CHƯƠNG 4 TRIỂN KHAI-KIỂM THỬ VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU NĂNG
4.2. Kiểm thử hệ thống và đánh giá hiệu năng
4.2.3. Đánh giá hiệu năng
Đánh giá hiệu năng là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng với ứng dụng điện toán đám mây. Khi hệ thống cần phải tăng hiệu năng để đáp ứng cho lượng truy cập, yêu cầu lớn hơn. việc tăng số lượng các thể hiện(instances) đồng nghĩa với việc mỗi instance sẽ chỉ phải chịu một lượng tải nhỏ hơn và hệ thống sẽ đáp ứng nhanh hơn.
Để đánh giá khả năng co giãn của hệ thống quản lý nguồn lực, tôi sử dựng công cụ Spotlight và AzureWatch thực hiện đánh giá với các ca thử nghiệm tăng dần t 2 instances, 4 instances đến 8 instances và cố định số lượng truy cập hệ thống (thực hiện 60 truy vấn/giây trong vòng một phút). Công cụ này cho phép test theo nhiều chiều khác nhau như : Trạng thái CPU, bộ nhớ và tốc độ nạp chương trình.
Hình số 4.17 : Thực hiện đánh giá hiệu năng với 4 thể hiện
Hình số 4.18 : Thực hiện đánh giá hiệu năng với 8 thể hiện.
Kết quả thực nghiệm cho thấy khi số lượng các Instance tăng nên thì thời gian xử lý sẽ giảm đia đáng kể. Với trường hợp 2 Instance thời gian đáp ứng là 13.483 phần trăm giây, với 4 Instances thời gian giảm 10.729, với 8 Instances thời gian giảm 6.00.
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Việc triển khai ứng dụng trên điện toán đám mây là một xu hướng tất yếu. Nó tiết kiệm cho doanh nghiệp khoản đầu tư ban đầu tương đối lớn về cơ sở hạ tầng. Với tính năng co giãn về kính cỡ và tính chi phí theo thực dùng, doanh nghiệp không phải lo lắng về việc lãng phí tài nguyên khi có sự biến động về nhân sự.
Ngoài ra doanh nghiệp cũng giảm tải mức tiêu thụ năng lượng do không cần phải đầu tư nhiều về hệ thống máy chủ. Yếu tố này nếu xét theo phương diện toàn cầu, điện toán đám mây chính là cuộc cách mạng xanh đối với doanh nghiệp.
Trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ, học viên nghiên cứu điện toán đám mây theo hướng nhìn của ngành phát triển phần mềm do vậy còn rất nhiều các hướng nhìn khác học viên không có điều kiện để thực hiện nghiên cứu.
Trong lĩnh vực điện toán đám mây, việc tối ưu sự kết hợp giữa cơ sở hạ tầng phần cứng có sự gắn kết với hệ thống phần mềm máy chủ ảo hóa là vấn đề thực sự khó. Học viên cho rằng ở Việt nam để xây dựng được hệ thống đám mây, cần phải cần có những chuyên gia giỏi về các lĩnh vực như hạ tầng thông tin và hệ phân tán.
Khi nghiên cứu về đám mây Azure, học viên đối mặt với một số thách thức đó là Microsoft Window Azure không hỗ trợ cho người dùng ở Việt Nam, do vậy mất một khoảng thời gian khá dài để học viên có thể thuê bao được Azure để thử nghiệm.
Hiện nay, điện toán đám mây ở Việt Nam bắt đầu có những tín hiệu khả quan khi khi FPT - nhà công nghệ hàng đầu của Việt Nam đã kh ng định vị thế tiên phong của mình trong công nghệ bằng lễ ký kết với Microsoft châu Á-Trend Micro để hợp tác phát triển "đám mây" ở châu Á, do vậy trong khoảng thời gian không xa chắc chắn Microsoft Windows Azure sẽ được cung cấp tại thị trường Việt nam. Điều đó giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thêm điều kiện sáng tạo và phát huy tài năng của mình trong một sân chơi về công nghệ mới.
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể áp dụng cho các dự án về phát triển phần mềm dựa trên nền tảng Windows Azure, tuy nhiên một số các chuyên đề, học viên mới chỉ đề cập ở mức độ giới thiệu vì do phạm vị luận văn không cho phép đi chuyên sâu được.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện, học viên được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy hướng dẫn PGS-TS Nguyễn Văn Vỵ và các thầy, cô trong khoa Công nghệ Thông tin - Đại học Công nghệ Hà nội. Học viên xin chân thành cám ơn các thầy các cô, đặc biệt là thầy PGS-TS Nguyễn Văn Vỵ và xin kính chúc các thầy cô luôn luôn mạnh khỏe và hạnh phúc !
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Anh
[1] Announcing the Advanced Encryption Standard (AES)
[2] CFengine (2009) http://www.cfengine.org/
[3] Buco MJ et al (2004, Jan) Utility computing SLA management based upon
business objectives. IBM Syst J 43(1):159–178
[4] David Chappel (2009), Introducing Windows Azure
[5] David S Linthcum , Praise for Cloud Computing and SOA Convergence in
Your Enterprise
[6] David Chappel (2009), Introducing Windows Azure
[7] David S Linthcum , Praise for Cloud Computing and SOA Convergence in
Your Enterprise
[8] Dominic Betts, Scott Densmore, Ryan Dunn, Masashi Narumoto, Eugenio Pace , Moving Application to Cloud on the Microsoft Windows Azure
[9] GoGrid’s prepaid cloud hosting plans (2009).
[10]http://www.gogrid.com/pricing/plans.php
[11] Henry Li (2009), Introduction to Windows Azure
[12] Hongwei Li, Yuanshun Dai , Bo Yang , Identity-Based Cryptography for
Cloud Security
[13]http://www.microsoft.com/windowsazure/Whitepapers/introducingwindo
wsazureplatform/
[14] http://msdn.microsoft.com/en-us/library/ee922714.aspx [15] http://msdn.microsoft.com/en-us/library/dd179346.aspx
[16] Liang Yan, Chunming Rong, and Gansen Zhao , Strengthen Cloud
Computing Security with Federal Identity Management Using Hierarchical Identity-Based Cryptography
[17] Nick Antonopoulos (2010), Computer Communications and Networks
[18] P. Angin, B. Bhargava, R. Ranchal, N. Singh, L. Ben Othmane, L. Lilien,
and M. Linderman, “A User-Centric Approach for Privacy and Identity
Management in Cloud Computing,” Proc. 29th IEEE Intl. Symp. on Reliable Distributed Systems (SRDS), New Delhi , India, Nov. 2010.
[19] OASIS (Organization for the Advancement of Structured Information Standards) (2009)http://www.oasis-open.org/
[20] Ristenpart T et al (2009) Hey, you, get off of my cloud: exploring information leakage in third-party compute clouds. Proceeding of ACM conference on computer and communications security
[21] Robert Elsenpeter Ph.D, Velte Toby J. Velte(2010) Cloud Computing: A
Practical Approach
[22] Robin Bloor, Marcia Kaufman, and Dr. Fern Halper (2010), Cloud
Computing for dummies Judith Hurwitz [23] rPath (2009) http://www.rpath.com
[24] Sheehan M (2009) Message from GoGrid founders regarding denial
of service attack. Retrieved from, GoGrid Official Blog,
[25] Tejaswi Redkar (2009), Windows Azure Platform
[26]http://blog.gogrid.com/
PHỤ LỤC