Quá trình phát triển thông tin vệ tin hở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế máy thu thông tin vệ tinh băng tầng c (Trang 56 - 60)

L ỜI CẢM ƠN

2.2. Quá trình phát triển thông tin vệ tin hở Việt Nam

2.2.1. Vệ tinh Vinasat-1:

Là vệ tinh viễn thông địa tĩnhđầu tiên của Việt Nam được phóng vào vũ

trụ lúc 22 giờ 16 phút ngày 18 tháng 4 năm 2008 (giờ UTC). Dự án vệ tinh Vinasat-1 đã khởi động từ năm 1998 với tổng mức đầu tư là khoảng hơn 300

triệu USD. Việt Nam đã tiến hành đàm phán với 27 quốc gia và vùng lãnh thổ

đểcó được vịtrí 132 độĐông trên quỹđạo địa tĩnh như hiện nay. Các tham số kỹ thuật chính :

Cao 4 mét, trọng lượng khô khoảng hơn 2,7 tấn.

Dung lượng 20 bộphát đáp (8 bộ băng C, 12 bộbăng Ku).

Vị trí quỹđạo: quĩ đạo địa tĩnh 132°E (cách trái đất 35768Km)

Tuổi thọ theo thiết kế: tối thiểu 15 năm và có thể kéo dài thêm một vài năm tùy

thuộc vào mức độ tiêu hao nhiên liệu.

Độổn định vị trí kinh độ và vĩ độ: +/-0,05 độ Băng tần C mở rộng (C-Extended)

Đường lên (Uplink):

Tần số phát Tx: 6.425-6.725 GHz Phân cực: Vertical, Horizontal

Đường xuống (Downlink):

Tần số thu Rx: 3.400-3.700 GHz Phân cực: Horizontal, Vertical

Mật độdung lượng bão hòa (SFD): -85 dBW/m2

Vùng phủ sóng bao gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia và một phần Mianma.

Băng tần Ku

Số bộphát đáp: 12 bộ (36 MHz/bộ)

Đường lên (Uplink):

Tần số phát Tx: 13.750-14.500 MHz

Phân cực: Vertical

Đường xuống (Downlink):

Tần số thu Rx: 10.950-11.700 MHz

Phân cực: Horizontal

Mật độdung lượng bão hòa (SFD): -90 dBW/m2

Vùng phủ sóng bao gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan và một

phần Mianma.

Các bộphát đáp đang sử dụng:

VTC: 2 bộ + 2 bộ(có băng thông hẹp)

VSTV: 5 bộ ( trong đó có 1 bộ dành cho phát HD)

HTVC: 2 bộ( trong đó có 1 bộ có băng thông hẹp)

Thailand: 1 bộ

2.2.2. Vệ tinh Vinasat-2 :

VINASAT-2 là vệ tinh viễn thông địa tĩnh của Việt Nam do nhà thầu Lockheed Martin - đối tác cung cấp VINASAT-1, sản xuất trên nền tảng khung A2100.

Vệ tinh VINASAT-2 được phóng vào lúc từ 5 giờ 13 phút (giờ Hà Nội)

ngày 16 tháng 5 năm 2012 tại bãi phóng Kourou ở Guyana bằng tên lửa Ariane5 ECA.

Thông số cơ bản của Vinasat-1 Nền tảng khung: A2100

Tuổi thọ vệtinh: 15 năm

Vị trí quỹđạo: 131,8°E

Vùng phủsóng cơ bản bao gồm: Việt Nam, khu vực Đông Nam Á, một số

quốc gia lân cận.

Vệ tinh nằm trên quỹ đạo địa tĩnhở 131,8 độ Đông, với thời gian hoạt

động 15 năm, có trọng lượng xấp xỉ 3 tấn,cách 0,2 độ so với VINASAT-1.

Băng tần hoạt động: Ku

Số bộ phát đáp: 30 (36 MHz/bộ) gồm 24 bộ khai thác thương mại và 6 bộ

dự phòng.

Khả năng truyền dẫn: tương đương 13.000 kênh thoại/Internet/truyền số

liệu hoặc khoảng 150 kênh truyền hình.

Bên cạnh 02 vệ tinh trên, hiện nay nước ta còn sở hữu một số vệ tinh khác:

Vệ tinh VNREDSat-1, vệ tinh quan sát trái đất đầu tiên của Việt Nam do Quỹ dành cho các Nước Mới nổi tài trợ, đã được phóng lên quỹ đạo thành công thứ 3 ngày 7 tháng 5 năm 2013 bằng tên lửa Vega, tên lửa đẩy mới của Arianespace, từ trung tâm vũ trụ Kourou. Vệ tinh đã hoạt động sau một vài giờ được phóng lên.

Vệ tinh siêu nhỏ Pico được phóng thành công lên trạm vũ trụ ISS vào 2h48 sáng ngày 4/8 theo giờ Việt Nam từ bãi phóng Tanegashima, Nhật Bản. Vệ

tinh siêu nhỏ Pico Dragon do Trung tâm vệ tinh Quốc gia, trực thuộc Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam nghiên cứu và chế tạo. Đồng hành cùng Pico Dragon trong chuyến hành trình này là 3 vệ tinh siêu nhỏ do Mỹ chế tạo và 1 robot biết nói của Nhật Bản.

2.2.3. Tầm quan trọng của Vinasat 1 và Vinasat 2

Vinasat-1 phủ sóng toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, bên cạn đó Vinasat-1 còn phủsóng đến Nhật Bản,phía đông Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên, Ấn Độ, các

nước Đông Nam Á, Úc, biển Đông và một phần Myanma. Vinasat-1 là một vệ

tinh viễn thông địa tĩnh có thể cung cấp dịch vụ đường truyền vệ tinh để phát triển các dịch vụ ứng dụng như dịch vụ thoại, truyền hình, thông tin di động, truyền số liệu, Internet, các dịch vụđào tạo và y tế từ xa, truyền tin cho ngư dân

trên biển, dự báo thời tiết, đảm bảo an ninh quốc phòng... Đặc biệt cung cấp

đường truyền thông tin cho các trường hợp khẩn cấp như thiên tai, bão lụt,

đường truyền cho các vùng sâu, vùng xa, hải đảo mà các phương thức truyền dẫn truyền thống khác khó vươn tới được.

Ngoài ý nghĩa kinh tế, việc Việt nam sở hửu vệ tinh Vinasat-1, Vinasat 2 còn khẳng định chủ quyền của Việt Nam trong không gian vào nâng vị thế

của Việt Nam trên trường quốc tế. Nhờ đó, Việt Nam trở thành nước thứ 93 trên thế giới và nước thứ 6 trong khu vực Đông Nam Á có vệ tinh riêng bay vào quỹ đạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế máy thu thông tin vệ tinh băng tầng c (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)