sinh lao động ( Trường Đại học Thương Mại )

2. (http://www.tapchicongthuong.vn/bai-viet/cong-tac-an-toan-ve-sinh-lao-dong-

doi-voi-cac-doanh-nghiep-det-may-48228.htm)

3. (https://123docz.net//document/3590482-mot-so-yeu-to-nguy-co-va-tac-hai-

nghe-nghiep-o-cong-nhan-nganh-may-cong-nghiep-tai-mot-so-tinh-phia- nam.htm)

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ TÁC HẠI NGHỀ NGHIỆP, BỆNH NGHỀ NGHIỆP TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP MAY MẶC CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY, BIỆN PHÁP CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP (Trang 29 - 33)